Thời Hạn Của Căn Cước Công Dân Gắn Chip
Có thể bạn quan tâm
Thẻ Căn cước công dân gắn chip có thời hạn sử dụng bao lâu đang là câu hỏi băn khoăn và đang được quan tâm của rất nhiều người dân. Cũng như Căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây, Căn cước công dân gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi. Bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu thời hạn của Căn cước công dân gắn chip nhé!
Xem thêm: Cách tra cứu mã định danh cá nhân bằng điện thoại hay máy tính cực đơn giản
Thời hạn của Căn cước công dân gắn chip
Theo thông tin mới nhất từ trang báo Lao Động, quy định của Luật căn cước công dân 2014, bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip có thời han sử dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 như sau:
- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Ví dụ: Anh A sinh ngày 10/05/2000, đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2021 (khi anh đang 21 tuổi); thì thẻ căn cước của anh này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2025 (khi anh đủ 25 tuổi).
Tuy nhiên, nếu anh A này đi làm năm 2024 (khi anh đang 24 tuổi); thì thẻ căn cước của anh ấy có giá trị sử dụng đến 10/05/2040 (khi anh đủ 40 tuổi).
Ảnh minh họa (ảnh: Lao Động)Nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…
Những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.
Những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.
Ảnh minh họa (ảnh: Lao Động)Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 quy định là:
- CMND, căn cước công dân mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.
Vì vậy, người dân có CMND, căn cước công dân đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.
Bạn đã nắm rõ thời hạn của Căn cước công dân gắn chip chưa?
Xem thêm:
- Làm gì khi thẻ căn cước công dân gắp chip sai thông tin?
- Ba giấy tờ quan trọng cần hoàn thiện trước 31/12, định không thể thiếu
- Căn cước công dân (CCCD) gắn chip: Thông tin, hướng dẫn, cách kiểm tra
- Cách thay đổi địa chỉ nhận CCCD gắn chip qua bưu điện miễn phí
- Hướng dẫn cách quét thông tin trên Căn cước công dân cực kỳ dễ dàng
- 5 loại giấy tờ có thể đăng ký qua mạng đơn giản mà bạn phải biết
Từ khóa » Chứng Minh Nhân Dân 12 Số Có Thời Hạn Bao Lâu
-
Chứng Minh Nhân Dân Có Thời Hạn Bao Lâu Theo Quy định 2022
-
Hạn Sử Dụng CMND Là Bao Lâu? Đổi Sang CCCD Có Giữ Nguyên Số?
-
Dùng Chứng Minh Nhân Dân, Cần Biết 8 Thông Tin Quan Trọng Này
-
Làm Sao để Biết CMND Hay CCCD đã Quá Hạn? - PLO
-
Đang Tồn Tại 4 Loại Giấy Tờ Căn Cước, Người Dân Sử Dụng Mỗi Loại Thế ...
-
Thời Hạn Sử Dụng Chứng Minh Nhân Dân, Căn Cước Công Dân
-
Hạn Sử Dụng Của Chứng Minh Nhân Dân - AZLAW
-
Làm Mới Và đổi Từ CMND 9 Số Sang CCCD 12 Số - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Chứng Minh Nhân Dân đã Cấp 10 Năm Có Phải đổi Sang Căn Cước ...
-
Có Bắt Buộc Phải đổi Chứng Minh Nhân Dân Sang Thẻ Cước Công Dân ...
-
Chứng Minh Nhân Dân 9 Số được Sử Dụng đến Khi Nào?
-
Chứng Minh Nhân Dân Là Gì? Thời Hạn Chứng Minh Nhân ... - Bankervn
-
Thời Hạn Cấp đổi, Cấp Lại Thẻ Căn Cước Công Dân Và Thời Hạn Sử ...
-
Khi Nào Bị Cấm Dùng Chứng Minh Nhân Dân? - VOV