Thời Gian ủ Bệnh Của Cúm A Là Bao Lâu? Cách điều Trị Bệnh Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
1. Thời gian ủ bệnh của cúm A là bao lâu?
Cúm A do virus type A gây ra, trong đó các chủng gây bệnh ở người phổ biến nhất là H1N1, H5N1, H7N9. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp này thường xảy ra vào thời điểm giao mùa Đông – Xuân.
Cúm A có thời gian ủ bệnh khá ngắn
Thời gian ủ bệnh của cúm A khá ngắn. Người bệnh có thể khởi phát triệu chứng bệnh sau khi nhiễm virus từ 1 đến 5 ngày. Ở thể bệnh nhẹ, bệnh nhân chỉ mất khoảng một tuần để khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe trở lại. Tuy nhiên, cũng có những ca bệnh tiến triển nặng và bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
2. Bệnh cúm A lây lan như thế nào?
2.1. Cúm A có thể lây truyền từ người sang người
Virus cúm A có thể lây truyền cho người khỏe mạnh rất nhanh chóng qua giọt bắn đường hô hấp. Nếu không đeo khẩu trang, tiếp xúc trực tiếp và trò chuyện cùng người bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus cúm A, nhất là khi người bệnh ho và hắt xì hơi.
Cúm A có thể lây qua đường hô hấp
Virus cúm A có thể tồn tại ở các dụng cụ, đồ vật trong gia đình chẳng hạn như tay nắm cửa, bề mặt bàn,… trong khoảng 48 tiếng; tồn tại trong lòng bàn tay khoảng 5 phút; tồn tại trên quần áo khoảng 8 đến 12 tiếng. Trong môi trường nước, loại virus này có thể sống đến 4 ngày với điều kiện nhiệt độ 22 độ C, thậm chí có thể tồn tại đến 30 ngày nếu nhiệt độ nước là 0 độ C. Chính vì khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài khá lâu nên khả năng lây bệnh của loại virus này lại càng cao.
2.2. Người bệnh có thể lây truyền cho người khác trong thời gian nào?
Khi nhiễm bệnh, người bệnh cần mất khoảng 1 đến 5 ngày ủ bệnh. Sau thời gian ủ bệnh, mới bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, ngay từ khi chưa xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân đã có thể lây truyền bệnh sang người khác mà không hề hay biết.
Cúm A có thể lây nhiễm lây 1 đến 2 ngày trước khởi phát bệnh và 5 ngày sau khởi phát hoặc hết sốt. Sau 5 ngày khởi phát thì lượng virus trong cơ thể người bệnh sẽ giảm đáng kể và khả năng lây nhiễm sẽ thấp hơn so với những ngày đầu nhiễm bệnh.
Với những trường hợp bệnh nhân là trẻ em thì thời gian lây nhiễm sẽ kéo dài hơn. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân bị cúm và có hệ miễn dịch kém thì thời gian lây nhiễm bệnh có thể kéo dài đến vài tuần.
2.3. Những thói quen khiến làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh
Bệnh nhân không cách ly, không đeo khẩu trang, không thường xuyên rửa tay hay không dùng khăn hoặc tay che miệng khi hắt hơi và ho,… chính là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát tán và lây nhiễm sang người khác.
Dùng chung bàn chải đánh răng có nguy cơ lây bệnh
Chẳng hạn, khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi và không đeo khẩu trang thì sẽ dễ dàng lây truyền virus sang người đối diện. Hoặc trường hợp bệnh nhân dùng tay che miệng khi hắt hơi nhưng không rửa tay và chạm tay vào các đồ vật trong gia đình. Sau đó, người khác có thể vô tình bị lây bệnh khi tiếp xúc với những đồ vật có chứa virus cúm.
Bên cạnh đó, dùng chung một số đồ vật cá nhân với những người bị nhiễm cúm A, chẳng hạn như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus.
Vì chủ quan nên nhiều người vẫn chưa có ý thức phòng ngừa cúm A. Thậm chí, nhiều trường hợp bị bệnh nhưng không nghỉ ngơi, cách ly tại nhà mà vẫn đến trường học, công sở,… dẫn tới việc lây truyền bệnh sang người khác. Bởi vậy, rất nhiều ổ dịch cúm xuất hiện tại các trường học, công ty và các hộ gia đình.
3. Nhận diện triệu chứng cúm A để kịp thời thăm khám và điều trị
Nhiều người nhầm lẫn cúm A với các bệnh cúm thường hay tình trạng cảm lạnh vì một số triệu chứng giống nhau bao gồm sốt, hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi,… Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm virus cúm A, cơ thể sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như sau:
-
Người bệnh sốt cao, sốt kéo dài.
-
Kèm theo triệu chứng đau họng, viêm họng.
-
Ho nhiều và kéo dài.
-
Ớn lạnh.
-
Khó thở, mệt mỏi.
-
Chảy nước mắt khi ra ngoài sáng.
-
Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp phải tình trạng nôn mửa hoặc đi ngoài.
Sốt cao là biểu hiện bệnh thường gặp
Những trường hợp mắc cúm A có triệu chứng nhẹ nhưng cũng có thể chuyển biến xấu, gây suy đa tạng và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Đặc biệt là những trường hợp như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh nền,… sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn so với những người khác. Chính vì thế bạn không nên chủ quan.
Khi xuất hiện những triệu chứng nêu trên, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh. Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp cách ly và điều trị tại nhà hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người bệnh và người chăm sóc. Ngược lại, với các bệnh nhân có biểu hiện bệnh nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ điều trị kịp thời, phòng tránh những tình huống xấu nhất.
MEDLATEC triển khai chương trình giảm giá đối với dịch vụ xét nghiệm cúm tận nơi
Với mong muốn giúp khách hàng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh dịch bệnh với chi phí hợp lý nhất, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã triển khai chương trình giảm giá đối với dịch vụ xét nghiệm cúm tận nơi. Chương trình được áp dụng từ ngày 25/7-31/8/2022. Cụ thể như sau: + Dịch vụ xét nghiệm Cúm AB từ 349.000 đồng chỉ còn 300.000 đồng; + Xét nghiệm Cúm AB, H1N1 từ 459.000 đồng chỉ còn 400.000 đồng. - Điều kiện áp dụng: Áp dụng với những khách hàng đặt lịch online và làm buổi chiều với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi từ 12h - 17h - Phạm vi áp dụng: Áp dụng với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi trên toàn quốc. |
- QUY TRÌNH ĐẶT LỊCH XÉT NGHIỆM CHỦ ĐỘNG NHƯ SAU:
+ Bước 1: Đặt lịch qua hệ thống MEDLATEC bao gồm:
-
Website: TẠI ĐÂY
-
Tổng đài: 1900 56 56 56.
-
App MedOn: TẠI ĐÂY
-
Fanpage: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: TẠI ĐÂY
+ Bước 2: MEDLATEC xác nhận lại lịch hẹn theo khung giờ và địa điểm đã lựa chọn.
+ Bước 3: Khách hàng đến cơ sở y tế của MEDLATEC hoặc đợi cán bộ nhân viên đến lấy mẫu xét nghiệm tận nơi theo yêu cầu đặt lịch.
+ Bước 4: Chờ kết quả.
Sau khi nhận được kết quả, quý khách hàng sẽ được các bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh và cách điều trị hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tự tin mang đến cho khách hàng những dịch vụ y tế chất lượng nhất.
Từ khóa » Virus Cúm Có Nguy Hiểm Không
-
Cúm - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Virus Cúm A/H1N1 Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Bệnh Cúm Nguy Hiểm Như Thế Nào? Khi Nào Bạn Cần Sự Hỗ Trợ Y Tế?
-
Cúm A: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Biến Chứng Cúm A Nguy Hiểm Như Thế Nào? Phải Làm Sao để Phòng ...
-
Bệnh Cúm Nguy Hiểm Như Thế Nào? - VNVC
-
Cúm A: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa - VNVC
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Cúm A ở Trẻ: Những điều Ba Mẹ Cần Biết
-
Ca Bệnh Cúm A Tăng, Cách Nào để Phòng Ngừa Biến Chứng Nguy ...
-
Các Loại Cúm Thường Gặp: Triệu Chứng Và Những điều Cần Biết
-
BỆNH CÚM
-
Những Trường Hợp Dễ Gặp Nguy Hiểm Khi Mắc Cúm A - Zing
-
Ai Dễ Mắc? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học
-
NHẬN BIẾT VÀ ĐỀ PHÒNG NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM ...