Thời điểm Nào Nhổ Răng Sữa Cho Bé Là Tốt Nhất - Nha Khoa Paris

Răng sữa là những răng mọc đầu tiên, hình thành trong giai đoạn phát triển của trẻ và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi lớn lên. Cũng vì điều này mà nhiều bậc phụ huynh cho rằng răng sữa không quan trọng và không quan tâm đến việc thay răng cho con. Việc nhổ răng sữa cho trẻ cần được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm.

Thay răng sữa là giai đoạn mà trẻ nào cũng phải trải qua. Răng sữa sẽ rụng lần lượt để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu nhổ răng sữa cho trẻ sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới răng vĩnh viễn. Nha khoa Paris sẽ hướng dẫn cách nhổ răng sữa cho trẻ em đúng cách và an toàn mà phụ huynh nên tham khảo.

  • 1. Nhổ răng sữa là gì?
  • 2. Vai trò của răng sữa
  • 3. Răng sữa mọc và rụng ở độ tuổi nào?
  • 4. Tại sao cần nhổ răng sữa?
  • 5. Dấu hiệu nhận biết cần nhổ răng sữa
    • 5.1. Răng sữa lung lay
    • 5.2. Mọc răng vĩnh viễn
    • 5.3. Răng sữa bị sâu, viêm tủy, mọc lệch
    • 5.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
  • 6. Các phương pháp nhổ răng sữa phổ biến
    • 6.1. Phương pháp nhổ răng an toàn và ít đau tại nhà
    • 6.2. Quy trình nhổ răng sữa cho trẻ em tại nha khoa
  • 7. Chi phí nhổ răng sữa cho trẻ tại Nha khoa Paris
  • 8. Chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi nhổ răng sữa
  • 9. Một số câu hỏi thường gặp về nhổ răng sữa
    • 9.1. Nhổ răng sữa có đau không?
    • 9.2. Nhổ răng sữa có cần thiết không?
    • 9.3. Nhổ răng sữa bao lâu thì lành?
    • 9.4. Nhổ răng sữa có thể gây biến chứng gì?
    • 9.5. Nên ăn gì và kiêng gì sau khi nhổ răng sữa?
    • 9.6. Những trường hợp nào không nên nhổ răng sữa?

1. Nhổ răng sữa là gì?

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, nhổ răng sữa là quá trình loại bỏ chiếc răng sữa ra khỏi khoang miệng của trẻ. Răng sữa thường bắt đầu mọc ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi và sẽ dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn khi trẻ lớn lên, thường từ 6 đến 12 tuổi.

Quá trình nhổ răng sữa thường đơn giản và ít gây đau đớn. Trẻ nhỏ có thể cảm thấy hơi khó chịu, nhưng sẽ hồi phục nhanh chóng. Sau khi nhổ răng, việc chăm sóc miệng đúng cách và giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp nướu nhanh chóng lành lại.

Nhổ răng sữa cho trẻ em

Nhổ răng sữa cho trẻ em

2. Vai trò của răng sữa

Răng sữa đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển sức khỏe răng miệng và cơ thể của trẻ nhỏ (1):

– Chức năng ăn nhai:

Răng sữa giúp trẻ ăn nhai thức ăn dễ dàng hơn, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng sẽ diễn ra tốt hơn.

– Kích thích xương hàm phát triển:

Khi dùng răng sữa để ăn nhai, cắn thức ăn sẽ tạo ra lực kích thích xương hàm phát triển ổn định.

– Phát âm chuẩn xác:

Bộ răng sữa giúp bé phát âm chuẩn và mau biết nói hơn. Trẻ nhỏ có hàm răng sữa khỏe mạnh sẽ ngăn ngừa được tình trạng nói ngọng, phát âm sai lệch.

– Giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí:

Răng sữa có vai trò giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí, giúp răng vĩnh viễn trở nên đều đẹp.

3. Răng sữa mọc và rụng ở độ tuổi nào?

Răng sữa của trẻ thường mọc từ 6 – 12 tháng tuổi và khi trẻ sẽ có 20 chiếc răng khi 3 – 4 tuổi. Quá trình thay răng sữa của bé sẽ diễn ra từ độ tuổi 6 – 12 (2).

Độ tuổi thay răng sữa sẽ được chia thành các giai đoạn như sau:

– Hai răng cửa giữa: từ 6 – 7 tuổi

– Hai răng cửa bên cạnh: từ 7 – 8 tuổi

– Hai răng nanh: từ 9 – 12 tuổi

– Hai răng hàm đầu tiên: từ 9 – 11 tuổi

– Hai răng hàm thứ 2: từ 10 – 12 tuổi

4. Tại sao cần nhổ răng sữa?

Nhổ răng sữa cho trẻ là giải pháp tối ưu giúp trẻ khắc phục nhanh chóng các khuyết điểm về răng mẻ, sâu, vỡ nặng và cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn.

Ngoài ra, phương pháp này cũng thường được chuyên gia đánh giá rất cao nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

– Nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm, đúng cách giúp định hướng phát triển về răng miệng cho trẻ toàn diện trong tương lai

– Cải thiện tốt khả năng ăn nhai hằng ngày của bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn

– Nhổ răng trẻ em còn bảo vệ sức khỏe răng hàm, ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang răng khác, hạn chế tối đa hôi miệng và các bệnh lý nha khoa khác

– Loại bỏ nhanh chiếc răng hư hỏng nhưng không rụng gây khó khăn khi ăn uống

– Hạn chế sâu răng đau nhức, gây khó chịu, thậm chí nóng sốt cho trẻ

Lợi ích khi nhổ răng sữa cho bé

Lợi ích khi nhổ răng sữa cho bé

5. Dấu hiệu nhận biết cần nhổ răng sữa

Răng sữa cần nhổ bỏ sớm khi có các dấu hiệu như: răng sữa lung lay; mọc răng vĩnh viễn; răng sữa bị sâu, viêm tủy, mọc lệch và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ (3).

5.1. Răng sữa lung lay

Khi răng sữa lung lay nhiều là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy răng sữa đã đến lúc rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Đây là thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa để tránh các vấn đề mọc răng sau này.

5.2. Mọc răng vĩnh viễn

Nếu răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc lên nhưng răng sữa vẫn chưa rụng sẽ cần nhổ răng sữa để tạo không gian cho răng vĩnh viễn phát triển đúng vị trí.

5.3. Răng sữa bị sâu, viêm tủy, mọc lệch

Răng sữa bị sâu, viêm tủy sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và sinh hoạt của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tủy có thể dẫn đến chết tủy, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Răng sữa mọc lệch ảnh hưởng đến việc mọc của răng vĩnh viễn, dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc, khấp khểnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.

Nhổ răng sữa mọc lệch giúp tạo điều kiện tốt hơn cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

5.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Răng sữa gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ, gây đau nhức, nhiễm trùng và cản trở sự phát triển của răng vĩnh viễn. Nhổ răng sữa kịp thời giúp đảm bảo răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và giảm thiểu vấn đề răng miệng sau này.

6. Các phương pháp nhổ răng sữa phổ biến

Có hai phương pháp nhổ răng sữa phổ biến là: nhổ răng sữa tại nhà và nhổ răng tại nha khoa.

6.1. Phương pháp nhổ răng an toàn và ít đau tại nhà

Khi bố mẹ muốn nhổ răng sữa cho bé tại nhà thì chỉ nên thực hiện cho những răng đã tiêu hết chân và dễ nhổ. Dưới đây là những cách nhổ răng sữa an toàn, phổ biến thường được áp dụng.

– Hướng dẫn trẻ dùng lưỡi để đẩy răng lung lay:

Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ dùng lưỡi để tác động lực đẩy vào răng cần nhổ, chuyển động qua lại đến khi răng chuyển sang trạng thái lung lay mạnh thì nhổ bỏ ra ngoài. Cần quan sát quá trình dùng lưỡi tác động của bé để chắc chắn rằng trẻ không có hành động bất thường như đẩy răng quá mạnh làm gãy chân răng và tổn thương lưỡi, nướu.

– Cho bé ăn thức ăn giòn:

Cho bé ăn các loại rau củ quả như cà rốt, táo, lê,… với độ giòn nhất định cũng là biện pháp nhổ răng sữa cho bé rất hiệu quả. Bởi khi trẻ cắn các thực phẩm trên, chiếc răng sữa đang lung lay sẽ di chuyển từng chút và rụng nhanh hơn.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý chỉ nên dùng các thực phẩm giòn, không nên bắt trẻ ăn thức ăn quá cứng làm tổn thương đến răng khác.

– Dùng bông gạc nhổ răng:

Trước tiên mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ, sau đó dùng chiếc bông gạc lớn và quấn quanh đầu ngón tay. Nhẹ nhàng dùng lực để lung lay chiếc răng cần nhổ cho đến ngày chỉ cần một lực nhẹ cũng làm răng rụng đi.

– Dùng chỉ để nhổ răng:

Khi thấy răng trẻ đã lung lay tới mức độ nhất định sau một khoảng thời gian dùng lưỡi và tay, bố mẹ có thể dùng chỉ nha khoa để nhổ răng nhanh hơn. Trước hết mẹ cần chuẩn bị sợi chỉ dài, sau đó quấn vào thân răng thật chặt rồi giật mạnh theo hướng ra phía ngoài.

Để quá trình nhổ răng sữa dễ dàng và thuận lợi, mẹ cần đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ, nên có sự dứt khoát khi thực hiện. Nếu cố thực hiện trong nhiều lần sẽ khiến trẻ đau đớn và gây nhiễm trùng răng và chảy máu kéo dài.

Sau khi nhổ răng, mẹ dùng nước muối ấm cho trẻ súc miệng, đặt bông gòn vào vị trí chân răng vừa nhổ và giữ chặt trong khoảng 10 – 15 phút.

Dùng chỉ để nhổ răng

Dùng chỉ để nhổ răng cho trẻ

6.2. Quy trình nhổ răng sữa cho trẻ em tại nha khoa

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, nên khi nhổ răng cần phải thận trọng và các thao tác đảm bảo an toàn để tránh tổn thương đến sức khỏe bé. Phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để được các bác sĩ trực tiếp điều trị.

Quy trình nhổ răng sữa trẻ em được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ khám tổng quát cho trẻ và thực hiện xét nghiệm cơ bản bằng mắt thường và thiết bị như máy chụp CT, chụp phim X quang cho hình ảnh rõ nét. Xác định tình trạng răng của bé chính xác và sau đó là tư vấn cho bố mẹ về tình trạng cũng như phương thức điều trị.

Bước 2: Gây tê

Để quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ cũng như không gây khó chịu cho bé, bác sĩ tiến hành gây tê. Đây là bước cần thiết vừa tránh cho trẻ có cảm giác đau đớn có thể ảnh hưởng đến tâm lý sau này, vừa giúp việc nhổ tiến hành nhanh chóng.

Bước 3: Nhổ răng

Nhổ răng sữa là thao tác khá đơn giản, nhanh chóng, chỉ mất vài phút. Răng cần nhổ sẽ được làm lung lay với cây nạy nha khoa, bác sĩ sẽ dùng kìm chuyên dụng để làm rời răng khỏi hàm.

Bước 4: Cầm máu

Cầm máu là khâu bắt buộc để giữ vùng thương tổn sau khi nhổ răng không chảy máu kéo dài. Bác sĩ sẽ cầm máu với kem co mạch. Sau đó hướng dẫn cách chăm sóc và vệ sinh hợp lý trong khoảng một tuần và hẹn lịch đưa trẻ tới tái khám.

Quy trình nhổ răng sữa cho trẻ em

Quy trình nhổ răng sữa cho trẻ em

7. Chi phí nhổ răng sữa cho trẻ tại Nha khoa Paris

Hiện tại, giá nhổ răng sữa cho trẻ tại nha khoa Paris là 100.000 VNĐ/răng. Giá đã bao gồm phí thăm khám, vệ sinh miệng và tái khám. Tuy nhiên nếu trẻ có bệnh lý về nha chu cần phải điều trị riêng thì bố mẹ cần chuẩn bị thêm tài chính.

Do đó, trong trường hợp trẻ mắc các bệnh lý về miệng, để biết chính xác chi phí dịch vụ bao nhiêu thì bố mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám và được tư vấn trực tiếp.

Nhổ răng sữa cho trẻ tại Nha khoa Paris

Nhổ răng sữa cho trẻ tại Nha khoa Paris

8. Chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi nhổ răng sữa

Sau khi nhổ răng sữa thì cần chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách để tránh tình trạng răng, lợi bị viêm nhiễm hoặc những biến chứng khác.

– Dặn trẻ không dùng được lưỡi hoặc tay chạm vào vị trí mới nhổ răng khiến nướu bị chảy máu và nhiễm trùng

– Cho trẻ ăn thực phẩm lỏng, mềm như súp, cháo,… và uống nhiều nước trong 3 – 4 ngày sau khi nhổ răng

– Tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng, dai, cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ

– Vệ sinh răng miệng cho bé bằng bàn chải có lông mềm, không chải lên vị trí răng vừa nhổ trong 24 giờ đầu

– Thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng

– Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng hồi phục của trẻ

Cho trẻ ăn thực phẩm lỏng, mềm sau nhổ răng

Cho trẻ ăn thực phẩm lỏng, mềm sau nhổ răng

9. Một số câu hỏi thường gặp về nhổ răng sữa

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về việc nhổ răng sữa cùng với những giải đáp chi tiết:

9.1. Nhổ răng sữa có đau không?

Nhổ răng sữa thường không gây đau đớn cho trẻ. Bởi răng sữa đã đến thời điểm rụng thì chân răng gần như tách ra toàn bộ, việc nhổ bỏ không gây ra cảm giác đau nhức. Còn với những răng sữa bị tổn thương cần nhổ thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để gây tê tại chỗ trước khi nhổ răng, giúp trẻ không cảm thấy đau đớn trong quá trình nhổ.

9.2. Nhổ răng sữa có cần thiết không?

Nhổ răng sữa rất cần thiết khi răng sữa lung lay nhiều, khi răng vĩnh viễn mọc mà răng sữa chưa rụng, hoặc khi răng sữa bị sâu, viêm tủy, hoặc mọc lệch. Việc nhổ bỏ giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng và sự phát triển đúng cách của răng vĩnh viễn (4).

9.3. Nhổ răng sữa bao lâu thì lành?

Thời gian lành sau khi nhổ răng sữa thường khoảng từ 2 – 3 ngày. Trong thời gian này, vết nhổ sẽ hình thành một cục máu đông và dần dần lành lại. Việc giữ vệ sinh răng miệng tốt và tuân theo hướng dẫn của nha sĩ sẽ giúp quá trình lành lặn nhanh chóng hơn.

9.4. Nhổ răng sữa có thể gây biến chứng gì?

Nhổ răng sữa có thể xảy ra một số vấn đề như nhiễm trùng, chảy máu, sưng tấy, hoặc đau kéo dài nếu thực hiện sai cách. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

9.5. Nên ăn gì và kiêng gì sau khi nhổ răng sữa?

Sau khi nhổ răng sữa, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai như cháo, súp, sữa chua, và nước ép trái cây. Tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng, nóng, hoặc quá lạnh để không làm tổn thương vùng nhổ răng. Đồng thời, cần tránh đồ uống có ga và thức ăn chứa nhiều đường để giảm nguy cơ nhiễm trùng và sâu răng.

9.6. Những trường hợp nào không nên nhổ răng sữa?

Không nên nhổ răng sữa nếu trẻ đang bị bệnh toàn thân, sốt, hoặc có các vấn đề về sức khỏe như rối loạn đông máu. Trước khi quyết định nhổ răng sữa, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng việc nhổ răng là an toàn và cần thiết cho trẻ.

Nhổ răng sữa cho trẻ em là việc làm cần thiết giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu bố mẹ không tự tin nhổ răng tại nhà thì có thể đưa trẻ tới phòng khám uy tín để xử lý. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Paris để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

Từ khóa » Nhổ Răng Hàm Dưới Vứt ở đầu