Thời Gian Làm Việc Của Văn Phòng đăng Ký đất đai - Hỏi Đáp

Địa chỉ của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Bình Thạnh nằm ở đâu là mối quan tâm của không ít khách hàng. Trong bài viết này NIK sẽ cập nhật những thông tin về vấn đề này và nêu ra một số nhiệm vụ, chức năng của nó.

Đây là cơ quan tiếp nhận và xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, giấy tờ đất đai tại quận Bình Thạnh, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM quản lý. Người dân cần hỗ trợ các thông tin về đất đai vui lòng liên hệ thông tin:

  • Điện thoại: 028 22182477
  • Thời gian làm việc giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6: 08:00 – 16:30/17:00 

Xem thêm Văn phòng đăng ký đất đai Quận Bình Tân

Định vị Google Map địa chỉ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Bình Thạnh được minh họa theo ảnh như sau:

Định vị địa chỉ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Bình Thạnh

Xem thêm Văn phóng đăng ký đất Quận Gò Vấp

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Bình Thạnh thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như sau:

  • Giải quyết các công việc về thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ đất đai tại quận Bình Thạnh.
  • Thu các khoản lệ phí đất đai theo quy định của pháp luật.
  • Cập nhật, lưu trữ, quản lý và bổ sung, chỉnh sửa các loại hồ sơ giấy tờ về đất đai tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cung cấp thông tin về sơ đồ địa chính cho các cá nhân hoặc tổ chức khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Xem thêm Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Quận Phú Nhuận

Trên đây  là những thông tin về chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Bình Thạnh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho quý vị trong việc hỗ trợ các thông tin liên quan đất đai!

Tham gia các khóa học cách đầu tư tài chính của NIK EDU: khóa học này được giảng dạy bởi những chuyên gia uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Khi bạn được học trực tiếp, sẽ cảm thấy kiến thức dễ hiểu hơn, tiếp thu nhanh hơn. Từ đó có động lực để đầu tư. Bạn có thể tham khảo khóa học TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0 miễn phí trong 3 ngày của NIK tại đây

Video: Hàng trăm người tụ tập trước cửa Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội vi phạm quy định giãn cách xã hội. Hình ảnh quay trước ngày 23/9.

Hơn 2 tháng nay, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng sổ đỏ, đất đai bị tạm hoãn.

Cũng vì vậy, mà sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, nhiều người dân đã tranh thủ đến các Văn phòng đăng ký đất đai hoàn thiện các thủ tục liên quan.

Ghi nhận của nhóm phóng viên cho thấy từ 21 - 28/9/2021 tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở TN&MT Hà Nội trên đường Hoàng Minh Giám, (quận Thanh Xuân, Hà Nội) mỗi ngày có hàng trăm người dân đến làm các thủ tục liên quan đến đất đai, phần lớn là cấp, đổi sổ đỏ.

Theo lịch làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai thông báo, buổi sáng bắt đầu làm việc lúc 7h30, buổi chiều 13h30. Tuy nhiên, nhiều người đã thức từ 5 -6h giờ sáng, thậm chí có người đến lúc 3h, 4h xếp hàng chờ nhận số thứ tự. Nhiều ngày liên tiếp phóng viên có mặt lúc 6h sáng, có hàng trăm người cầm theo giấy tờ chờ đến lượt làm thủ tục.

Đỉnh điểm, vào khoảng 7h sáng và 13h chiều, là thời điểm sắp đến giờ làm việc nên người dân đến rất đông, có thời điểm lên tới vài trăm người. Họ xúm lại tranh giành nhau ghi thông tin cá nhân vào tờ giấy trắng để trên bàn trước cửa Văn phòng đăng ký đất đai. Thậm chí, chiều 22/9 trời mưa to, nhiều người đội mưa chờ đến lượt.

Sau thời gian dài giãn cách, nhu cầu cấp, đổi sổ đỏ, xóa tín chấp... tăng cao khiến nhiều người đổ về Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội làm thủ tục, ảnh chụp ngày 22/9. Ảnh: Nguyễn Đức

Ngồi bên dưới hàng cây trước cửa Văn phòng Đăng ký đất đai, chị N.H.Y cho nói với giọng chán nản: "Tôi hôm nay là ngày thứ hai liên tiếp đến nộp hồ sơ, hôm qua (22/9) đến lúc 12h30 nhưng không còn số, nên đành về, sáng hôm nay 4h dậy chuẩn bị đến đây lúc 5h sáng mà đã đến số 17 rồi. Cũng may là tôi đã lấy được số".

Quan sát của phóng viên ngày 23/9 cho thấy, có thời điểm nhiều người đứng, ngồi san sát nhau, một số người đứng ra nhắc nhở giữ khoảng cách để phòng chống dịch Covid-19 mọi người mới tản ra, lúc sau lại xúm lại như "ném đá ao bèo".

Ông N.V. Đ cũng tranh thủ những ngày nới giãn cách đến văn phòng lấy sổ đỏ. Tuy nhiên, đã 3 ngày liên tiếp lên Văn phòng đăng ký đất đai để lấy sổ đỏ, nhưng hôm nào ông lên đến nơi cũng hết số. 

Có hôm ông Đ. đến rất sớm để xếp hàng nhưng cứ đến giờ là hết số, hoặc có được ghi cũng là số trên 60 nên không đến lượt.

"Ít nhất họ phải có giấy hẹn cho mình chứ, ghi vào sổ biết thế nào được, xong từ giờ đến trưa lại hủy sổ đó, cứ đến sớm xếp hàng nhưng sáng 7h, hay chiều 1h thì sổ đã ghi đầy rồi. Nếu có giấy hẹn thì đúng ngày, đúng giờ tôi đến lấy, giờ ăn xong phải đi làm việc khác chứ có phải cả ngày đến chầu ở đây" - ông Đ. bức xúc.

Người dân tụ tập đông người vi phạm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, hình ảnh chụp ngày 22/9. Ảnh: Đức Minh

Xếp hàng theo công nghệ 0.4

Nhiều người như ông Đ., đem thắc mắc nói với người ghi sổ chỉ tay về hướng trụ sở Văn phòng đăng ký đất đai ở tòa nhà bên cạnh bảo: "Giờ muốn biết kế hoạch thì anh đi qua bên kia, ở đây không còn số nữa".

Khi ông Đ. đến gặp nhóm nhân viên đang ghi chép bên ngoài trụ sở Văn phòng đăng ký đất đai, một nhân viên sau khi nghe ông Đ. góp ý đã nói rằng: "Buổi sáng 7h, chiều 13h bọn em có một đồng chí ra ghi tên, đến đúng giờ đó bọn em có người ra ghi chứ bọn em không tính cái ghi đó (danh sách ghi ở sổ và tờ giấy)".

Vị cán bộ này giải thích rằng: "Có rất nhiều trường hợp có người ngồi ở nhà, bỏ tiền ra thuê người đến đây từ 4h sáng ghi tên cho mấy người. Phải là giấy của bọn em có chữ ký của lãnh đạo mới tính. Khi ghi em yêu cầu đúng người, đúng giấy hẹn, đúng chứng minh".

Rồi ông Đ. tiếp tục trao đổi việc có thể cho người ghi thông tin người đến đây, có chứng minh nhân dân, căn cước công dân kèm theo, ghi số điện thoại để hẹn họ, chứ giờ giãn cách chống dịch mà kéo đến rồi kéo về thế này rất nguy hiểm. 

"Giờ hẹn thế khó, vì rất ùn ứ" - cán bộ Văn phòng nói. Ông Đ. lắc đầu tỏ vẻ không hài lòng, bất lực ra về sau 3 ngày liên tiếp đến lấy sổ đỏ mà cả gia đình đã bao ngày chờ, tháng đợi.

Có thời điểm hàng trăm người có mặt tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội. Ảnh chụp ngày 22/9 Ảnh: Văn Hoàng

Đúng lúc này, phía bộ phận nhận và trả kết quả lại nhiều giọng người ào lên tranh giành "số". Người mặc quần áo bảo vệ cầm gậy quơ một vòng, vừa quơ vừa nói: "Giờ dịch bệnh này mỗi ngày làm 100 số, sáng 50, chiều 50, bà con hôm nay đến không có thì về nhà lựa sáng mai đến đây xếp hàng đăng ký, bây giờ không ai đăng ký nữa". Có người không chịu đi là bảo vệ to tiếng quát mắng.

Lát sau, một người cầm micro từ trong Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bước ra, cầm tờ giấy chỉ và nói oang oang: "Hồ sơ chuyển nhượng một hàng, hồ sơ xóa thế chấp, tín chấp một hàng, hồ sơ cấp sổ lần đầu một hàng. Xếp thành 3 hàng".

Giọng qua loa lớn đến nỗi nhiều người phải dùng tay bịt tai, cúi xuống, tản ra rồi xúm lại. Cứ thế, cho đến khi có nhà báo đến quay phim, chụp ảnh, hoặc công an địa phương đến hướng dẫn mới ngồi ghế hoặc xếp hàng với khoảng cách... chưa đầy một mét.

Phía bên ngoài hàng rào bằng dây thừng, nhiều người đang loay hoay viết giấy tờ, người thì trao đổi căng thẳng, ngao ngán vì nhiều ngày mất công đến đây nhưng công việc không được suôn sẻ. 

Sự mệt mỏi của người dân sau nhiều ngày đến rồi đi mà công việc không được suôn sẻ, ảnh chụp ngày 22/9. Ảnh: Đức Minh

Trao đổi với PV Dân Việt, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho hay, Hà Nội vẫn áp dụng và duy trì Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020; Bổ sung áp dụng Chỉ thị 22/CT-UBND ngày 20/9/2021,...

Việc Hà Nội áp dụng một số biện pháp nới lỏng giãn cách không đồng nghĩa với việc gỡ bỏ hoàn toàn cách biện pháp/quy định về phòng chống dịch bệnh. Thêm nữa, người dân tập trung đông quá 10 người và không giữ đủ khoảng cách 2m là vi phạm quy định.

Theo Nghị Định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020, người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng; hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ngoài ra, trong trường hợp cố tình vi phạm 5K gây hậu quả nghiêm trọng (làm lây lan dịch bệnh cho người khác) thì có thể xem xét xử lý hình sự theo Điều 240 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, với mức phạt tù tối thiểu từ 1 năm đến tối đa 12 năm.

Từ khóa » Giờ Làm Việc Văn Phòng đăng Ký đất đai Tphcm