Thời Gian Tháo Dỡ Cốp Pha Bao Sàn Là Bao Nhiêu Lâu Thì Tốt?

Cốp pha là một trong những hạng mục thi công quan trọng của các công trình xây dựng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu cũng như sự ổn định của công trình. Vì vậy, từ quá trình thi công cho tới thời gian tháo dỡ cốp pha đều cần được tiến hành nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn. Nếu không, chỉ cần 1 sơ xuất nhỏ cũng có thể gây mất an toàn. Hiểu được điều đó, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về thời gian tháo dỡ cốp pha hợp lý nhất để các nhà thầu, chủ đầu tư cùng tham khảo.

Vì sao cần tuân thủ thời gian tháo dỡ cốp pha

Thời gian tháo dỡ cốp pha là một trong những công đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng của tất cả các công trình xây dựng. Vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, tuổi thọ sau này.

Không phải ngẫu nhiên mà thời gian tháo dỡ cốp pha lại được coi trọng đến vậy. Mặc dù có những công trình, thời gian để bê tông đạt tiêu chuẩn và có thể tiến hành tháo dỡ tương đối chậm nhưng nhà đầu tư vấn sẵn sàng đợi chờ. Bởi nếu không, công trình sẽ thiếu đi sự vững chắc. Trong quá trình sử dụng có thể xuất hiện nhiều vết nứt trên tường, trần nhà. Đặc biệt, phần cột chèo, xà mái không có khả năng chịu lực tốt. Vì vậy, có thể dẫn tới đổ sập công trình xây dựng.

Thực tế cũng cho thấy những công trình tháo dỡ cốp pha khi chưa đạt yêu cầu thường dễ xuống cấp. Điều này vừa gây mất an toàn, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi đó, chủ đầu tư có thể phải mất thêm chi phí để khắc phục hậu quả gây tốn kém tài chính mà vẫn không đạt được hiệu suất sử dụng công trình như mong muốn.

Thời gian tháo dỡ cốp pha cần dựa trên những tiêu chí nào?

Muốn có 1 công trình xây dựng đạt tiêu chuẩn chất lượng và sự an toàn tuyệt đối, cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về thời gian tháo dỡ cốp pha theo những tiêu chuẩn cơ bản sau đây

Chỉ được tiến hành tháo dỡ cốp pha khi bê tông đã đạt được độ cứng nhất định, có thể chịu được trọng lượng của bản thân và các tải trọng khác trong giai đoạn thi công sau. Tuyệt đối không được tháo cốp pha khi bê tông vẫn còn ướt, mềm.

Quá trình tháo dỡ cốp pha, cần được thực hiện bởi những người thợ lành nghề, có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt trong lĩnh vực này. Khi tháo, cần tiến hành nhẹ nhàng từng phần 1 để kiểm tra chắc chắn kết cấu bê tông đã ổn định mới tiếp tục tháo dỡ. Không được tác động ngoại lực mạnh trên sàn bê tông vì các ứng suất đột ngột có thể gây ra nhiều tổn thương, hư hại

Khi bê tông đã đóng cứng và đạt được cường độ trên 50N/cm2 thì các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông rắn có thể được tháo dỡ trước.

Đối với đà giáo, cốp pha chịu lực của đáy, sàn, cột chống chỉ được tháo dỡ khi có chỉ dẫn đặc biệt của bản thiết kế công trình hoặc khi bê tông đóng rắn và đạt được các cường độ sau:

Với bộ phận dầm vòm, bản có khẩu bé hơn 2m thì giá trị cường độ tối thiểu phải đạt trên 50N/cm2. Thời gian để bê tông đạt được cường độ tiêu chuẩn ít nhất là 7 ngày, tùy thuộc vào tình hình thời tiết và khí hậu từng miền.

Với bản, dầm vòm có khẩu từ 2m - 8m, cường độ chịu lực của bê tông phải đạt được từ 70N/cm2 trở lên. Thời gian để tháo dỡ cốp pha phải từ 10 ngày trở đi, tính từ thời điểm đổ bê tông.

Với bản, dầm vòm có khẩu lớn hơn 8m, cường độ chịu lực của bê tông theo tiêu chuẩn từ 90N/cm2 và thời gian thích hợp nhất để tháo dỡ cốp pha là từ 23 ngày trở lên.

Đối với những căn nhà nhiều tầng và đổ bê tông sàn toàn khối, khi tháo dỡ cốp pha cần phải giữ lại đà giáo và cột chống thẩm ở phần sàn nằm dưới tấm sàn sắp được đổ bê tông tiếp theo. Cột chống cốp pha phải được tháo từ từ. Giữ lại các cốt an toàn cách nhau 3m.

Với những công trình xây dựng trong các khu đất dễ sụt lún, có động đất phải tuân thủ các quy định đặc biệt về tháo cốp pha. Muốn thực hiện công việc này, bạn cần phải kiểm tra cường độ bê tông một cách kỹ càng. Không cần bận tâm mất bao nhiêu thời gian, chỉ khi đáp ứng được tiêu chuẩn mới tiến hành tháo dỡ cốp pha.

Làm thế nào để rút ngắn thời gian tháo dỡ cốp pha

Như đã chia sẻ ở trên, thời gian tháo dỡ cốp pha cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn và quy định cụ thể của ngành xây dựng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các kiến trúc sư cũng đã tìm ra một vài mẹo nhỏ giúp rút ngắn quá trình đông hóa bê tông. Từ đó, góp phần tiết kiệm thời gian thi công công trình, những cách đó gồm có:

  • Sử dụng các loại xi măng có khả năng kết dính nhanh, điển hình trong đó là Aluminat.
  • Một số loại phụ gia có thể giúp đẩy nhanh quá trình kết tủa của bề mặt bê tông như Clorua canxi. Nếu biết cách sử dụng hợp lý không những giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn không hề ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Sử dụng thiết bị đầm rung vừa có tác dụng nén chặt, giúp các khối bê tông trở nên chắc chắn hơn, vừa tăng khả năng đông cứng bê tông hiệu quả hơn.
  • Hồ bê tông kho cũng là cách giúp bê tông nhanh chóng rắn lại

Lưu ý, muốn rút ngắn thời gian tháo dỡ cốp pha, bạn phải chủ động có kế hoạch ngay từ đầu khi tiến hành đổ bê tông tươi. Vì khi bê tông đã đổ xong thì sẽ không thể thực hiện các công việc kể trên để giúp cho chúng nhanh chóng đông cứng.

  1. CÔNG TY TNHH TM DV VLXD NAM ANH
  2. Địa chỉ: Số 612/65 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM
  3. Hotline: 094.669.6767
  4. Email: betongnamanh@gmail.com

Từ khóa » đổ Bê Tông R7 Bao Nhiêu Ngày Tháo Coppha