Thời Kì Đại Loạn – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Lịch sử
  • 2 Xem thêm
  • 3 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thời kì Đại Loạn
Tên bản ngữ
  • Смутное время
1598–1613
Konstantin Makovsky's Appeal of Minin (1896) depicts Kuzma Minin appealing to the people of Nizhny Novgorod to raise a volunteer army against Sigismund III of Poland and the occupying Thịnh vượng chung Ba Lan và Lietuva.Konstantin Makovsky's Appeal of Minin (1896) depicts Kuzma Minin appealing to the people of Nizhny Novgorod to raise a volunteer army against Sigismund III of Poland and the occupying Thịnh vượng chung Ba Lan và Lietuva.
Vị thếVô chủ
Thủ đôMoskva
Ngôn ngữ thông dụngNgaLatinHi LạpĐứcBa Lan
Tôn giáo chínhChính Thống giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ tuyệt đối
Lịch sử
Thời kỳTrung đại
• Boris Godunov tiếm ngôi 1598
• Tấn tôn Mikhayl Đệ Nhất 1613
Tiền thân Kế tục
Vương triều Ryurik
Triều Romanov
Hiện nay là một phần của Nga

Thời kì Đại Loạn[1] (tiếng Nga: Смутное время) là quãng thời gian từ 1598 đến 1613 khi Sa quốc Nga trống ngôi chúa và xứ sở đứng trước nguy cơ tiêu vong. Đây cũng được coi là giai đoạn chuyển tiếp triều Ryurik sang Romanov[2][3][4].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bầu Mikhail Romanov 16 tuổi lên làm Sa hoàng đầu tiên của nhà Romanov

Cái chết không người nối dõi của con trai Ivan Bạo chúa là Fyodor I kéo theo một giai đoạn nội chiến và can thiệp của nước ngoài (1606–13). Các mùa đông lạnh giá (1601-1603) làm mùa màng thất bát[5] dẫn tới nạn đói Nga 1601-1603 và làm gia tăng sự vô tổ chức trong xã hội. Thời kỳ cầm quyền của Boris Godunov chấm dứt trong tình trạng hỗn loạn, nội chiến cộng với sự xâm phạm từ nước ngoài, sự tàn phá nhiều thành phố và sự suy giảm dân số trong các khu vực nông thôn. Đất nước chao đảo vì sự hỗn loạn bên trong và nhiều cuộc can thiệp bên ngoài của Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva[6]. Quân xâm lược tiến vào tới Moskva và đưa, ban đầu là kẻ mạo danh Dmitriy I giả và sau đó là Władysław IV Vasa - một Hoàng thân Ba Lan lên ngôi báu của nước Nga. Nhân dân Moskva phải nổi dậy đấu tranh, nhưng họ bị dập tắt một cách dã man và thành phố bị đốt cháy[7][8][9].

Cuộc khủng hoảng đã tạo nên tinh thần yêu nước chống lại quân xâm lược của toàn dân Moskva và vào mùa thu năm 1612, dưới sự chỉ huy của thương gia Kuzma M. Minin và Công tước Dmitry M. Pozharsky, quân đội tình nguyện đã đẩy lui ngoại bang ra khỏi kinh thành[10][11][12].

Vị thế quốc gia Nga đã sống sót qua thời loạn và sự cai trị kém hoặc thối nát của các Sa hoàng nhờ sức mạnh của các quan lại trung tâm của chính quyền. Các chức năng của chính quyền vẫn hoạt động, dù dưới bất kỳ vị vua nào hay các phe phái nào kiểm soát ngôi báu. Tuy nhiên, do sự khủng hoảng triều đại gây ra đã khiến nước Nga mất nhiều lãnh thổ vào tay Vương quốc Ba Lan và Đại Công quốc Litva trong cuộc chiến tranh Nga-Ba Lan[13]. Không những thế, vua Thụy Điển là Gustav II Adolf đã lợi dụng "Thời kỳ loạn lạc" mà phát binh chinh phạt nước Nga và giành chiến thắng lừng lẫy trong cuộc chiến tranh Ingria:[14]

Từ nay về sau, nước Nga chẳng bao giờ còn dám vượt qua khuôn phép nữa!

— Gustav II Adolf

Tháng 2 năm 1613, khi sự hỗn loạn tạm kết thúc và người Ba Lan đã bị đẩy lui khỏi Moskva, một đại hội đồng, gồm các đại diện từ 50 thành thị và thậm chí cả một số nông dân đã bầu Mikhail Romanov, con trai của đại giáo chủ Filaret, lên ngôi báu. Nhà Romanov cai trị nước Nga[15].

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thời kì Đại Loạn.
  • Triều Ryurik
  • Triều Romanov
  • Sa quốc Nga

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Borisenkov E, Pasetski V. The Thousand-Year Annals of the Extreme Meteorological Phenomena. ISBN 5-244-00212-0, p. 190.
  2. ^ "1600 Eruption Caused Global Disruption" Lưu trữ 2011-02-15 tại Wayback Machine, Geology Times, 25 Apr 2008, accessed 13 Nov 2010
  3. ^ Andrea Thompson, "Volcano in 1600 caused global disruption", MSNBC.com, ngày 5 tháng 5 năm 2008, accessed 13 Nov 2010
  4. ^ “The 1600 eruption of Huaynaputina in Peru caused global disruption”. Science Centric. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2010.
  5. ^ Borisenkov E, Pasetski V. "The thousand-year annals of the extreme meteorological phenomena", ISBN 5-244-00212-0, tr. 190
  6. ^ Solovyov. "History of Russia...", quyển 7, tr. 533-535, tr. 543-568
  7. ^ George Vernadsky, "A History of Russia", quyển 5, Nhà in Đại học Yale, (1969). Bản dịch tiếng Nga
  8. ^ Mikolaj Marchocki "Historia Wojny Moskiewskiej", chương "Slaughter in the capital", Bản dịch tiếng Nga
  9. ^ Sergey Solovyov. History of Russia... quyển 8, tr. 847
  10. ^ Chester S L Dunning, Russia's First Civil War: The Time of Troubles and the Founding of the Romanov Dynasty, tr. 434 Nhà in bang Penn, 2001, ISBN 0-271-02074-1
  11. ^ Troubles, Time of." Encyclopædia Britannica. 2006
  12. ^ Công tước Dmitri Mikhailovich Pozharski Lưu trữ 2008-12-11 tại Wayback Machine", Columbia Encyclopedia
  13. ^ “The Moscow Times”.
  14. ^ Những nhân vật quân sự nổi tiếng thế giới, tác giả: Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, biên dịch: Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2003, trang 304
  15. ^ Russia's First Civil War: The Time of Troubles and the Founding of the Romanov Dynasty. Pennsylvania State University Press. 2001. ISBN 0-271-02074-1. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.

Phillips, Walter Alison (1911). “Russia” . Trong Chisholm, Hugh (biên tập). Encyclopædia Britannica. 23 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 896–897.

  • Dunning, Chester S.L. Russia's First Civil War: The Time of Troubles and the Founding of the Romanov Dynasty, Penn State Press, 2001 ISBN 0-271-02074-1
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thời_kì_Đại_Loạn&oldid=69505520” Thể loại:
  • Thời kì Đại Loạn
Thể loại ẩn:
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
  • Trang sử dụng liên kết tự động ISBN
  • Bài viết có văn bản tiếng Nga
  • Trang sử dụng hộp thông tin quốc gia có các tham số không rõ
  • Bài viết sử dụng pull quote có nguồn
  • Bài viết trên Wikipedia kết hợp trích dẫn từ Encyclopædia Britannica năm 1911

Từ khóa » Thời Loạn Lạc Tập 25