Thông Chốt, Tông Trọng Thương Cảnh Sát Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Sau hai tuần thực hiện giãn cách xã hội; chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16 của chính phủ Việt Nam; tình hình dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; vừa qua, thủ đô Hà Nội quyết định kéo dài thêm 15 ngày; áp dụng các quy định giãn cách xã hội. Đương nhiên; cùng với đó là việc các cơ quan chức năng tiếp tục làm nhiệm vụ; đảm bảo kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ của người dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây ghi nhận vụ việc một người giao hàng (Shipper); có ý định vượt chốt kiểm dịch Covid-19 để tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng; và còn gây cho chiến sĩ cảnh sát bị thương. Vậy hành vi Thông chốt, tông trọng thương cảnh sát ở Hà Nội bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
  • Nghị định 208/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hành vi thông chốt kiểm dịch

Hành vi thông chốt kiểm dịch là tên gọi hay được người dân sử dụng; để nói đến việc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP có định nghĩa về người thi hành công vụ như sau:

” Điều 3

1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.“

Bên cạnh đó, trong trường hợp yêu cầu của người thi hành công vụ; liên quan đến vẫn đề bệnh truyền nhiễm còn được quy định; trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

” Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

Như vậy, hành vi thông chốt kiểm dịch là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm; đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 này; hành vi có thể được xem xét tăng nặng do nguy cơ lan truyền bệnh dịch.

Hành vi tông trọng thương cảnh sát

Hành vi cố tình không dừng xe khi có yêu cầu dừng xe; của người thi hành công vụ đang làm nhiệm vụ thì có dấu hiệu phạm tội chống người thi hành công vụ; được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

” Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm...

Ngoài ra, việc gây tai nạn cho cảnh sát; còn có thể bị truy cứu tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015. Trong đó có cả biện pháp hình phạt bổ sung; như bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Tấn công cán bộ chốt kiểm dịch có bị xử phạt không?
  • Chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Giải quyết vụ việc

Theo báo chí đưa tin, khi đến chốt kiểm dịch tại Q. Cầu Giấy (Hà Nội), thì nam thanh niên này đã tăng ga lao nhanh; với ý định nhưng không làm chủ tốc độ; nên đã gây trọng thương cho một chiến sĩ cảnh sát đang làm nhiệm vụ.

Về xử phạt hành chính; căn cứ Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; người này sẽ bị xử phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng; do hành vi không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soat của người thi hành công vụ.

Về trách nhiệm hình sự, căn cứ Điều 260 BLHS 2015 có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu gây tổn hại cho chiến sĩ với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;….

Ngoài ra, còn bị phạt tù đến 03 năm do chống người thi hành công vụ. Như vậy, mức phạt cao nhất đối với nam shipper này lên đến 08 năm tù.

Bên cạnh đó, khi shipper còn phải bồi thường thiệt hại cho chiến sĩ cảnh sát. Mức bồi thường sẽ bao gồm bồi thường về vật chất và bồi thường về tinh thần, mức bồi thường về tinh thần do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường về tinh thần sẽ là không quá một trăm lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung về; Thông chốt, tông trọng thương cảnh sát bị xử lý như thế nào? ; của Luât Sư X. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến 0833102102 để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Chống người thi hành công vụ là gì ?

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ; hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao; hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Xử phạt vi phạm hành chính khi chống người thi hành công vụ

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP mức phạt từ 500.000 đến 5 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi chống người thi hành công vụ

Mức phạt đối với người phạm tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi; bổ sung 2017.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Thông Chốt Là Gi