Thông Luồng Soài Rạp đón Tàu Lớn Vào Cảng Tại TP.HCM - Haivanship

Hơn một tháng nay một số cảng ở Khu công nghiệp Hiệp Phước (Nhà Bè) đã lên kế hoạch đón tàu biển có trọng tải lớn vào luồng Soài Rạp đưa về cảng, dù đến đầu tháng 6-2014 dự án nạo vét luồng Soài Rạp này mới hoàn thành. tau trong tai lon vao luong Soai Rap

Đón tàu tải trọng đến 50.000 tấn

* Luồng sông Lòng Tàu: từ phao số 0 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi theo sông vào cảng Sài Gòn dài 85km, luồng sông sâu và ít bị bồi lắng nhưng không rộng và nhiều khúc cua gấp khúc. Trong những năm gần đây nhu cầu vận tải ngày càng tăng, kích cỡ các tàu ngày càng lớn và tốc độ ngày càng tăng nên lòng sông này khó đáp ứng nhu cầu vì chỉ cho tàu 20.000-30.000 tấn lưu thông.

* Luồng Soài Rạp: dài 65km, có lòng sông nhiều đoạn rộng đến 3km, hầu hết lòng sông ở phía trong khá sâu. Tuy nhiên, ở cửa sông có một số đoạn bị cạn và chỗ cạn nhất trước đây là âm 5,3m. Hiện nay luồng tàu này đã hoàn tất nạo vét giai đoạn 1 đến độ sâu âm 7m cho tàu 10.000 tấn ra vào. Theo kế hoạch, trong năm 2014 luồng tàu được hoàn thành nạo vét âm 9,5m cho tàu đến 30.000-50.000 tấn lưu thông.

Sở dĩ các cảng háo hức về luồng Soài Rạp vì cho tàu đi vào luồng sông này sẽ rút ngắn quãng đường dài khoảng 20km so với đi luồng sông Lòng Tàu về TP.HCM. Hơn nữa, luồng sông Lòng Tàu chỉ cho tàu biển trọng tải 20.000-30.000 tấn lưu thông, trong khi luồng sông Soài Rạp cho tàu biển có trọng tải đến 50.000 tấn lưu thông sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Từ tám năm trước (năm 2006), các nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng của luồng sông Soài Rạp khi dự án nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 1 còn đang bàn thảo, Tập đoàn cảng biển DP World (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) đã đầu tư hơn 200 triệu USD xây dựng cảng container Trung tâm Sài Gòn - SPCT tại Khu công nghiệp Hiệp Phước có công suất 1,5 triệu container/năm.

Đến tháng 5-2009 cảng Sài Gòn khởi công xây dựng cảng Sài Gòn - Hiệp Phước tại Khu công nghiệp Hiệp Phước có diện tích 100ha, với công suất xếp dỡ 18 triệu tấn hàng hóa. Việc xây dựng cảng mới này nhằm thực hiện kế hoạch di dời khu cảng Nhà Rồng và Khánh Hội. Đến nay cảng Sài Gòn đã đưa cảng Sài Gòn - Hiệp Phước vào hoạt động giai đoạn 1 với diện tích 54ha và có quy mô xếp dỡ 8,7 triệu tấn hàng hóa/năm...

Ngày 19-4, ngay sau khi chiếc tàu 30.000 tấn cập cảng SPCT, ông William Khoury - tổng giám đốc cảng SPCT - đã bày tỏ vui mừng vì luồng Soài Rạp được khai thông cho phép SPCT có thể đón tàu trọng tải đến 50.000 tấn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế TP.HCM. Tương tự, lãnh đạo một doanh nghiệp cảng ở Hiệp Phước cho biết việc khai thông luồng tàu biển mới đồng nghĩa với việc giúp giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh, không những các cảng biển được lợi mà các ngành công nghiệp và các loại hình kinh doanh sẽ được hưởng lợi từ công trình này.

Khu đô thị cảng biển

Thực tế từ kết quả nghiên cứu, khảo sát tuyến sông Soài Rạp, một đơn vị thuộc Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam khẳng định sông Soài Rạp có lòng sông sâu rất ít biến đổi về mặt hình thái, dòng sông hướng dần ra biển càng lúc càng sâu, bề rộng có nơi đến hơn 2km và ít bồi lắng. Vì vậy, năm 2007 UBND TP.HCM quyết định thử nghiệm giai đoạn 1 nạo vét lòng sông đạt độ sâu âm 7m cho phép tàu có trọng tải đến 15.000 tấn từ Vũng Tàu theo luồng sông này về Khu công nghiệp Hiệp Phước.

Từ kết quả nạo vét thành công giai đoạn 1, cuối tháng 11-2012 UBND TP làm lễ khởi công dự án nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 2 có độ sâu đến âm 9,5m với khối lượng nạo vét hơn 12 triệu m3. Ban quản lý đầu tư dự án nạo vét luồng Soài Rạp cho biết công trình có ý nghĩa trong việc phát triển cảng nước sâu ở TP.HCM và là tiền đề phát triển luồng Soài Rạp thành luồng hàng hải tầm cỡ quốc tế. Trong khi đó, lãnh đạo Công ty phát triển công nghiệp Tân Thuận cho rằng việc khơi thông luồng Soài Rạp cũng là nền tảng cho kế hoạch phát triển đô thị cảng Hiệp Phước về phía nam tiến ra biển Đông.

Theo quy hoạch chung đã được UBND TP.HCM phê duyệt, khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) có diện tích hơn 3.900ha, bao gồm toàn bộ xã Hiệp Phước và một phần xã Long Thới. Trong đó diện tích sông, rạch khoảng 1.000ha. Tại đây có cả cụm cảng biển, khu đô thị và khu công nghiệp. Theo định hướng, đây sẽ là khu đô thị cảng biển quốc tế quy mô lớn, là đầu mối trung chuyển phục vụ không chỉ TP.HCM mà cả vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Về dân số, dự kiến đến năm 2020 tại đây có khoảng 180.000 người. Riêng khu công nghiệp cũng có quy mô lớn, đặc biệt là công nghiệp gắn với cảng và vận tải đường thủy. Tuyến giao thông quan trọng kết nối với khu đô thị cảng với trung tâm TP là trục đường bắc nam (đường Nguyễn Hữu Thọ).

Lo ngại tắc đường bộ

Đại diện một hãng tàu biển nước ngoài có trụ sở ở Q.4, TP.HCM cho biết luồng Soài Rạp đã mở đường cho các doanh nghiệp vận tải đưa tàu biển lớn về cảng biển TP. Theo đó, các loại tàu lớn chở đến 4.000 container sẽ giảm được chi phí hơn so với tàu có sức chở ít. Đi luồng sông Soài Rạp được rút ngắn hơn 20km so với luồng sông Lòng Tàu sẽ giúp các hãng tàu giảm được thời gian và chi phí nhiên liệu về đến cảng. Tuy nhiên, các hãng tàu quan tâm đường giao thông ở các bến cảng này ra sao, liệu có bị ùn tắc như đã xảy ra ở Tân Cảng trên tỉnh lộ 25B (nay là đường Đồng Văn Cống, Q.2). Nếu luồng Soài Rạp được khơi thông mà đường bộ đến các cảng ở Hiệp Phước bị ùn ứ như Tân Cảng Cát Lái (Q.2) hoặc như ở Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) do không có đường nội bộ thì e rằng các hãng tàu bị thiệt hại vì hàng xuất nhập khẩu chậm trễMột số hình ảnh tàu biển vào TP. Hồ Chí Minh qua luồng mớiThong luong Soai Rap vao Tp Ho Chi MinhHình ảnh thông luồng tàu biển Soài Rạp vào Tp. HCMHình ảnh thông luồng tàu biển Soài Rạp vào Tp. HCMHình ảnh thông luồng tàu biển Soài Rạp vào Tp. HCMHình ảnh thông luồng tàu biển Soài Rạp vào Tp. HCMTàu lai dắt chuyên dụng Sea Tiger của HAIVANSHIP phun nước đón tàu biển

Từ khóa » độ Sâu Luồng Soài Rạp