Thời Kì Hình Thành Và Phát Triển Của Chế độ Phong Kiến ở Tây Âu (Từ ...

A. Kiến thức trọng tâm

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu

  • Thế kỉ III, đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng suy thoái, xã hội rối ren.
  • Đến cuối thế kỉ thứ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc-man xâm chiếm. Năm 476, chế độ chiếm nô kết thúc, thời đại phong kiến hình thành ở châu Âu.

* Những việc làm của người Giéc- man:

  • Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
  • Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
  • Thủ lĩnh của họ tự xưng vua và phong tước vị.
  • Từ bỏ tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu ki tô giáo.

* Các giai cấp mới hình thành:

  • Nông nô
  • Lãnh chúa phong kiến

=> Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu hình thành

2. Xã hội phong kiến Tây Âu

  • Giữa thế kỉ IX, lãnh địa phong kiến hình thành. Đây là đơn vị chính trị và kinh tế trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
  • Lãnh địa là khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
    • Đất lãnh chúa có lâu đài, nhà thờ….có hào sâu, tường bao quanh
    • Đất khẩu phần giao cho nông nô cày cấy.
  • Đặc điểm của lãnh địa:
    • Lãnh địa là đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc.
    • Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng…
  • Quan hệ trong lãnh địa:
    • Cuộc sống của nông nô: là người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa.
    • Đời sống của lãnh chúa: sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.

=> Nông nô >< Lãnh chúa =>khởi nghĩa của nông nô

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

  • Nguyên nhân xuất hiện các thành thị:
    • Thế kỷ XI, sản xuất phát triển và xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
    • Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa
    • Một số thợ thủ công thoát khỏi lãnh địa, đến nơi thuận lợi: ngã ba đường, bến sông… để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa

=> Thành thị xuất hiện

  • Hoạt động của thành thị:
    • Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân
    • Lập nên các phường hội và thương hội để giữ độc quyền kinh tế, chống lại sự áp bức của lãnh chúa.
  • Vai trò của thành thị:
    • Phá vỡ kinh tế tự túc, tự cấp, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
    • Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.
    • Mang lại không khí tự do, mở ra tri thức, tạo điều kiện cho sự ra đời các trường đại học.

Từ khóa » Trình Bày Xã Hội Phong Kiến Tây âu