Thời Hạn Có Hiệu Lực Của Giấy Chuyển Viện, Chuyển Tuyến
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em xin hỏi em đang mang thai và gần sinh nhà xa, nên em có xin trước bác sĩ khoa sản em theo giấy chuyển viện trước lỡ có chuyển dạ em vào bệnh viện sinh luôn. Cho em hỏi giấy chuyển viện từ phòng khám đa khoa tới bệnh viện Tỉnh thì giá trị nó bao nhiêu ngày ?. Em cám ơn.
Hiện nay, Việc chuyển tuyến cho các bệnh nhân với các nhu cầu xin được chuyển tuyến hay bắt buộc phải chuyển tuyến phải thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục chuyển tuyến. Một số thắc mắc được đặt ra như Thời hạn có hiệu lực của giấy chuyển viện, chuyển tuyến hay thực hiện giấy chuyển viện, chuyển tuyến được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý: Thông tư Số: 30/2020/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn các biện pháp thi hành một số điều của nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7: 1900.6568
1. Thời hạn có hiệu lực của giấy chuyển viện, chuyển tuyến
Tại Thông tư Số: 30/2020/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn các biện pháp thi hnahf một số điều của nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy dịnh:
Tại khoản 4 Điều 6. Khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến quy định như sau:
4. Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:
a) Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có);
b) Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;
c) Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 04/2016/TT-BYT ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.
Căn cứ dựa trên thông tư, quy định về chuyển tuyến đúng tuyến như trên thì các trường hợp chuyển tuyến đã được quy định cụ thể theo quy định đó là việc chuyển tuyến để chữa bện được quy định về các đối tượng khác nhau dựa trên các quy định. và Khi chuyển tuyến để khám chữa bện phải thực hiện các quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định
Ngoài ra Theo Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định sử dụng giấy chuyển tuyến và giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
“1. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
c) Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký;
d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.”
Như vậy, trường hợp của bạn không thuộc các bệnh được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BYT nên giấy chuyển tuyến sẽ có giá trị trong vòng 10 ngày. Và trong các trường hợp đó phải có các giấy tờ và hồ sơ về Giấy chuyển tuyến và Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến phải có các giấy tờ theo quy định để các cơ quan hanh chính của bệnh viện có thể hoàn thành các thủ tục để cho bệnh nhân chuyển tuyến
Trong các trường hợp trên thực tế thì giấy chuyển tuyến để đảm bả quyền lợi cho bệnh nhân vì trong một số trường hợp tự ý chuyển tuyến và trong quá trình đưa bệnh nhân chuyển tuyến có những sự việc phát sinh và rủi ro như bệnh nhân nguy kịch hay chết thì bệnh viện không chịu trách nhiệm trong các trường hợp tự ý chuyển tuyến của người nhà bênh nhân đó. Nên khi chuyển tuyên cần lưu ý thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của bệnh viện về vấn đề này.
2. Thông tuyến tỉnh BHYT Có được chuyển trực tiếp từ tỉnh lên trung ương?
Đối với người bệnh tự đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh được thanh toán chi phí điều trị nội trú như đúng tuyến mà không cần giấy chuyển tuyến. Tuy nhiên người tham gia BHYT không đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh có được đến bệnh viện tuyến tỉnh xin chuyển tuyến trực tiếp lên trung ương được không? đó là câu hỏi thường gặp khi thực hiện việc khám chữa bệnh tại bệnh viện
Căn cứ Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng trái tuyến, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, nếu bệnh nhân tự đến khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh được chuyển lên trung ương mà được coi là đúng tuyến trong các trường hợp như Cấp cứu, Đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh, và gặp các Tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.
khi các bệnh nhan đến khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh chỉ được chuyển lên trung ương nếu thuộc một trong 03 trường hợp trên thì được coi là đúng tuyến để được hưởng bảo hiểm y tế tối đa. Nếu không thuộc các trường hợp này, bạn phải xin giấy chuyển tuyến từ cơ sở khám chữa bệnh ban đầu và theo đó thì có thể thấy, việc thông tuyến tỉnh BHYT chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi về hưởng BHYT khi điều trị nội trú tuyến tỉnh. Còn vấn đề xin giấy chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trung ương vẫn được thực hiện như cũ
3. Các hình thức chuyển tuyến theo quy định
căn cứ Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ y tế quy định các hình thức chuyển tuyến:
3.1. Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
– Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1 theo quy định
– Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
3. 2. Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới
Chuyển tuyến từ tuyến trên về tuyến dưới trong các trường hợp bệnh nhân đã hồi phục và không có dấu hiệu nguy hiểm hoặc người nhà bệnh nhân, bệnh nhân có yêu cầu và cam kết về các vấn đề phát sinh trong thời gian chuyển từ tuyến trên về tuyến dưới
3.3. Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Căn cứ Thông tư 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ y tế về việc hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT quy định về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương và tương đương.
4. Thủ tục chuyển tuyến cho bệnh nhân
Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh thông báo và giải thích lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về việc chuyển tuyến đó.
Bước 2: Người có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến gồm:
– Cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được người này ủy quyền ký giấy chuyển tuyến;
– Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân Người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người được người này ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
– Trong trường hợp cấp cứu thi người trực lãnh đạo trong phiên trực ký giấy chuyển tuyến.
Bước 3: Khi cấp cứu thì các cơ sở khám chữa bệnh phải liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển đến và kiểm tra lần cuối cùng tình trạng của người bệnh trước khi chuyển, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.
Bước 4: Khi người bệnh cần hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh chuyển đến thì nơi chuyển đi phải thông báo cụ thể về tình trạng người bệnh và yêu cầu hỗ trợ để có biện pháp phù hợp đối với các trường hợp khác nhau
Bước 5: Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hay người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển đến.
Bước 6: Bàn giao người bệnh và có giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển đến.
Như vậy khi chuyển viện, chuyển tuyến thì cần có giấy chuyển viện, chuyển tuyến của bệnh viện xác nhận và các thủ tục liên quan khác về chuyển vienj và chuyển tuyến, lệ phí kèm theo nếu có và Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hay người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển đến
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về các nội dung về Thời hạn có hiệu lực của giấy chuyển viện, chuyển tuyến và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành quy định
Từ khóa » Giấy Chuyển Viện Có Hiệu Lực Trong Bao Nhiêu Ngày
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Bao Lâu? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Bao Lâu? Khi Nào Thì được Chuyển Viện?
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Bao Lâu? - Luật Hoàng Phi
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Bao Lâu Theo QĐ 2022? - Luật Sư 247
-
Thời Hạn Sử Dụng Giấy Chuyển Tuyến đối Với Người Bệnh Có Thẻ Bảo ...
-
Giấy Chuyển Tuyến BHYT Có Giá Trị Bao Nhiêu Ngày? - PLO
-
Thời Hạn Sử Dụng Giấy Chuyển Viện Bao Lâu?
-
Giấy Chuyển Viện Có Giá Trị Bao Nhiêu Ngày? - Luật Sư X
-
Giấy Chuyển Tuyến Có Thời Hạn Bao Lâu? - [Cập Nhật 07/2022]
-
Hỏi đáp - Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Sử Dụng đến Khi Nào?
-
Thời Hạn Giá Trị Hiệu Lực Của Giấy Chuyển Tuyến Bệnh Viện
-
Đề Xuất Tăng Hạn Sử Dụng Giấy Chuyển Viện Với Người Có Thẻ BHYT ...
-
Giấy Chuyển Viện Có Hiệu Lực Bao Nhiêu Ngày?