Thời đại Công Nghệ, áp Dụng 4.0 Trong Sản Xuất Là điều Tất Yếu

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 khởi đầu kỷ nguyên cơ khí hoá với sự ra đời của động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng thứ 2 có đặc trưng là các dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 ứng dụng công nghệ tự động và công nghệ thông tin vào sản xuất. Và Cuộc cách mạng thứ 4 này hứa hẹn sẽ đem đến khả năng tích hợp toàn bộ những công nghệ mới nhất như A.I. (trí tuệ nhân tạo), big data (dữ liệu lớn), và Internet of Things (internet vạn vật). Dưới đây là 5 xu hướng công nghệ được áp dụng nhiều nhất trong hoạt động sản xuất và hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong tương lai sắp tới.

1. Công nghệ sản xuất 360°

Công nghệ sản xuất 360° sẽ giúp các nhà máy có thể kiểm định và giám sát những tình huống trong mô hình thực tế ảo. Việc mô phỏng các quá trình này sẽ giúp tiết kiệm thời gian đồng thời có thể kiểm soát được những rủi ro trong quá trình sản xuất cũng như quy trình sẽ được diễn ra đúng kế hoạch.

Ví dụ: dùng để mô phỏng quá trình thiết kế và kiểm tra dây chuyền lắp ráp trước khi sản xuất sản phẩm ngoài đời thực. Tại công ty Flex, họ đang sử dụng các giải pháp công nghệ để hỗ trợ từ xa, cho phép mọi người ở các vị trí khác nhau trên thế giới kết nối với nhau và cùng giải quyết các vấn đề rắc rối. Điều này cho phép một kỹ sư ở Trung Quốc tham khảo ý kiến ​​của một kỹ sư ở Hoa Kỳ về vấn đề kỹ thuật và nhận được phản hồi nhanh chóng, trực quan thông qua kính thực tế ảo AR (Augmented Reality), giúp đẩy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề và giảm đáng kể chi phí đi lại.

2. Công nghệ in 3D

Theo tạp chí Forbes, hàng ngàn ngành công nghiệp, từ xe hơi và không gian vũ trụ đến công nghiệp da giầy và nữ trang, đã ứng dụng công nghệ 3D để tạo ra các sản phẩm. Nghiên cứu chuyên sâu hàng năm Wohlers Report đã ước tính, in 3D sẽ phát triển thành ngành công nghiệp trị giá 5,2 tỷ USD vào năm 2020, tăng từ mức 1,3 tỷ USD vào năm 2010.

Công nghệ in 3D sẽ giúp bạn tăng khả năng nâng cấp thiết kế cho sản phẩm của mình. Ví dụ thông thường thiết kế của bạn cần 6 miếng ghép, thì công nghệ in 3D có thể thực hiện chỉ trong một lần mà không cần thêm các quy trình như hàn hoặc đinh vít.

Hơn nữa, thông thường, ngành công nghiệp xây dựng thải ra rất nhiều khí carbon, nhưng với công nghệ in 3D, sẽ không có khí thải, bên cạnh đó còn tái chế được những vật liệu phế thải. So với vật liệu xây dựng truyền thống như bê tông và sắt thép, vật liệu mới này nhẹ và bền hơn, các ngôi nhà in 3D vừa có hiệu quả về kinh tế, vừa thân thiện với môi trường. Theo WinSun, công nghệ 3D giúp tiết kiệm từ 30% đến 60% các chất thải xây dựng, có thể làm giảm thời gian sản xuất khoảng 50% đến 70%, và tiết kiệm chi phí lao động từ 50% đến 80%. Công nghệ này cũng giúp các công nhân ít phải tiếp xúc với chất độc hại, sạch sẽ hơn và ít tiếng ồn hơn.

Xem thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất không thể bỏ qua

3. Tự động hóa

Tự động hóa hay chính là sản xuất trên các hệ thống tự động chính là một xu thế khá quan trọng của các ngành công nghiệp. Trong những nghiên cứu gần đây cho thấy có đến khoảng 50% quy trình của công ty Flex đã hoàn toàn tự động hóa. Sự chuyển biến này sẽ mang đến cho các doanh nghiệp nhiều thuận lợi hơn. Các sản phẩm được sản xuất theo mô hình tự động hóa sẽ có mức độ chính xác cao hơn và đặc biệt là năng suất sẽ cao hơn đồng thời sẽ thay con người làm những việc ở những môi trường không có tính an toàn cao. Thế hệ robot mới ngày càng dễ dàng sử dụng hơn trong việc tự động hóa, với các tính năng như nhận dạng giọng nói và hình ảnh để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp của con người. Một lợi thế khác nữa của robot là chúng sẽ làm chính xác những gì bạn yêu cầu - không thừa không thiếu.

4. Xây dựng các nhà máy thông minh

Mô hình nhà máy thông minh là tương lai của ngành sản xuất trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và Việt Nam chắc chắn sẽ không thể đứng ngoài cuộc chơi đó.

Bên cạnh robot và công nghệ thực tế ảo, các nhà máy cũng đang thúc đẩy cải tiến sử dụng điện toán đám mây và cảm biến thông minh. Bộ cảm biến thông minh có thể thực hiện các công việc như chuyển đổi dữ liệu thành các đơn vị đo khác nhau, kết nối với các máy móc khác, thống kê lưu trữ, phản hồi và tự động ngắt các thiết bị nếu xảy ra vấn đề để đảm bảo an toàn.

Internet of Things (IoT) cho phép ta thu được thông tin chính xác vào đúng thời điểm để đưa ra các quyết định đúng đắn. Tất cả các dữ liệu này cũng như phản hồi của khách hàng sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động nghiên cứu và phát triển, giúp đem lại nhiều trải nghiệm người dùng, thúc đẩy đổi mới.

Xem thêm: Internet vạn vật (IoT) đang thay đổi ngành sản xuất như thế nào?

5. Sự lên ngôi của robot

Xây dựng một khu vực sản xuất với các robot, công nghệ thực tế ảo và thực hiện phân tích dữ liệu bằng các thiết bị thông minh, vậy khi đó con người sẽ làm gì? Hay nói cách khác, trong thời đại công nghiệp 4.0, lực lượng lao động sẽ như thế nào?

Hiện nay, có không ít các nhà máy sản xuất được xây dựng và hoạt động bằng những con robot, các công nghệ thực tế ảo và các thiết bị thông minh ra đời ngày càng nhiều. Chính vì thế, trong thời đại công nghiệp 4.0, robot chính là vũ khí giúp con người có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo hơn, đồng thời còn mở ra những tiềm năng phát triển mới cho các doanh nghiệp.

Giống như sự chuyển đổi từ công việc nông trại sang công việc của nhà máy vào đầu thế kỷ 20, hầu hết mọi ngành sẽ cần những hình thức lao động mới. Và đây chính là lúc mà thế giới cần một nguồn nhân lực có thể xây dựng phần cứng, phần mềm; những người có thể thiết kế tự động hóa và chế tạo robot; cũng như những người có thể thích nghi và quản lý các thiết bị đó.

Nguồn: Internet

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY

Từ khóa » Công Gnheej Sản Xuất