Thời Kỳ Mang Thai: Bệnh Về Lợi Và Nôn ọe Khi Chải Răng
Có thể bạn quan tâm
Thời kỳ mang thai: bệnh về lợi và nôn ọe khi chải răng
Vào đầu thai kỳ, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để rửa răng, lấy cao răng và giữ vệ sinh răng miệng tối đa. Cần nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng răng của bạn và bác sĩ sẽ chỉ chụp X-quang chừng nào thấy thật cần thiết vì thai nhi rất nhạy cảm với tia X, nhất là trong 3 tháng đầu.
Những cách xử lý răng khác có thể áp dụng trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ. Việc gây tê cục bộ khi xử lý răng sẽ không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra các dị tật cho thai. Do đó, bạn nhất thiết phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Các bệnh về lợi với phụ nữ mang thai:
Các cuộc nghiên cứu đã tạo lập được mối liên quan giữa các bệnh về lợi ở phụ nữ mang thai với việc tăng nguy cơ đẻ non. Kết quả từ một cuộc nghiên cứu mới nhất được thực hiện với hàng ngàn phụ nữ mang thai hoặc mới sinh cho thấy, những phụ nữ mắc các bệnh viêm cận răng có nguy cơ đẻ non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân cao gấp 7 lần so với những phụ nữ không mắc bệnh về lợi. Việc phụ nữ sử dụng rượu và thuốc lá trong khi mang thai sẽ khiến khả năng này cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ khác. Một nghiên cứu khác được thực hiện với sự tham gia của 2000 phụ nữ cũng cho kết quả tương tự.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, vi khuẩn gây ra các bệnh sẽ xâm nhập vào máu khi bạn ăn uống hoặc đánh răng. Các vi khuẩn này sau đó có thể ảnh hưởng đến kích thích tố prostaglandin (PGE2), chất lỏng sinh học tự nhiên có trong cơ thể phụ nữ mang thai. Với những phụ nữ mang thai mắc bệnh về lợi, lượng PGE2 tăng rất cao, thai phụ sẽ có nguy cơ sinh non.
Do đó, bạn hãy đến bác sĩ nha khoa để khám răng và nếu bị mắc các bệnh về lợi, hãy chữa triệt để trước khi quyết định có con.
Chăm sóc răng đặc biệt khi mang thai:
Nếu bạn bị nôn oẹ khi mang thai, hãy đánh răng nhiều lần trong ngày hơn bình thường bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ hơn. Cúi đầu thấp xuống bồn khi đánh răng để cổ họng giãn ra và cho phép nước bọt chảy ra ngoài.
Nếu bạn ăn nhiều hơn và có cảm giác thèm ngọt hơn bình thường, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh mục xương. Do đó, thay vì ăn nhiều đồ ăn chứa đường như kẹo ngọt hoặc bánh quy, bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi hơn. Nếu không, bạn hãy đánh răng ngay sau khi ăn bánh kẹo.
Theo www:24h.com.vn
Từ khóa » Súc Miệng Hay Buồn Nôn
-
Hiện Tượng Buồn Nôn Khi đánh Răng Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Bị Buồn Nôn Khi đánh Răng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nguyên Nhân Khiến Bạn Buồn Nôn Khi đánh Răng Vào Buổi Sáng
-
Đừng Chủ Quan, Buồn Nôn Khi đánh Răng Là Dấu Hiệu Của 3 Bệnh ...
-
Buồn Nôn Khi đánh Răng Là Bị Gì? Làm Sao để Khắc Phục?
-
Tại Sao Có Cảm Giác Buồn Nôn Khi đánh Răng - VnExpress Sức Khỏe
-
Bị Hôi Miệng, Sáng Dậy Thấy Buồn Nôn Có Phải Viêm Họng Không?
-
Nguyên Nhân Nào Khiến Buồn Nôn Khi đánh Răng Là Gì?
-
Mỗi Khi Súc Miệng Em Hay Buồn Nôn, đắng Miệng? - AloBacsi
-
BUỒN NÔN KHI ĐÁNH RĂNG - Phòng Khám Nha Khoa Thu Trang
-
Các Cách Chữa Buồn Nôn Khi đánh Răng
-
Cảm Giác Buồn Nôn ở Cổ Họng Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Tôi Bị Nôn (ói) Trong Lúc Dùng Nước Súc Miệng, Khắc Phục Như Thế ...
-
Viêm Họng Buồn Nôn Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?