Thời điểm Tốt Nhất để Lau Dọn Ban Thờ, Tỉa Chân Hương?

Theo quan niệm dân gian, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguồn. Các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn bàn thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị đón năm mới đến.

23 tháng Chạp hàng năm vốn được dân gian lưu truyền là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo lên bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Vì vậy, đây cũng là dịp người dân tiến hành dọn dẹp ban thờ trong nhà để đón năm mới.

Không nên để bát hương quá đầy, từ năm này sang năm khác.
Không nên để bát hương quá đầy, từ năm này sang năm khác.

Nhiều người có quan niệm rằng phải chờ sau ngày 23 tháng Chạp, tức là khi ông Công ông Táo đã về chầu trời thì mới được dọn dẹp bàn thờ, nếu không sẽ gây kinh động đến thần linh. Theo các chuyên gia văn hóa thì hiện nay không có một tài liệu nào ghi chép về điều này. Trong năm, người dân có thể chọn một ngày lành bất kỳ để dọn dẹp bàn thờ. Thời gian được nhiều người chọn nhất là vào dịp cuối năm, kết hợp dọn ban thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo.

Tại sao phải tỉa chân hương?

Theo quan niệm Phật giáo và phong tục dân gian, bát hương là nơi để cắm hương thờ cúng Phật và các vị Thần linh, ông bà tổ tiên… Còn việc thắp hương về bản chất là để giao tiếp với thế giới tâm linh, Phật, Thần và linh hồn người đã mất.

Vì vậy, mỗi khi cầu xin điều gì hay tưởng nhớ người đã mất, người ta thắp hương để thỉnh Phật, Thần hay linh hồn người đã mất để chứng giám lòng thành và bày tỏ những điều cầu xin. Trong khi đó, ban thờ cần luôn phải gọn gàng, sạch sẽ để giữ sự thanh tịnh, chứng tỏ lòng thành kính. Vì vậy, việc dọn dẹp ban thờ và tỉa bát hương là điều cần thiết.

Còn theo quan niệm phong thủy, ban thờ là nơi tụ khí, mà khí sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của chủ nhà. Do đó, nếu để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Như vậy, việc tỉa chân hương giúp cho ban thờ phong quang là điều cần thiết.

Chân hương được rút ra nhẹ nhàng từ bát hương.
Chân hương được rút ra nhẹ nhàng từ bát hương.

Thực tế, bát hương để quá đầy, nhiều chân hương sẽ làm cho ban thờ bị “rác”, rườm rà, gây cảm giác bừa bộn. Mặt khác, quá nhiều chân hương, lớp mới chồng lên lớp cũ sẽ khiến việc cắm hương khó khăn. Đó là chưa kể khi thắp hương, tàn hương rơi xuống có thể làm cháy bát hương, không những gây tâm lý bất an cho gia chủ vì lo sợ báo hiệu điềm xấu mà còn rất dễ gây hỏa hoạn.

Có người còn quan niệm, việc bát hương đầy khiến khi thắp hương, chân hương mới không cắm được xuống mặt tro của bát hương sẽ làm mất sự linh ứng trong việc thắp hương.

Như vậy, dù với bất cứ quan niệm và phong tục nào thì việc dọn dẹp, sửa sang bát hương và tỉa chân hương cũng là điều nên làm.

Tỉa chân hương vào thời gian nào?

Theo quan niệm của Phật giáo thì suy cho cùng, bản thân bát hương và việc thắp hương không phải là vật thần bí hay linh thiêng mà chỉ là vật trung gian để tiếp dẫn thế giới tâm linh với trần thế. Vì thế có thể tỉa chân hương bất cứ lúc nào. Bản thân nhà chùa cũng thường xuyên tỉa chân hương.

Ở những chùa có nhiều người đến lễ bái, nhà chùa còn tiến hành tỉa chân hương hằng ngày. Thậm chí, ở những nơi thờ tự có quá đông người đến lễ vào dịp đầu năm, cuối năm hay lễ hội, người ta còn rút chân hương liên tục để tránh đầy bát hương. Có nơi người đến lễ vừa cắm hương xong, nhà chùa, nhà đền đã rút ngay cả khi hương còn đang cháy để vừa tránh đầy bát hương, vừa tránh khói hương xông đầy nội tự gây ngột ngạt.

Như vậy, theo quan niệm Phật giáo và phong tục dân gian thì có thể rút tỉa chân hương bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, đối với các gia đình chỉ thắp hương vào ngày rằm, mùng một và những dịp cúng giỗ, bát hương lâu đầy thì thường tỉa chân hương mỗi năm một lần vào dịp lễ cúng Ông Công, Ông Táo ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Cũng có người nhân dịp những ngày giỗ chạp lớn thì tiến hành tỉa chân hương. Còn theo quan niệm của nhiều người và nhiều vùng thì từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết là thời gian thích hợp để tỉa chân hương và dọn dẹp ban thờ.

Thời gian tỉa chân hương mỗi vùng quan niệm một cách khác nhau.
Thời gian tỉa chân hương mỗi vùng quan niệm một cách khác nhau.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam cho rằng không nên để bát hương từ năm này qua năm khác. Khi lau dọn bát hương chỉ nên để lại 3 chân hương. Với những bát hương của người đã mất nhưng chưa qua 3 năm, nếu là đàn ông thì để lại 7, còn đàn bà để lại 9 chân hương. Bát hương quan thần linh tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang.

Ngoài ra, người dân cũng cần phải phân biệt hai khái niệm là thay bát hương và tỉa chân hương. Để chuẩn bị cho lễ ông Táo về trời, ta chỉ tiến hành tỉa bớt chân hương mà không làm xê dịch hay xoay chuyển vị trí của bát hương. Việc tỉa chân hương vào thời điểm này nên tiến hành cả ở bàn thờ tổ tiên lẫn bàn thờ ông Công ông Táo.

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, cũng có một số ý kiến cho rằng bài vị và bát hương gia tiên không được xê dịch vì sợ “động” sẽ ảnh hưởng đến con cháu. Do vậy chỉ nên lấy tay giữ và dùng khăn sạch nhúng vào rượu pha với gừng giã nhỏ lau cho sạch.

Thủ tục tỉa chân hương và dọn dẹp, sửa sang ban thờ:

Gia chủ tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc tề chỉnh, sắm lễ hoa quả bày lên ban thờ rồi lên hương, khấn vái xin phép các vị Thần linh và gia tiên được sửa sang ban thờ. Hết tuần hương thì tiến hành lau dọn ban thờ và tỉa chân hương.

Nếu tỉa chân hương kết hợp thay tro bát hương thì nhẹ nhàng rút tỉa hết chân hương rồi đổ tro ra khăn hoặc giấy sạch, giữ lại 1/3 tro cũ, dùng khăn sạch lau bát hương rồi đổ tro mới vào đầy 2/3 bát hương là được. Nếu tỉa chân hương nhưng vẫn giữ lại tro cũ thì sau khi rút hết chân hương, lấy chiếc thìa sạch nhẹ nhàng hớt bớt lớp tàn hương phía trên, chỉ giữ lại lớp tro khoảng 2/3 trong bát hương là được.

Lưu ý, nên rút từng chân hương một và tro đổ bát hương phải là tro đốt từ rơm sạch, hoặc cũng có thể dùng cát sạch để đổ bát hương. Cũng có người cẩn thận thì dùng nước thơm hoặc rượu gừng để lau bát hương cho thanh tịnh.

Sau khi đổ tro đầy khoảng 2/3 bát hương (tránh đổ tro quá đầy tàn hương rơi xuống nhanh đầy bát hương sẽ tràn ra ban thờ gây rác), chọn 3 chân hương cũ (cũng có thể 5 hay 7 hoặc 9 chân hương cũ) cắm lại vào bát hương. Chú ý cắm chụm vào giữa bát hương, không cắm bên cạnh hay cắm rải rác mỗi nơi một chân hương.

Từ khóa » đốt Chân Hương Khi Nào