Thời Trang Có Cần Phải “đúng”? | Vietcetera

Sẽ thật dễ trả lời nếu ai đó đặt câu hỏi thời trang có cần phải đẹp? Nhưng không đơn giản nếu đặt ra câu hỏi làm thời trang liệu có cần phải “đúng”? Như thế nào mới là “đúng”? Và thời trang Việt Nam đã “đúng” chưa?

Tháng 11 năm 2018, Dolce & Gabanna đã gây ra làn sóng phẫn nộ toàn cầu khi đăng tải một chuỗi video quảng cáo với nội dung phân biệt chủng tộc người châu Á. Không chỉ thế, sau khi những video trên bị lên án, Instagram của Stefano Gabanna vẫn gửi những tin nhắn rằng ông không hề hối hận về vụ việc trên và tiếp tục chế giễu Trung Quốc với lời lẽ không mấy đẹp đẽ.

Thời trang có cacirc̀n phải ldquođúngrdquo0
Bài đăng Instragram về video gây tranh cãi của Dolce & Gabanna.

Chỉ vài ngày sau, show diễn tại Thượng Hải buộc phải hủy, các tập đoàn online ngừng bán thương hiệu này trên thị trường Trung Quốc, và người tiêu dùng trên toàn quốc dấy lên phong trào tẩy chay dữ dội; lúc ấy nhãn hàng mới chịu công bố một lời xin lỗi bâng quơ với lý do rằng tài khoản Instagram của nhà thiết kế bị hack.

Đây không phải là lần đầu tiên Dolce & Gabanna gây hấn với công chúng, cũng không phải lần đầu tiên thời trang bị lên án với những nội dung sai lệch. Có thể kể đến nhiếp ảnh gia thời trang Terry Richardson bị phanh phui tội xâm phạm tình dục – điều vỡ lẽ cho ai đã quen thuộc với những hình ảnh đầy dục tính của ông; hay nhà thiết kế Marc Jacob bị lên án chiếm đoạt văn hóa khi sử dụng dreadlock trong bộ sưu tập Xuân Hè 2016….

Thời trang có một tiền án dài những scandal như thế, và mặc cho hậu quả nghiêm trọng nó gây ra về tài chính, danh tiếng hay thậm chí pháp luật, thì không lâu ta lại chứng kiến một tên tuổi nào đó tái phạm như một thói quen khó bỏ. Phải chăng nền công nghiệp thời trang đã quá bao dung? Phải chăng chỉ cần đẹp là đủ?

Từ khóa » Tóc Dreadlock Lịch Sử