Thông Số Kỹ Thuật Cọc Bê Tông Ly Tâm D300 ... - Viet Architect Group

Việt Architect Group chia sẻ bài viết, giới thiệu các Thông số kỹ thuật cọc bê tông Ly Tâm D300/ D350/D400/D500. Ứng dụng, ưu nhược điểm của từng loại cọc, các bạn tham khảo chi tiết bài viết.

Cọc bê tông ly tâm là gì ?

Mục lục

Toggle
  • Cọc bê tông ly tâm là gì ?
  • Bảng thông số kỹ thuật loại cọc bê tông Ly Tâm D300/ D350/D400/D500 cho các công ty và doanh nghiệp muốn tìm hiểu
  • Phân loại cọc bê tông ly tâm, cọc bê tông dự ứng lực
    • Cọc ly tâm ứng lực trước thường (PC)
    • Cọc ly tâm ứng lực trước cường độ cao (PHC)
    • Cọc ly tâm ứng lực trước dạng thân đốt cường độ cao (NPH)
  • Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của cọc ly tâm dự ứng lực
    • Ưu điểm cọc ly tâm dự ứng lực
    • Nhược điểm của cọc ly tâm dự ứng lực
  • Biện pháp thi công cọc ly tâm, cọc dự ứng lực

– Cọc ly tâm là loại cọc có dạng hình cọc tròn làm và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuyên dụng, phần bê tông của cột được đổ theo phương thức quay ly tâm, bỏ vào lò hơi ở nhiệt độ khoảng 70 độ C và phần cốt thép của loại cọc này được cấu tạo từ sợ thép Dự ứng lực kéo căng ứng suất trước.

– Cọc ly tâm thường được sản xuất với số lượng lớn với nhiều kích thước đường kính khác nhau như, 300, 350. 400,… 700, 800. Vì sử dụng phương pháp ly tâm nên phần bê tông trong loại cọc này rất chắc và đặc, không bị nứt vỡ cũng như chịu được tải trọng cao, khả năng chống thấm tốt, chống ăn mòn cao.

– Mác bê tông sử dụng đúc cọc ly tâm thường là mác 600 đối với cọc PC và mác 800 đối với cọc PHC

Cọc ly tâm là loại cọc có dạng hình cọc tròn làm và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuyên dụng, phần bê tông của cột được đổ theo phương thức quay ly tâm, bỏ vào lò hơi ở nhiệt độ khoảng 96 độ C và phần cốt thép của loại cọc này được cấu tạo từ sợi cáp kéo căng ứng lực.

Hiểu một cách đơn giản, cọc ly tâm là loại cọc tròn được sản xuất tại nhà máy trên dây truyền hiện đại chuyên việt. Trong đó, phần bê tông của cột được đổ theo phương pháp quay ly tâm, sau đó mang hấp trong lò hơi ở nhiệt độ khoảng 95 độ C. Phần cốt thép của cọc ly tâm được cấu tạo từ những sợi cáp căng kéo ứng lực trước.

Cọc ly tâm thường được sản xuất với các kích thước khác nhau như đường kính 250, 300, 350, 400, 450, 500, 600, 7000, 800. Với phương pháp sản xuất hiện đại, cọc ly tâm có phần bê tông chắc, đặc, không nứt, chịu được tải trọng cao và đặc biệt là có khả năng chống thấm, chống ăn mòn cao.

Ngoài khái niệm cọc ly tâm là gì, bạn cũng nên tham khảo qua loại cọc bê tông vuông. Theo đó, cọc bê tông vuông là loại cọc có tiết diện hình vuông với các kích thước 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400… Loại cọc này được đúc theo phương pháp thủ công truyền thống với phần cốt thép trơn hoặc gân tùy theo thiết kế.

Bảng thông số kỹ thuật loại cọc bê tông Ly Tâm D300/ D350/D400/D500 cho các công ty và doanh nghiệp muốn tìm hiểu

Qúy khách hàng đang muốn tìm hiểu thông tin về cọc bê tông Ly Tâm Dự ứng Lực thì dưới đây là những thông số cần thiết liên quan đến các loại cọc bê tông Ly Tâm D300 – D350 – D400.

1- Bản vẽ thông số kỹ thuật cọc bê tông Ly Tâm

thong so ky thuat coc be tong ly tam d300 d350 d400 d500 - Thông số kỹ thuật cọc bê tông Ly Tâm D300/ D350/D400/D500

thong so ky thuat coc be tong ly tam d300 d350 d400 d500 1 - Thông số kỹ thuật cọc bê tông Ly Tâm D300/ D350/D400/D500

2- Kích thước cọc bê tông Ly Tâm

thong so ky thuat coc be tong ly tam d300 d350 d400 d500 4 - Thông số kỹ thuật cọc bê tông Ly Tâm D300/ D350/D400/D500

Phân loại cọc bê tông ly tâm, cọc bê tông dự ứng lực

Phân loại cọc ly tâm, cọc dự ứng lực

Hiện nay trong thi công xây dựng có 3 loại cọc bê tông gồm:

Cọc ly tâm ứng lực trước thường (PC) Cọc ly tâm ứng lực trước cường độ cao (PHC) Cọc ly tâm ứng lực trước dạng thân đốt cường độ cao (NPH)

-> Như vậy Trên thị trường hiện nay có ba loại cọc ly tâm PC, PHC và cọc NHP

+ Cọc ly tâm ứng lực trước PC là loại cọc ly tâm dạng tròn sử dụng thép Dự ứng lực và cường độ mác bê tông không nhỏ hơn 60 MPa

+ Cọc ly tâm ứng lực trước PHC là loại cọc ly tâm dạng tròn sử dụng thép Dự ứng lực và cường độ mác bê tông không nhỏ hơn 80 MPa

+ Cọc ly tâm ứng lực trước NHP là loại cọc ly tâm ứng lực trước dạng đốt thân cọc và có cường độ nén mẫu bê tông không nhỏ hơn 80 MPa

Mỗi loại sẽ được xếp, phân loại thành nhiều loại khác nhau nhé các bạn.

Cọc ly tâm ứng lực trước thường (PC)

Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước thường (PC – Pretensioned spun concrete piles). Đây là loại cọc được sản xuất bằng công nghệ quay ly tâm có cường độ nén bê tông với mẫu thử trụ (150x300mm) không nhỏ hơn 60 MPa

Cọc ly tâm ứng lực trước cường độ cao (PHC)

Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao (PHC – Pretensioned spun high strength concrete piles). Đây là loại cọc được sản xuất bằng công nghệ quay ly tâm có cường độ nén bê tông với mẫu thử trụ (150x300mm) không nhỏ hơn 80 MPa

Cọc ly tâm ứng lực trước dạng thân đốt cường độ cao (NPH)

Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước dạng thân đốt cường độ cao (NPH – Pretensioned spun high strength Nodular). Đây là cọc bê tông ly tâm ứng lực trước cường độ cao nhưng có đốt trên thân cọc, còn gọi là cọc Nodular, có cường độ chịu nén của bê tông với mẫu thử hình trụ (150 x 300) mm không nhỏ hơn 80 MPa.

Quá trình ép cọc ly tâm dự ứng lực

Đây là ảnh minh họa quá trình ép cọc bằng robot cho cọc ly tâm dự ứng lực!

Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của cọc ly tâm dự ứng lực

Ưu điểm cọc ly tâm dự ứng lực

  • Giá thành của loại cọc này rẻ hơn, ví dụ 1 cọc bê tông ly tâm với 1 cọc bê tông thông thường thì giá thành của cọc bê tông ly tâm rẻ hơn.
  • Cọc có sẵn, đặt hàng nhanh và chiều dài có thể lên tới 13 m

Nhược điểm của cọc ly tâm dự ứng lực

  • Chi phí đầu tư máy ép cọc cao
  • Do cọc có độ dài lớn nên vận chuyển gặp nhiều khó khăn
  • Mức độ phổ biến tại các tỉnh thành chưa nhiều nên các bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, tìm hiểu.

Biện pháp thi công cọc ly tâm, cọc dự ứng lực

– Biện pháp thi công cọc ly tâm rất khác so với biện pháp thi công cọc vuông truyền thống vì cọc ly tâm thường được sản xuất bê tông cường độ cao và thép dự ứng lực và công nghệ quay ly tâm nên cường độ cọc ly tâm chịu nén rất cao. Chính vì vậy với phương pháp ép như cọc vuông sẽ không tác dụng đối với cọc ly tâm

– Thi công cọc ly tâm thường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Robot ép thủy lực có tải trọng 180 tấn đến 1.000 tấn có thể ép được cọc có đường kính từ 300 mm đến 1.000 mm. Hoặc thi công bằng biện pháp búa đóng tùy vào địa hình và đường kính cọc sử đụng cho mỗi dự án

Trên đây là phần giới thiệu về thông số kĩ thuật cọc ly tâm dự ứng lực để các bạn có thể tham khảo. Có thể phần bài viết còn thiếu sót rất mong các bạn có thể góp ý thêm để mọi người có thể hiểu rõ hơn về loại loại cọc ly tâm này nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Thông Số Cọc D400