Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Là Gì? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
Thời hiệu là một khái niệm được quy định tại Điều 149, Bộ Luật dân sự năm 2015. Theo đó, Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Điều 6 như sau:
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Quy định được sửa đổi, bổ sung theo quy đinh tại điểm a khoản 4 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Về cơ bản, thời hiệu của các trường hợp được giữ nguyên song quy định về thuế được quy định mới bởi Nghị định mới về thuế được thi hành. Theo đó, khoản 1 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 01 năm. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi đó nhưng vẫn được ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Ví dụ:
Chi nhánh công ty A hoạt động kinh doanh đại lý du lịch lữ hành từ thời điểm 11/09/2012. Tại thời điểm hoạt động, Công ty đã không thực hiện việc thông báo với Sở Du Lịch về việc hoạt động đại lý trong thời hạn 15 ngày.
Ngày 24/07/2018, Thanh tra Sở Du Lịch tiến hành kiểm tra hoạt động tại chi nhánh Công ty A và lập Biên bản ghi nhận Công ty chưa tiến hành việc thông báo hoạt động đại lý du lịch lữ hành.
Ngày 25/07/2018, Thanh tra Sở ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quyết định xử phạt Công ty A 4 triệu đồng về hành vi: không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đại lý lữ hành bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Trong trường hợp này, hành vi không thông báo của Công ty A thuộc hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện bởi công ty A biết mình phải thực hiện nghĩa vụ trong vòng 15 ngày kể từ ngày hoạt động, chi nhánh công ty A phải có văn bản thông báo đăng ký về hoạt động kinh doanh lữ hành vớ cơ quan chức năng. Nhưng, trong quá trình hoạt động của mình, đơn vị đã không gửi và cho đến khi bị Thanh tra, vẫn không thực hiện, tức không hành động và cho đến nay vẫn không có hành động cụ thể nào về việc thông báo đăng ký. Do đó, đây là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm là ngày 24/07/2018.
Nếu như, Thanh tra Sở Du lịch không tiến hành kiểm tra nhưng sau thời hạn 15 ngày, công ty A mới thực hiện thông báo với Sở Du Lịch về việc hoạt động đại lý. Đến ngày Thanh tra Sở du lịch tiến hành kiểm tra thì xác nhận đã thông báo nhưng quá thời hạn quy định thì hành vi này được hiểu là vi phạm hành chính đã kết thúc. Đáng lẽ phải tiến hành đăng từ 11/09/2012-26/09/2012 thì ngày 01/10/2012, công ty A mới thông báo. Do đó, thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm đã tiến hành đăng ký là 01/10/2012.
3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến
Cụ thể, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Với quy định này, Cụm từ “, tổ chức” được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 72 Điều 1 của Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Quy định này được áp dụng căn cứ vào Điều 63, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, vụ việc này đã do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp này, thời hiệu áp dụng vẫn sẽ được áp dụng như bình thường:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp ngoại lệ
- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Vụ việc đã được thụ lý thì thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Quy định về thời hạn xử phạt vi phạm hành chính
Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 144, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
Vấn đề trốn tránh ở đây hiện nay còn có nhiểu tranh cãi. Việc trốn tránh, trì hoãn có 02 quan điểm để hiểu:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã gửi quyết định xử phạt đúng theo quy định, người bị xử phạt phải có trách nhiệm chấp hành quyết định này trong thời hạn 10 ngày, hoặc thời hạn ghi trong quyết định kể từ khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, đến nay các đối tượng vẫn chưa nộp tiền phạt hoặc họ đã được xác minh là không có tài sản để thi hành nhưng không có đơn xin miễn, giảm thi hành quyết định xử phạt hành chính là do họ đã trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định. Do đó, vẫn xem xét các đối tượng này có tiền sự.
- Quan điểm thứ hai cho rằng, người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương. Đồng thời để đảm bảo quyết định hành chính được thi hành nghiêm túc thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định cưỡng chế nếu người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện thi hành theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, nếu hết thời hạn quy định mà người bị xử phạt không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và người hoặc cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không có bất kỳ biện pháp nào buộc người bị xử phạt phải chấp hành quyết định đó thì không thể nói người bị xử phạt cố ý trốn tránh, trì hoãn. Do đó, không có căn cứ để áp dụng khoản 2 điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với họ để tính thời hiệu thi hành quyết định kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về việc “cố tình trốn tránh, trì hoãn” thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, dẫn đến việc xác định hành vi bị xử lý hình sự hay bị xử lý hành chính còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Ví Dụ Về Thời Hiệu Xử Phạt Hành Chính
-
Thời Hạn Là Gì? Thời Hiệu Là Gì? Cho Ví Dụ Cụ Thể Từng Trường Hợp
-
Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính 2022 Mới Nhất - Luật Hoàng Phi
-
Hết Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Còn Bị Xử Phạt Nữa Không ?
-
Thời Hiệu Và Thời Hạn Trong Xử Lý Vi Phạm Hành Chính - Trang Chủ
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NÓI CHUNG
-
Thời Hạn, Thời Hiệu? Cách Tính Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính?
-
Thời Hiệu Và Thời Hạn Trong Xử Lý Vi Phạm Hành Chính - Ánh Sáng Luật
-
Xác định Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Theo Quy định Hiện ...
-
Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Là Bao Nhiêu Năm?
-
Bất Cập Về áp Dụng Thời Hạn Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Theo Luật ...
-
Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính đối Với Hành Vi Về Trốn Khám ...
-
Hết Thời Hiệu Thi Hành Quyết định Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Thì Giải ...
-
Thời Hiệu Khiếu Nại Quyết định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính
-
Áp Dụng Tiền Sự Khi Xử Lý Tội đánh Bạc - Hỏi đáp Trực Tuyến