Thống đốc – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (tháng 9/2021) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Thống đốc, ở một số quốc gia còn được gọi là Tỉnh trưởng hoặc Chủ tịch tỉnh là người đứng đầu cơ quan hành chính hoặc nhánh hành pháp ở một địa phương và cũng là người đại diện cao nhất của địa phương. Hầu hết trên các quốc gia trên thế giới, chức vụ thống đốc chỉ dành cho cấp địa phương cao nhất như là tiểu bang (Hoa Kỳ, Brasil, Nga...) hoặc tỉnh (Trung Quốc, Nhật Bản...).
Các chức danh tương tự
[sửa | sửa mã nguồn]Ngoài tên gọi Thống đốc (governor) ra còn có nhiều chức danh khác có nghĩa tương đương như thống đốc. Ví dụ như Tỉnh trưởng (prefect, provincial chief) ở Pháp, Trung Quốc... hoặc Chủ tịch Tỉnh (Provincial chairman, Provincial president) ở Việt Nam, Ý... Ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của hệ thống Anh Quốc như Ấn Độ, Canada, Úc thì ngoài Thống đốc ra thì còn có Thủ hiến. Ở các nước chịu ảnh hưởng của Anh, thì chức Thống đốc chỉ mang tính hình thức, Thủ hiến mới là người điều hành chính quyền địa phương.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trong chế độ quân chủ phong kiến và thực dân đế quốc đã từng tồn tại nhiều chức danh khác nhau với hàm ý tương đương:
- Tuần phủ hoặc Tuần vũ (đứng đầu một tỉnh hoặc đạo): phong kiến Trung Quốc, phong kiến Việt Nam
- Tri phủ (đứng đầu một phủ): phong kiến Trung Quốc, phong kiến Việt Nam
- Thứ sử (đứng đầu một châu): phong kiến Trung Quốc, phong kiến Việt Nam
- Thống sứ, Khâm sứ (Administrator, Resident Superior): Ai Cập cổ đại, La Mã cổ đại, và gần đây là thời kỳ Thực dân Pháp tại Liên bang Đông Dương
- Công sứ (Resident): các thuộc địa của Cộng hòa Pháp, hoặc thời Đế quốc Nhật Bản tại Đông Á và Đông Dương
- Ủy viên (Commissioner): thời Thực dân Pháp quay lại Đông Dương sau Thế chiến II
Vai trò
[sửa | sửa mã nguồn]Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, Thống đốc là người đứng đầu và đại diện cho chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương thường là phân cấp cao nhất, ví dụ như tiểu bang hoặc tỉnh của một quốc gia. Thống đốc được xem là một Tổng thống thu nhỏ hoặc Chủ tịch nước thu nhỏ của địa phương đó. Thống đốc có toàn quyền điều hành, bổ nhiệm nhân sự và đưa ra các chính sách cho địa phương đó
Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhHiện nay chức danh này ở Việt Nam tương đương với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh hoặc Thành phố trực thuộc trung ương. Nên lưu ý là tên gọi Thống đốc cũng được dùng để chỉ người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa có chức Tỉnh trưởng.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Từ khóa » Hệ Thống Doc Là Gì
-
Thống đốc Là Gì? Giải Thích Thuật Ngữ Thống đốc - Hệ Thống Pháp Luật
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc, đổ đèo Là Gì? - Ô Tô
-
Hệ Thống Là Gì? Ý Nghĩa, Cách Phân Loại Và Cho Ví Dụ Minh Họa?
-
Thống đốc Là Gì? Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Thống đốc Ngân Hàng ...
-
HSA Là Gì? Tìm Hiểu Về Hệ Thống Khởi Hành Ngang Dốc Trên Ô Tô
-
Hệ Thống Hỗ Trợ Khởi Hành Ngang Dốc Hoạt động Như Thế Nào?
-
Giám đốc Vận Hành (COO) Là Gì?
-
Chức Năng Nhiệm Vụ - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Hệ Thống điện Năng Lượng Mặt Trời độc Lập (Off-Grid) - GIVASOLAR