Thói Ngụy Biện – Nhóm 2. Lợi Dụng Cảm Tính Và đám đông

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”

Share this:

  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to print (Opens in new window)
  • Click to email a link to a friend (Opens in new window)

Related posts

Post navigation Thói ngụy biện – Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề Thói ngụy biện – Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề Âu Châu đẹp cỡ nào? https://www.youtube.com/watch?v=cau8PlLWJjkBạn bè bốn phương Upcoming Events

No upcoming events

Lịch June 2019
M T W T F S S
12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
« Mar Nov » Tagsbiện bài Bài báo chính trị chỉnh số liệu chứng Cronbach alpha bị lỗi Cronbach’s Alpha cuộc sống Cách tăng hệ số Cronbach Cách viết cá nhân Công bố giàu Hoa hoa vàng Hàn hình thức internet ISI Journal khái quát kinh nghiệm kiểm tra bài báo lá Miền nam màu sắc môi trường nghèo nguy bien Người Ngụy biện như Nhật Ninh Niềm tin nước Osaka Scopus sự kiện ta Thang đo thiên nhiên thân tác giả tình yêu tôi Việt Nam Vàng văn webs-dont-me-remember yêu ảnh hưởngBạn đọc xa gần
  • 28,718 Khách quốc tế
Search
  • Subscribe Subscribed
    • Nguyễn Văn Ninh
    • Sign me up
    • Already have a WordPress.com account? Log in now.
    • Nguyễn Văn Ninh
    • Customize
    • Subscribe Subscribed
    • Sign up
    • Log in
    • Copy shortlink
    • Report this content
    • View post in Reader
    • Manage subscriptions
    • Collapse this bar
Loading Comments... Write a Comment... Email (Required) Name (Required) Website Design a site like this with WordPress.comGet started

Từ khóa » Ví Dụ Dựa Vào đám đông