Thời Hạn Có Hiệu Lực Của Giấy ủy Quyền - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Trong việc tham gia giao dịch dân sự nhiều trường do lý do khách quan hoặc chủ quan mà các chủ thể phải ủy qyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện một công việc nào đó thay mình, tuy nhiên chúng ta không nên nhận định rằng hợp đồng ủy quyền là giao việc vì giữa giao việc và ủy quyền là hai phạm trù khác nhau, đối với ủy quyền chính là người được ủy quyền sẽ nhân danh người ủy quyền để thực hiện công việc trên hợp đồng ủy quyền.
Hợp đồng đó có thể có thù lao hay không có thù lao theo sự thỏa thuận của hai bên và người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc ủy quyền, là cơ sở cho mối quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền trong giao dịch dân sự, cũng như là cơ sở để người được ủy làm một công việc nào đó cho người ủy quyền, người được ủy quyền có quyền yêu câu người ủy quyền cho mình cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến nội dung ủy quyền.
Nếu có thù lao có quyền yêu cầu bên ủy quyền trả đầy đủ như đã thỏa thuận, bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhân danh mình thực hiện công việc của mình thông báo về tiến dộ thực hiện công việc, hiệu quả ra sao.
Ví dụ: Anh A đang có một căn nhà cần bán nhưng anh A lại có việc đột xuất cần ra nước ngoài không thể tự mình đi làm thủ tục được do đó anh A đã ủy quyền cho anh B thực hiện thay mình, cả anh A và anh B đã cùng nhau lên văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền, để anh B sẽ nhân danh anh A đứng ra chuyển nhượng thửa đât của anh A với bên mua đất, hợp đồng ủy quyền không có thù lao.
Thực hiện việc ủy quyền trong thời hạn bao lâu và khi nào việc ủy quyền đó chấm dứt? Pháp luật quy định ra sao về vấn đề này?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời hạn hiệu lực hợp đồng ủy quyền:
- 2 2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền:
- 3 3. Tư vấn về thời gian có hiệu lực của giấy ủy quyền:
1. Thời hạn hiệu lực hợp đồng ủy quyền:
Theo quy định Bộ luật dân sự 2015 Quy đinh thời hạn hợp đồng ủy quyền pháp luật cũng có quy định mở để các bên linh động đó là các bên có thể thỏa thuận về thời hạn ủy quyền cụ thể là thời gian bao nhiêu hoặc là cho đến khi hoàn thành công việc, còn trong trường hợp hai bên không thỏa thuận thì thời hạn ủy quyền sẽ được xác lập theo quy định của pháp luật thì thời hạn có hiệu lực của hợp đồng sẽ là một năm kể từ thời điểm hợp đồng ủy quyền xác nhận.
Trường hợp không nghi thời hạn ủy quyền thì một năm sau thời hạn ủy quyền sẽ chấm dứt nên nếu bên ủy quyền vẫn muốn ủy quyền cho bên nhận ủy quyền để thực hiện công việc trước đó ủy quyền mà chưa thực hện xong thì có thể cả hai bên lên tại văn phòng công chứng để xác lập lại hợp đồng ủy quyền mới, hoặc bên ủy quyền có thể ủy quyền cho bên khác để thực hiện công việc của mình mà không cần thông qua ý kiến của bên nhận ủy quyền trước đó.
Tuy nhiên trong quá trình ủy quyền thì người ủy quyền vẫn có quyền ủy quyền lại công việc đã nhận ủy quyền của bên ủy quyền đã thực hiện việc ủy quyền trước đó trong trường hợp nếu được bên ủy quyền đồng ý về việc ủy quyền lại đó hoặc là trường hợp bất khả kháng không thể lường trước được làm cho bên nhận ủy quyền không thể thực hiện việc đã ký hợp đồng ủy quyền đó vượt ra khỏi ý chí của họ dẫn đến mục đích của xác lập hợp đồng ủy quyền không đạt được, cũng như vì lợi ích của người ủy quyền thì người nhận ủy quyền có thể thực hiện việc ủy quyền lại mà không cần sự đồng ý của bên ủy quyền, được phép ủy quyền lại nhưng việc ủy quyền đó không được vượt quá phạm vi mà bên nhận ủy quyền được phép làm. Bên cạnh đó hình thức về hợp đồng ủy quyền lại cũng phải đáp ứng như hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu.
2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền:
Hợp đồng ủy quyền cũng như những hợp đồng khác sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Khi công việc ủy quyền đã thực hiện xong như trong nội dung hợp đồng ủy quyền, ngoài ra còn trong trường hợp nếu công việc vẫn chưa được hoàn thành nhưng hai bên bên ủy và bên được ủy quyền có thỏa thuận vê chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì việc ủy quyền cũng sẽ bị chấm dứt.
Bên cạnh đó dù là không có thỏa thuận hay công việc cũng chưa được hoàn thành nhưng nếu cá nhân giao kết thực hiên hợp đồng chêt, pháp nhân không còn tồn tại thì hợp đồng ủy quyền trước đó cũng sẽ chấm dứt, sẽ không có hiệu lực.
Trong trường hợp do đối tượng của hợp đồng ủy quyền không còn dẫn đến việc không thể thực hiện được công việc đã được ủy quyền trước đó thì hợp đồng ủy quyền đó cũng sẽ bị chấm dứt, không còn giá trị pháp lý, không thể thực hiện dược do đó hợp đồng ủy quyền sẽ chấm dứt trong trường hợp này.
Do một bên hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì hợp đông ủy quyền cũng sẽ bị chấm dứt, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì bên ủy quyền được chấm dứt bất cứ khi nào vì ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương, tuy nhiên khi chấm dứt phải thông báo với bên được ủy quyền và bên thứ ba bằng văn bản nếu có biết về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền đó.
Nếu hợp đồng ủy quyền có thù lao thì phải trả thù lao cho người được ủy quyền ứng với khối lượng công việc họ đã thực hiện, tiến hành bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra do hành vi đơn phương chấm dứt việc ủy quyền đó. Trường hợp không thuộc trường hợp bên thứ ba biết hoặc bắt buộc phải biết mà người ủy quyền không thông báo vì việc chấm dứt ủy quyền thì giao dịch với bên thứ ba đó vẫn có giá trị pháp lý và tiếp tục thực hiện.
Trường hợp mà hợp đồng ủy quyền đó không có trả thù lao thì bên ủy quyền vẫn có quyền chấm dứt việc ủy quyền bất cứ khi nào như hợp đồng có thù lao tuy nhiên phải báo trước cho bên được nhận ủy quyền một thời gian hợp lý.
Chấm dứt hợp đồng ủy quyền khi có hoàn cảnh thay đổi xảy ra sau khi giao kết hợp đồng mà do nguyên nhân khách quan hay tại thời điểm giao kết hợp đồng đặt cọc các bên không lường trước được hoàn cảnh thay đổi, hoàn cảnh thay đổi lớn mà nếu biết trước điều đó sẽ không tiên hành việc giao kết hợp đồng hoặc nếu có giao kết thì nội dung hợp đồng cũng sẽ khác với nội dung hợp đồng hiện tại, nếu tiếp tục thực hiện nội dung hợp đồng ủy quyền đã giao kết sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một trong hai bên hoặc cả hai bên chính vì vậy cần chấm dứt ngay hợp đồng ủy quyền đó.
Quy định tại Điều 51 Luật công chứng 2014 đã có quy định việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền mà đã được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng thì khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền đó cũng phải được thực hiện tại tổ chức đã công chứng hợp đồng ủy quyền đó trên cơ sở có văn bản cam kết mà hai bên đã thỏa thuận của bên ủy quyền và bên nhân ủy quyền và do công chứng viên tiến hành, trường hợp mà tổ chức hành nghề công chứng đã giải thể không còn tồn tại tại thời điểm hủy bỏ hợp đồng công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng nào lưu trữ hồ sơ công chứng đó sẽ thực hiện việc hủy bỏ giao dịch công chứng, việc công chứng hủy bỏ hợp đồng ủy quyền cũng được thực hiện như công chứng hợp đồng ủy quyền ban đầu.
3. Tư vấn về thời gian có hiệu lực của giấy ủy quyền:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư: Hiệu lực của giấy ủy quyền ghi: “Ủy quyền này hết hiệu lực khi Bên ủy quyền có văn bản chấp dứt việc ủy quyền hoặc hết hiệu lực theo quy định của pháp luật”. Đây là ủy quyền ký HĐ thuê nhà xưởng đã ký từ 1995 đến nay, hiện Công ty vẫn đang còn thuê nhà xưởng này, vậy xin hỏi giấy ủy quyền này còn hiệu lực hay không? Vì theo quy định thì nếu không ghi thời hạn cụ thể thì chỉ có hiệu lực 1 năm. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có xác định thời hạn. Cũng giống như bản chất vốn có của hợp đồng là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, pháp luật cũng trao quyền cho các chủ thể được thỏa thuận về thời hạn hợp đồng. Điều 582 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền” trừ trường hợp pháp luật quy định một trong những trường hợp sau:
– Công việc ủy quyền đã hoàn thành;
– Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng/giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Từ đó cho thấy, hiệu lực hợp đồng ủy quyền là 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền giữa hai bên. Trường hợp đối tượng của hợp đồng là tài sản có thời hạn sử dụng (bất động sản…) thì thời hạn ủy quyền không được vượt quá thời hạn sử dụng đất. Theo như bạn trình bày, nội dung giấy ủy quyền ghi: “Ủy quyền này hết hiệu lực khi Bên ủy quyền có văn bản chấp dứt việc ủy quyền hoặc hết hiệu lực theo quy định của pháp luật” Như vậy, nếu như bên ủy quyền không có văn bản chấm dứt việc ủy quyền thì hiệu lực của hợp đồng/giấy ủy quyền này chấm dứt sau 1 năm. Vậy nên giấy ủy quyền này không còn hiệu lực.
Từ khóa » Giấy Uỷ Quyền Có Hiệu Lực Bao Lâu
-
Ủy Quyền Là Gì? Giấy ủy Quyền Có Thời Hạn Bao Lâu?
-
Giấy ủy Quyền Có Thời Hạn Bao Lâu? - Luật Hoàng Phi
-
Thời Hạn ủy Quyền Và ủy Quyền Lại (điều 563 Và 564). Thời Hạn ủy ...
-
Thời Hạn Của Hợp đồng ủy Quyền Là Bao Lâu? - LuatVietnam
-
Quy định Mới Về Thời Hạn ủy Quyền Của Hợp đồng ... - Luật Minh Khuê
-
Hợp đồng ủy Quyền – Giấy ủy Quyền Có Hiệu Lực Bao Lâu?
-
Hiệu Lực Của Giấy ủy Quyền Trong Khiếu Nại Hành Chính?
-
Giấy ủy Quyền Có Thời Hạn Bao Lâu? - Luật Sư X
-
Giấy ủy Quyền Có Thời Hạn Bao Lâu 2022?
-
Ủy Quyền Và Chứng Thực, Công Chứng Văn Bản ủy Quyền (25/10/2021)
-
Giấy ủy Quyền Nhà đất Có Thời Hạn Bao Lâu? Quy định Về ... - PhapTri
-
Thời Hạn ủy Quyền Có Hiệu Lực Bao Lâu? Giấy ... - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Thời Hạn Của Hợp đồng ủy Quyền Là Bao Lâu? | Luật Sư Bảo Hộ ...