Thời điểm Lý Tưởng để Mổ Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh - Hello Bacsi

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp can thiệp khi bệnh tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người bnh, chẳng hạn như làm xuất hiện những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như sự t tin của nam giới.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Để hiểu về giãn tĩnh mạch thừng tinh, trước hết chúng ta cần biết về giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng và mở rộng, thường xảy ra ở chân và bàn chân. Các tĩnh mạch nổi rõ, màu xanh hoặc tím đậm, xoắn lại, sần và phồng lên trên bề mặt da. Giãn tĩnh mạch có khả năng xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như chân, tay, thực quản, hậu môn.

Bạn có thể tham khảo thêm: Giãn tĩnh mạch thực quản là bệnh gì

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng giãn tĩnh mạch ở bìu, có khả năng xảy ra ở một hoặc cả hai bên bìu. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch thừng tinh hai bên hiếm khi xảy ra.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở bên trái, do cấu trúc giải phẫu của bìu trái và bìu phải có khác nhau đôi chút. Tĩnh mạch tinh trùng bên trái là một trong những tĩnh mạch dài nhất trong cơ thể người đàn ông. Cấu trúc giải phẫu và mạch máu xung quanh gây ra áp lực nhiều hơn trong tĩnh mạch bìu trái, khiến tĩnh mạch vùng này giãn nở hoặc mở rộng. Khi b bnh, các van trong đám rối tĩnh mạch không thể điều hướng máu lưu thông, khiến máu chảy ngược về tinh hoàn.

Triệu chứng và cấp độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trong hầu hết các trường hợp, người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng nào. Thậm chí, h còn không biết mình gặp phải vấn đề này. Triệu chứng (nếu có) thường sẽ biểu hiện trong thời tiết nóng, khi người bệnh gắng sức tập thể dục hoặc đứng/ngồi trong thời gian dài. Triệu chứng bao gồm:

  • Cơn đau âm ỉ ở tinh hoàn
  • Cảm giác nặng nề trong bìu
  • Tĩnh mạch giãn ở bìu có thể cảm nhận được
  • Khó chịu ở tinh hoàn
  • Bên bìu bị giãn tĩnh mạch có tinh hoàn nhỏ hơn

Các cấp độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Có nhiều hệ thống phân cấp độ giãn tĩnh mạch thừng tinh, đây là một trong s đó:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Hiện tượng giãn tĩnh mạch không phát hiện được khi quan sát hoặc thăm khám thông thường, nhưng có thể được nhận diện thông qua siêu âm (giãn tĩnh mạch thừng tinh cận lâm sàng)
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Tình trạng giãn tĩnh mạch đã có thể được nhận biết khi khám, lúc bệnh nhân thực hiện thao tác valsalva
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khám được ngay cả khi không thực hiện thao tác valsalva
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Giãn tĩnh mạch đã đến mức gây biến dạng bìu, và sự biến dạng này quan sát được. Bìu lúc này trông như một túi giun mềm.

Bác sĩ s dựa trên cấp độ bệnh để cân nhắc xem tình trạng bệnh nhân hiện ti có cần điều trị hay không, và nếu có thì nên lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp.

Biến chng ca giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trong đa số trường hợp, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh được cho là không gây rủi ro cho người bệnh. Nhiều trường hợp bị giãn tĩnh mạch thừng tinh còn không nhận thấy triệu chứng hay bất cứ vấn đề gì. Dù vậy, bệnh nhân không nên chủ quan vì giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng dẫn đến các biến chứng, bao gồm:

  • Tinh hoàn co rút

Do các tĩnh mạch ở bìu bị tổn thương nên ảnh hưởng ti lưu lượng máu cung cấp đến tinh hoàn. Tinh hoàn có khả năng bị teo nhỏ và trở nên mềm hơn.

  • Mất cân bằng nội tiết tố

Khi máu lưu thông kém ở vùng sinh dục, nồng độ hormone sẽ thay đổi. Nồng độ hormone luteinizing (LH) tăng cao hơn, còn nồng độ testosterone có thể ở mức bình thường hoặc thay đổi bất thường.

  • Suy giảm khả năng sinh sản: Vô sinh

Bất lực ở nam giới

Vô sinh là biến chứng nghiêm trọng nhất ca giãn tĩnh mch thng tinh.

Nhiều người gặp vấn đề với khả năng sinh sản, và chỉ khi đến bệnh viện mới phát hiện ra rằng mình bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Khi các van trong tĩnh mạch yếu đi và không thể thực hiện tốt chức năng điều hướng, điều lượng máu lưu thông ở bìu thì nhiệt lượng ở máu làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn. Sự tăng nhiệt độ này ảnh hưởng đến việc sinh tinh, vì cơ thể chỉ sản sinh tinh trùng với chất lượng tốt nhất ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút.

Khi nào cần mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở 15% nam giới trưởng thành. Thường thì bệnh không gây khó chịu, thậm chí không có triệu chứng. Trong các trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên bnh nhân không cần phẫu thuật để tránh rủi ro, vì loại hình phẫu thuật nào cũng có những rủi ro nhất định.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xuất hiện bên bìu trái. Giãn tĩnh mạch thừng tinh xuất hiện bên bìu phải có khả năng là do khối u hay một dạng tăng trưởng nào đó. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch và loại bỏ khối u.

Người bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh muốn có con nhưng gặp khó khăn với việc thụ thai, người có kết quả phân tích tinh dịch bất thường cũng có thể tiến hành phẫu thuật. Dù chưa thu thập đủ bằng chứng xác thực nhưng đa số các nhà khoa học tin rằng, điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ giúp ích trong việc cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới.

Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Đối với một số bệnh nhân gặp tác dụng phụ của việc giảm sản xuất testosterone (tăng cân, giảm ham muốn tình dục), bên tinh hoàn bị ảnh hưởng bởi giãn tĩnh mạch thừng tinh có xu hướng bị teo nhỏ, phát triển chậm hơn bên còn lại thì tiến hành mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng là quyết định hợp lý.

Một số bệnh nhân có nguyện vọng mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh vì lý do thẩm mỹ, nhằm loại bỏ các tĩnh mạch bị giãn sưng phồng.

Phương pháp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh

Mục đích của phẫu thuật là để can thiệp xử lý các tĩnh mạch bị giãn mà vẫn bảo toàn ống dẫn tinh, hệ thống mạch máu ở cơ quan sinh dục, tránh gây ra những tổn hại không đáng có. Phẫu thuật được tiến hành sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Phẫu thuật nội soi thắt tĩnh mạch tinh trong
  • Thuyên tắc tĩnh mạch
  • Phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh sau phúc mạc
  • Phẫu thuật truyền thống qua đường bẹn hoặc bìu
  • Phẫu thuật vi phẫu đường bẹn

Trong số các phương pháp trên, vi phẫu thuật đường bẹn là phương pháp ít biến chứng nhất. Tuy nhiên, người thực hiện phẫu thuật phải có tay nghề tương đối cao, các trang thiết bị sử dụng trong quá trình mổ phải hiện đại.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Mổ Thừng Tinh