Thời Gian Phân Bổ Và Phương Pháp Hạch Toán Công Cụ Dụng Cụ

công cụ dụng cụ Mục lục Hiển thị 1. Công cụ dụng cụ có tính chất gì? 2. Cách phân bổ và phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ gồm những bước sau: Cách xác định giá trị công cụ dụng cụ Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ Phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ Thanh lý công cụ dụng cụ

Trong sản xuất, doanh nghiệp thường xuyên bổ sung công cụ dụng cụ (CCDC). Khi mua mới công cụ dụng cụ, kế toán có thể không biết phải phân bổ, hạch toán công cụ dụng cụ vào 153 hay 242. Công cụ dụng cụ có nhiều loại, chi tiết nhỏ khó sắp xếp chuẩn vào vị trí nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người cách phân bổ công cụ dụng cụ mua về nhập vào kho hay được đem xuất sử dụng, và phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ mới nhất Thông tư 113 và 200.

Thời gian phân bổ và phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ

1. Công cụ dụng cụ có tính chất gì?

Tư liệu lao động của doanh nghiệp được gọi là công cụ dụng cụ, có những tính chất sau:

  • Mang hình thái cụ thể và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (được xác nhận thông qua hóa đơn, hợp đồng, chứng nhận quyền sử dụng,…)
  • Tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
  • Tổng giá trị của một đơn hàng công cụ dụng cụ không quá 30 triệu đồng và được phân bổ dưới 2 năm (Theo TT123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012).

2. Cách phân bổ và phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ gồm những bước sau:

Trước khi hạch toán công cụ dụng cụ cần phân biệt rõ giữa công cụ dụng cụ và tài sản cố định để tránh nhầm lẫn. Như những tính chất nêu trên, công cụ dụng cụ quy định giá trị dưới 30 triệu đồng và thời hạn sử dụng không quá  2 năm, còn hạch toán được xác định giá trị trên 30 triệu đồng và thời gian sử dụng trên 1 năm.

Công cụ dụng cụ có giá trị rất nhỏ thì không cần xuất – nhập kho mà hạch toán trực tiếp vào chi phí tháng đó. Thời gian đưa công cụ dụng vào sử dụng được tính là ngày đầu tiên phân bổ công cụ dụng cụ. Các bước phân bổ và hạch toán công cụ dụng cụ chi tiết cụ gồm các bước như sau:

Cách xác định giá trị công cụ dụng cụ

Công cụ dụng cụ có giá trị từ 30.000.000 đ trở xuống và khi doanh nghiệp mua về xác định là để dùng cho các bộ phận: Quản lý hoặc dùng cho bộ phận sản xuất.

Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ

  • Mục d, Điểm 2.2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định rõ:

“Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm”

  • Doanh nghiệp căn cứ vào thông tư để áp dụng thời gian phân bổ

+ Tối thiểu : 02 tháng

+ Tối đa: 36 tháng

Thời gian phân bổ cụ thể cho từng công cụ dụng cụ căn cứ vào giá trị thực tế trước thuế GTGT.

  • Nếu phân bổ quá 36 tháng thì thời gian từ năm thứ 4 trở đi khi quyết toán thuế sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý.

Thời gian phân bổ và phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ

Phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ

  • Mua công cụ dụng cụ về nhập kho trước

Nợ TK 153

Nợ TK 1331

Có TK 331

  • Xuất công cụ dụng cụ ra dùng

Nợ TK 2421, 2422( hiện nay theo Thông tư 200 và Thông tư 133 đã bỏ TK 142 và sử dụng TK 242)

Có TK 153.

  • Nếu mua công cụ dụng cụ về dùng ngay mà không qua kho

Nợ TK 2421:

Nợ TK 2422

Nợ TK 1331

Có TK 111,112,331

  • Phân bổ công cụ dụng cụ

+ Nguyên tắc: Công cụ dụng cụ nên phân bổ tháng đầu tiên là theo ngày. Tức mua về ngày nào thì ghi tăng công cụ dụng cụ ngày đó.

Ví dụ:

Ngày 10/08/2019 Công ty X mua 1 công cụ dụng cụ có giá là 50.000.000. Kế toán căn cứ vào tính chất công cụ dụng cụ phân bổ là 15 tháng.

Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ 1 tháng = 50.000.000/15 = 3.333.333

Thời gian phân bổ tháng 08/2018 = (31-10)/31* 3.333.333 = 2.258.064

  • Phương pháp hạch toán phân bổ CCDC

Nếu công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận quản lý

Nợ TK 642

Có TK 2421: Nếu công cụ dụng cụ sử dụng nhỏ hơn 12 tháng

Có TK 2422 : Nếu công cụ dụng cụ sử dụng lớn hơn 12 tháng.

Nếu công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận sản xuất

Nợ TK 154 ( theo Thông tư 133) , 6273 ( theo Thông tư 200)

Có TK 2421: Nếu công cụ dụng cụ sử dụng nhỏ hơn 12 tháng

Có TK 2422 : Nếu công cụ dụng cụ sử dụng lớn hơn 12 tháng.

hạch toán công cụ dụng cụ

Thanh lý công cụ dụng cụ

Việc thanh lý công cụ dụng cụ tương tự như thanh lý tài sản cố định

  • Khi xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111,131

Có TK 711

Có TK 3331

  • Ghi nhận chi phí còn lại

Nợ TK 811

Có TK 2421, 2422

  • Như vậy giá trị 242 sẽ hết không còn số dư

Hạch toán công cụ dụng cụ là một công việc không kém phần quan trọng của kế toán viên. Vì vậy, với những kiến thức và chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Hiện nay, các báo cáo quản lý, theo dõi CCDC chi tiết đến từng bộ phận sử dụng và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ hạch toán kế toán CCDC phát sinh tại doanh nghiệp đã được các nhà cung cấp phần mềm kế toán như MISA đáp ứng tương đối đầy đủ. Doanh nghiệp đăng ký tìm hiểu phần mềm TẠI ĐÂY

>> Tham khảo thêm:

Vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán hạch toán thế nào?

2 phương pháp hạch toán kế toán bán buôn hàng hóa qua kho

Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại kế toán chi phí đúng cách

Từ khóa » Tk 2421 Và 2422