Thời điểm Chịu Rủi Ro Trong Hợp đồng Mua Bán Tài Sản?
1.Căn cứ pháp lý
Rủi ro xảy ra đối với tài sản là những sự kiện khách quan tác động vào tài sản khiến cho tài sản bị mất mát, hư hỏng. Trong hợp đồng mua bán tài sản, tài sản được chuyển giao từ bên bán sang bên mua, việc xác định thời điểm xảy ra rủi ro đối với tài sản trong quá trình này là cơ sở để xác định trách nhiệm của các bên. Điều 441 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời điểm chịu rủi ro như sau:
“Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro 1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
2.Nội dung
Rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản phải là những sự kiện mang tính khách quan, tức không có sự can thiệp, tác động từ hành vi của con người. Nếu rủi ro xảy ra do sự tác động của một trong các bên trong hợp đồng thì đó được xem là hành vi vi phạm hợp đồng. Chính vì thế, khi tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán bị hư hỏng, mất mát, chỉ được xác định là rủi ro khi không có sự tác động chủ quan của con người. Thời điểm chịu rủi ro là thời điểm xác định trách nhiệm chịu rủi ro về tài sản thuộc về bên bán hoặc bên mua. Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy trách nhiệm chịu rủi ro giữa bên bán và bên mua được xác định như sau: -Một là, đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Đối với tài sản không cần đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm để phân định trách nhiệm giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở thời điểm giao nhận tài sản. Cụ thể: bên bán sẽ chịu rủi ro về tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua; còn bên mua thì chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản. -Hai là, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Pháp luật quy định về một số tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như nhà, đất, xe oto, xe máy, tàu bay, tàu biển,..Khi chuyển giao tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải chuyển giao cả quyền sở hữu đối với tài sản đó, tức bên mua phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật. Vì vậy, việc phân định trách nhiệm chịu rủi ro giữa bên mua và bên bán không dựa vào thời điểm giao nhận tài sản, mà dựa trên thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký sở hữu tài sản. Cụ thể, bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, còn bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký. Thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán có mối quan hệ chặt chẽ với thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên bán sang bên mua. Điều 161 BLDS năm 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản như sau: “Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản”. Như vậy, có thể thấy thời điểm chịu rủi ro chính là thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. Điều này là hoàn toàn phù hợp, bởi theo nguyên tắc chung chủ sở hữu phải chịu rủi ro đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Do đó, dù là tài sản phải đăng ký hay không đăng ký thì thời điểm mà bên mua phải chịu rủi ro về tài sản được tính kể từ thời điểm họ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản. Về cơ bản, thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản phải đăng ký hoặc không phải đăng ký được xác lập theo quy định trên. Tuy nhiên, hợp đồng được xây dựng dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện thỏa thuận, chính vì vậy, nếu các bên có thỏa thuận khác về thời điểm chịu rủi ro thì vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Bên canh đó, hợp đồng mua bán tài sản có đối tượng rất rộng và phong phú, có nhiều đối tượng được điều chỉnh bằng luật chuyên ngành khác nhau, vì vậy, nếu luật chuyên ngành có quy định về thời hạn chịu rủi ro thì phải tuân theo quy định của luật chuyên ngành. Việc phân định trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các bên khi tài sản bị mất mát, hư hỏng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Chịu Rủi Ro Về Tài Sản
-
Rủi Ro Về Tài Sản Là Gì? Ai Phải Chịu Rủi Ro đối Với Tài Sản?
-
RỦI RO VỀ TÀI SẢN DO BÊN NÀO GÁNH CHỊU - Luật Huy Thành
-
Thời điểm Chuyển Rủi Ro đối Với Tài Sản Trong Giao Dịch Dân Sự ?
-
Những điểm Lưu ý Về Chủ Thể Chịu Rủi Ro đối Với Tài Sản Theo Quy định
-
Thời điểm Chịu Rủi Ro Trong Hợp đồng Mua Bán Tài Sản
-
Chịu Rủi Ro Về Tài Sản Trong Quan Hệ Dân Sự được Quy định Ra Sao?
-
Chuyển Rủi Ro Trong Hợp đồng Mua Bán Hàng Hóa - Tư Vấn LAWKEY
-
Tài Sản Bảo đảm Nhưng Chưa Chắc đã Là “đảm Bảo” - Agribank
-
Thời điểm Chịu Rủi Ro Trong Hợp đồng Mua Bán - Luật Học .Vn
-
Thời điểm Chuyển Giao Rủi Ro Khi Mua Bán Tài Sản | Công Ty Luật Uy Tín
-
Hợp đồng Mua Bán Hàng Hoá Không Có Thoả Thuận Về Thời điểm ...
-
Thời điểm Chịu Rủi Ro Trong Hợp đồng Mua Bán Xe Máy?
-
Thời điểm Chuyển Rủi Ro Trong Việc Thực Hiện Hơp đồng Mua Bán ...
-
Pháp Luật Về Hợp đồng Mua Bán Tài Sản