Thời Hạn điều Tra Và Ra Quyết định Truy Nã - Hỏi đáp Trực Tuyến
Có thể bạn quan tâm
Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Trang chủ
- Hỏi đáp
- Hỏi đáp pháp luật
- Hình sự
- Dân sự
- Hôn nhân gia đình
- Hành chính
- Thương mại
- Lao động
- Đất đai
- Các lĩnh vực khác
- Hành vi cố ý gây thương tích
- Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
- Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân và giả mạo văn bản, con dấu thì phải chịu hình phạt gì?
- Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi
- Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm
- Điểm c khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
- Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
- Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không?
- “Bệnh hiểm nghèo” quy định điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật hình sự
- Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã
Người gửi: Trần Ngọc Nam 1.Xin hỏi trong trường hợp tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự khi có căn cứ chưa xác định được bị can hoặc không biết bị can đang ở đâu mà thời hạn điều tra đã hết. Thời hạn điều tra đã hết là như thế nào? Là thời hạn điều tra ban đầu hay là thời hạn điều tra bao gồm cả thời hạn gia hạn? 2. Khi đang điều tra mà xác định được bị can bỏ trốn thì xử lý như thế nào? Phải ra ngay Quyết định truy nã, rồi khi hết hạn điều tra mới tạm đình chỉ hay phải chờ hết hạn điều tra rồi ra Quyết định truy nã sau đó tạm đình chỉ?Câu trả lời
1. Thời hạn điều tra theo quy định tại Điều 172 BLTTHS năm 2015 được tính như sau: “1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. 2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng; d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng. 3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. 4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.” Như vậy, thời hạn điều tra được hiểu là thời hạn điều tra ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 172 và cả thời gian được gia hạn thêm theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 172 BLTTHS năm 2015. Tổng thời hạn điều tra ngay cả trong trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 172 BLTTHS, hết thời hạn nêu trên được xem là hết thời hạn điều tra. 2. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 229 BLTTHS năm 2015, thì “trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra” Như vậy, trường hợp đang điều tra mà xác định được bị can bỏ trốn thì Cơ quan điều tra phải ra Quyết định truy nã bị can, sau đó ra Quyết định tạm đình chỉ điều tra. Việc ban hành quyết định tạm đình chỉ điều tra không phụ thuộc vào việc hết thời hạn điều tra hay chưa mà phụ thuộc vào thực tiễn giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ban Biên tập In bài viếtCác câu hỏi khác
STT | Câu hỏi | Ngày hỏi | Câu trả lời |
---|---|---|---|
1 | Người 13 tuổi được làm và không được làm những công việc gì? | 20/05/2020 | |
2 | Dùng vũ khí đập vào đầu người khác gây thường tích có được xem là dùng hung khí nguy hiểm được quy định tại tội cố ý gây thương tích hay không? | 20/05/2020 | |
3 | Khi vụ án đã được khởi tố và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì Cơ quan điều tra có quyền miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 không? | 20/05/2020 | |
4 | Nguyễn Văn A có bị khởi tố về tội vận chuyển hàng cấm theo điểm e khoản 1 Điều 191 BLHS năm 2015 ? | 20/05/2020 | |
5 | Lấy 6 triệu đồng trong ví lúc chủ nhà đang ngủ | 20/05/2020 | |
6 | Khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì tại sao không áp dụng Điều 47 Bộ luật này? | 20/05/2020 | |
7 | Đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản | 20/05/2020 | |
8 | Bán hàng rong có phải đăng ký kinh doanh không ? | 20/05/2020 | |
9 | Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất | 20/05/2020 | |
10 | UBND huyện chỉ căn cứ vào báo cáo của Cơ quan Thanh Tra để thực hiện điều chỉnh diện tích đất thu hồi và số tiền bồi thường là đúng hay sai? | 20/05/2020 |
Từ khóa » Những Vụ án Nghiêm Trọng
-
Pháp Luật - Tin Nóng Nhất Về Các Vụ án Lớn, Nghiêm Trọng
-
Trọng án Hình Sự Nổi Tiếng, Những Vụ án Mạng Kinh Hoàng 24h
-
Điểm Lại 3 án Mạng Kinh điển Nhất Năm 2020 Khiến Công An 'đứng ...
-
VỤ ÁN - Các Vụ Trọng án Hình Sự Kinh Hoàng, Nổi Tiếng - Zing
-
Vụ án Nổi Tiếng - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Những Vụ án đặc Biệt Nghiêm Trọng Năm 2017 | VOV.VN
-
Thời Hạn điều Tra Vụ án Hình Sự Khoảng Bao Lâu? - Luật Long Phan
-
Sau Các Vụ án đặc Biệt Nghiêm Trọng đều Có Bóng Dáng Cán Bộ Dung ...
-
Nhìn Lại Những “đại án” Của Năm 2021 - Báo Nhân Dân
-
Vì Cuộc Sống Bình Yên Của Nhân Dân. Bài 1: Phá Nhanh Nhiều Vụ án ...
-
Phòng Ngừa Tội Phạm Người Chưa Thành Niên Của Tòa án Thông Qua ...
-
Vụ án Nghiêm Trọng: Châu Âu Cấm Sử Dụng Dữ Liệu điện Thoại Làm ...
-
Thời Hạn điều Tra Vụ án Hình Sự đối Với Tội Phạm ít Nghiêm Trọng Là ...
-
Quy Trình Giải Quyết Vụ án Hình Sự