Thông Số SRGB Là Gì? Ý Nghĩa Của Thông Số SRGB Trên Laptop
Có thể bạn quan tâm
Thông số sRGB là gì? Ý nghĩa của thông số sRGB trên laptop
Đối với các sản phẩm công nghệ như laptop, màn hình máy tính, điện thoại ngoài chú trọng về cấu hình thì dải màu màn hình hiển thị cũng là điều rất được nhiều người dùng quan tâm. Vậy bạn đã biết độ phủ màu sRGB là gì và ý nghĩa của thông số sRGB trên laptop chưa, cùng Mega tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Thông số sRGB trên laptop là gì?
sRGB là viết tắt của Standard Red Green Blue (trong đó RGB là viết tắt của Red Green Blue), sRGB là tập hợp các dải màu trong không gian mà mắt thường có thể nhìn thấy và còn được gọi là color space (không gian màu) hay color gamut (độ phủ màu). sRGB được phát triển bởi HP và Microsoft vào năm 1996 với mục đích chuẩn hóa màu sắc thể hiện trên màn hình của các thiết bị điện tử. Đây là không gian màu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành, phần mềm, PC và máy in, ...
sRGB là viết tắt của Standard Red Green Blue
2. Ý nghĩa của thông số sRGB trên laptop
Tiêu chuẩn này được hỗ trợ trên các thiết bị màn hình phổ thông, các sản phẩm màn hình laptop có độ bao phủ khoảng 90 - 100% sRGB là có thể đáp ứng được nhu cầu thưởng thức hình ảnh hoặc chơi game giải trí thông thường, đủ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. Dải màu càng lớn, càng rộng thì khả năng hiển thị màu sắc càng dễ dàng, không bị hạn chế cho mắt người.
Ý nghĩa của thông số sRGB trên laptop
Chuẩn màu sRGB cung cấp khoảng 16.7 triệu màu trên màn hình giúp hiển thị một cách chân thực và chính xác các đặc điểm của hình ảnh trên màn hình, hạn chế tối đa sự khác biệt giữa hình ảnh hiển thị với thực tế.
Trên thực tế, không gian màu sRGB dựa trên mô hình màu của RGB (đỏ, lục, lam), khi ba màu này kết hợp với nhau có thể pha trộn và tạo ra các màu khác. sRGB bao gồm một lượng thông tin màu cụ thể, thông tin này sẽ được sử dụng để tối ưu hóa và hợp lý hóa màu sắc giữa các thiết bị và nền tảng kỹ thuật, chẳng hạn như màn hình máy tính, máy in và trình duyệt web. Khi một thiết bị điện tử được cam kết rằng bao phủ một tỷ lệ nhất định của hệ màu sRGB nghĩa là bạn có thể nhận biết bao nhiêu không gian màu sRGB mà màn hình có thể tái tạo. Mặt khác, ngoài sRGB còn có các hệ màu phổ biến khác như Adobe RGB và DCI-P3, cả hai đều có không gian màu rộng hơn và nhiều màu hơn sRGB.
Chuẩn màu sRGB cung cấp khoảng 16.7 triệu màu trên màn hình
3. Phân biệt các chuẩn màu
3.1 sRGB: Tiêu chuẩn màu truyền thống
sRGB đã được Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) tiêu chuẩn hóa vào năm 1999 và có thể được xác định bằng hình tam giác trên Sơ đồ sắc độ CIE XY 1931 được tạo bởi Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế (CIE). Mục đích tiêu chuẩn hóa gam màu là để giúp cho việc tái tạo màu dễ dàng hơn. Có thể thấy nếu tất cả các thiết bị điện tử đều dựa trên gam màu sRGB thì hình ảnh được tái tạo sẽ nhất quán trên các thiết bị.
sRGB: Tiêu chuẩn màu truyền thống
Khả năng này nhờ vào việc các thiết bị có cùng khả năng ghi (tất nhiên là có một tiêu chuẩn thích hợp) hiển thị hoặc in cùng một dải màu. Vì vậy đối với cùng một hình ảnh, sự biến đổi màu sắc được tái tạo trên các thiết bị khác nhau sẽ được hạn chế, từ đó có thể quản lý màu sắc hoặc đạt được độ trung thực của màu sắc.
sRGB: Tiêu chuẩn màu truyền thống
Phạm vi màu tiêu chuẩn của sRGB là hình tam giác viền trắng, nếu bạn muốn xem một hình ảnh có các màu nằm bên ngoài hình tam giác được vẽ trong sơ đồ thì những màu bổ sung đó có thể sẽ không chính xác và không bão hòa. Ngoài ra, các hệ màu phổ biến khác cũng được biểu hiện trong sơ đồ.
sRGB: Tiêu chuẩn màu truyền thống
Bên cạnh đó, không gian màu sẽ xác định phạm vi màu thông qua các tọa độ cụ thể trên sơ đồ. Cụ thể, tọa độ màu sRGB dựa trên tiêu chuẩn BT.709 của Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union Radiocommunication Sector- ITU-R), còn được gọi là Rec.709 và ITU 709 và HDTV (truyền hình độ nét cao). Hiện tại, sRGB vẫn là không gian màu tiêu chuẩn cho màu 8 bit. Tuy nhiên đối với các màn hình hiện đại hơn có thể tạo ra màu 10 bit hoặc 12 bit, cũng có thể hỗ trợ HDR và cung cấp dải màu rộng hơn nhiều so với sRGB.
Một vài chỉ số thông dụng của chuẩn màu RGB mà bạn có thể tham khảo với thứ tự lần lượt là Red – Green – Blue
- (0, 0, 0): sẽ cho ra màu sắc đen.
- (255, 255, 255): sẽ cho ra màu sắc màu trắng.
- (255, 0, 0): sẽ cho ra màu sắc màu đỏ.
- (0, 255, 0): sẽ cho ra màu sắc màu xanh lục.
- (0, 0, 255): sẽ cho ra màu sắc màu xanh lam.
- (255, 255, 0): sẽ cho ra màu sắc màu vàn.
- (0, 255, 255): sẽ cho ra màu sắc màu xanh ngọc.
- (255, 0, 255): sẽ cho ra màu sắc màu hồng cánh sen
3.2 Adobe RGB: Tiêu chuẩn trong in ấn và đồ hoạ
Tập đoàn Adobe đã chính thức công bố chuẩn màu Adobe RGB vào năm 1988 với độ phủ màu lớn và đáng kể hơn khá nhiều so với sRGB. Với sự ảnh hưởng của Adobe cũng như bộ phần mềm đồ hoạ Adobe nổi tiếng của mình mà Adobe RGB đã nhanh chóng trở nên rất phổ biến trong công nghệ in ấn và kỹ thuật đồ hoạ.
Adobe RGB: Tiêu chuẩn trong in ấn và đồ hoạ
Hiện nay, chỉ những có những chiếc màn hình được tối ưu cho đồ hoạ thì mới có thể phủ gần hoặc đạt được con số 100% độ phủ màu theo chuẩn của Adobe RGB, tất nhiên những chiếc màn hình này có giá không rẻ. Nếu như công việc của bạn đòi hỏi cao về chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình, một chiếc màn hình như trên là cực kỳ lý tưởng.
Trên thực tế thì Adobe RGB không thích hợp để chụp ảnh và sử dụng Adobe RGB là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến màu sắc không khớp giữa màn hình và bản in. Lý giải cho điều này là vì gần như tất cả các màn hình từ máy tính, điện thoại đến tivi đều dựa trên không gian màu sRGB, vì thế nếu bạn sử dụng Adobe RGB trên màn hình sRGB, màu sắc cho ra sẽ rất tệ. Dù Adobe RGB không phải là tiêu chuẩn quốc tế nhưng lại phổ biến trong các môi trường chuyên nghiệp vì dải màu này cung cấp nhiều màu sắc hơn và hơn hết là được phát triển bởi Adobe nên nhìn chung sẽ hấp dẫn và phù hợp hơn với người dùng phần mềm Adobe Photoshop. Nếu bạn sử dụng Adobe RGB, hãy nhớ chuyển đổi trở lại sRGB khi xuất bản hoặc khi chia sẻ trên Internet nếu không, ảnh sẽ bị xỉn màu hơn so với sRGB.
Adobe RGB: Tiêu chuẩn trong in ấn và đồ hoạ
3.3 DCI-P3: Chuẩn màu của điện ảnh
Vào năm 2010, DCI-P3 là chuẩn màu mới được giới thiệu bởi SMPTE dành cho ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ, chuẩn này có độ phủ màu nằm ở khoảng giữa hai chuẩn trên, cụ thể là nhỏ hơn Adobe RGB nhưng lớn hơn sRGB. Trong thời gian gần đây, DCI-P3 đang trở nên thành “hiện tượng” từ những chiếc màn hình gaming cao cấp bởi chúng cho lại trải nghiệm tốt hơn dành cho các game thủ nói chung.
DCI-P3: Chuẩn màu của điện ảnh
Giống như Adobe RGB, P3 là một giải pháp thay thế gam màu rộng cho sRGB. DCI-P3 có gam màu rộng hơn 25% so với sRGB và DCI-P3 có thể xử lý màu 10-bit, cung cấp nhiều màu sắc, đem lại hình ảnh trong bão hòa, rực rỡ hơn, đây cũng là chìa khóa cho HDR. Nói về HDR, DCI-P3 cũng là hệ màu mà HDR sử dụng, vì vậy nếu bạn muốn có màn hình HDR tốt nhất thì DCI-P3 là một lựa chọn tối ưu. P3 có khả năng tái tạo dải màu rộng hơn sRGB và gần giống như Adobe RGB. Cũng giống như Adobe RGB, làm việc với P3 sẽ khá khó khăn nhưng nếu bạn có kinh nghiệm trong việc sử dụng, quản lý màu sắc, chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời với gam màu rộng.
Xem thêm >>>
Tìm hiểu về Jack Tai Nghe 3.5mm và các loại jack cắm 3.5mm
Độ phân giải, tần số quét và độ sáng tối đa của màn hình
By mega.com.vn
Từ khóa » độ Phủ Màu Màn Hình Laptop
-
Độ Phủ Màu SRGB Trên Laptop Có ý Nghĩa Gì? - Điện Máy XANH
-
Độ Bao Phủ Màu Là Gì? Các Chuẩn Màu Cơ Bản Thường Gặp
-
Tìm Hiểu Về độ Phủ Màu Trên Màn Hình Laptop - LapCity
-
Kiểm Tra độ Phủ Màu Màn Hình Laptop - Xây Nhà
-
Thông Số SRGB Trên Laptop Có ý Nghĩa Gì?
-
Độ Phủ Màu Màn Hình Laptop NTSC - Thả Rông
-
Độ Phủ Màu SRGB Trên Laptop Có ý Nghĩa Gì?
-
Kiểm Tra độ Phủ Màu Màn Hình Laptop - Gấu Đây
-
Độ Bao Phủ Màu SRGB Là Gì Và Nó ảnh Hưởng Thế Nào đến Một ...
-
Độ Phủ Màu Là Gì
-
Chỉnh Màu Cho Màn Hình Thế Nào Là Chuẩn Nhất?
-
Sơ Lược Về Cân Màn Hình: Hữu ích Ra Sao? Khi Nào Nên Cân? Và ...
-
Top 7 Màn Hình Cho Dân Đồ Họa Tốt Nhất Để Lựa Chọn
-
Top 3 Yếu Tố Màn Hình Chuẩn Màu Cho đồ Họa Cần Phải Có - ConceptD