Thông Số Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời | GPsolar
Có thể bạn quan tâm
Trong nhà máy năng lượng mặt trời thì những tấm pin mặt trời đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Khi lắp đặt các tấm pin năng lượng thường chúng ta chỉ quan tâm đến hiệu suất, độ bền, bảo hành… vậy bạn đã có bao giờ thắc mắc thông số tấm pin năng lượng mặt trời cụ thế nào và cụ thể có bao nhiêu chỉ số trên một tấm pin năng lượng mặt trời chưa? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề đó thì Gp Solar sẽ chi tiết đến bạn ngay trong bài viết này nhé.
Những điều cần biết về tấm pin năng lượng mặt trời
Như chúng ta biết tấm pin năng lượng mặt trời là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống điện mặt trời. Pin mặt trời hay còn gọi là solar cells panel-PV là một hệ thống dạng tấm vật liệu đặc biệt có khả năng chuyển đổi quang năng thành điện năng. Hay nói cách khác những tấm pin năng lượng mặt trời này giúp chúng ta biến đổi từ bức xạ ánh nắng mặt trời sang điện năng chúng ta sử dụng hàng ngày.
Pin mặt trời được làm từ vật liệu silic tinh khiết. Những mảng silic tinh khiết này còn gọi là chất bán dẫn chứa các hạt electron mang điện và số hạt tải là lỗ trống. Khi nhận được bức xạ mặt trời những hạt electron sẽ liên tục di chuyển để điền vào chỗ trống và từ đó tạo ra điện năng.
Thông thường trên một tấm pin năng lượng mặt trời chúng ta chỉ quan tâm đến chỉ số hiệu suất, tuổi thọ… mà bạn có biết pin mặt trời còn có rất nhiều thông số khác nhau đại diện cho nhiều chỉ số của tấm pin. Vậy bạn hãy cùng Gp solar tìm hiểu chi tiết những thông số cụ thể của một tấm pin như thế nào nhé.
Thông số tấm pin năng lượng mặt trời
Nếu bạn đang tò mò không biết thông số tấm pin năng lượng mặt trời cụ thể như thế nào thì Gp Solar sẽ chi tiết với bạn như sau:
Open Circuit Voltage (Voc) – Điện áp hở mạch
Thông số này chính là điện áp hở mạch trên tấm pin mặt trời. Điện áp hở mạch là hiệu điện thế V cực đại khi tấm pin được chiếu sáng với thông lượng Φ; Khi đó R = ∝; I = 0.
Đây là thông số tấm pin năng lượng mặt trời rất quan trọng. Nó chính là chỉ số điện áp tối đa mà tấm pin mặt trời có thể sản xuất được trong điều kiện tiêu chuẩn (25 độ C). Nhờ thông số này mà chúng ta có thể xác định được tối đa điện áp của cả dãy pin mặt trời để kết nối với inverter hay điều khiển sạc.
Short Circuit Current (Isc) – Dòng điện ngắn mạch
Chỉ số Isc là thông số điện áp ngắn mạch. Chỉ số này được sinh ra khi kết nối đầu âm, dương của tấm pin lại với nhau. Chúng ta sẽ dùng ampe để đo chỉ số của dòng điện này, đây được xem là dòng điện lớn nhất là tấm pin năng lượng mặt trời có thể tạo ra trong điều kiện tiêu chuẩn.
Maximum Power Point (Pmax) – Điểm công suất cực đại
Pmax chính là công suất cực đại nghĩa là thông số mà tấm pin tạo ra dòng điện cao nhất ở điều kiện tiêu chuẩn.
Fill factor – Hệ số lấp đầy
Đây là chỉ số lấp đầy giữa công suất cực đại Pmax với tích số Voc.Ioc.
Maximum Power Point Voltage (Vmpp) – Điện áp làm việc tại công suất cực đại
Vmpp là thông số tấm pin năng lượng mặt trời mà tại đó công suất đầu ra của tấm pin là tốt nhất. Chỉ số này thường nhìn thấy được khi hệ thống pin mặt trời được kết nối với thiết bị MPPT trong điều kiện tiêu chuẩn.
Tìm hiểu về MPPT là gì tham khảo bài viết:[Tìm hiểu] MPPT là gì? Có ý nghĩa gì trong điện mặt trời
Maximum Power Point Current (Impp) – Dòng điện tại công suất cực đại
Đây là chỉ số dòng điện khi tấm pin mặt trời đạt công suất đầu ra đạt tốt nhất. Đây là cường độ dòng điện thực tế chúng ta có thể đo được khi kết nối tấm pin mặt trời với thiết bị MPPT trong điều kiện tiêu chuẩn.
Module efficiency – Hiệu suất của tấm pin mặt trời
Đây là thông số tấm pin năng lượng mặt trời quan trọng nhất và được nhiều người chú ý nhất. Thông số này chỉ khả năng chuyển đổi từ bức xạ mặt trời thành điện năng. Hệ số này được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa năng lượng điện năng tối đa tấm pin tạo ra so với năng lượng bức xạ ánh sáng mặt trời tấm pin thu được.
Maximum System Voltage – Điện áp tối đa khi kết nối hệ thống
Thông số này cho chúng ta biết chúng ta có thể mắc nối tiếp bao nhiêu tấm pin mặt trời để thành một dãy và đảm bảo an toàn cho cả hệ thống.
Application class A
Thông số tấm pin năng lượng mặt trời Application class A chỉ điều kiện kiểm tra độ an toàn cách điện của tấm pin.
Trên đây là những thông số tấm pin năng lượng mặt trời cơ bản mà bất cứ sản phẩm pin mặt trời đến từ thương hiệu nào cũng có. Ngoài ra mỗi thương hiệu, mỗi nhà sản xuất lại có thêm những thông số riêng biệt cụ thể được chú thích sẵn.
Vì vậy khi chúng ta thiết kế, lắp đặt một dự án điện mặt trời nào bạn hãy tham khảo và đọc rõ các thông số tấm pin năng lượng mặt trời để biết được chất lượng cụ thể của sản phẩm nhé. Ngoài ra bạn cũng có thể nhờ đến sự tư vấn của các đơn vị, công ty lắp đặt điện mặt trời uy tín để hiểu rõ hơn giúp mang đến cho gia đình doanh nghiệp của mình hệ thống điện mặt trời chất lượng nhất.
Tác giả
- Dũng DX
Nguyễn Văn Dũng (Dung DX) là co founder của GPsolar. Là kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên viên hỗ trợ và lắp đặt các hệ thống điện mặt trời của công ty GPsolar. Dũng đã tham gia vào lĩnh vực năng lượng sạch hơn 8 năm, đã lắp trên 100 dự án hệ thống năng lượng mặt trời lớn nhỏ.
View all posts
Từ khóa » Hệ Số Lấp đầy Của Pin Mặt Trời
-
Ý Nghĩa Thông Số Kỹ Thuật Của Pin Mặt Trời - TechWay VN
-
Các Thông Số Cơ Bản Của Pin Năng Lượng Mặt Trời - Solar Fushin
-
Đọc Hiểu Các Thông Số Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời - Jinko Solar
-
3 Yếu Tố Pin Mặt Trời Hiệu Suất Cao - Năng Lượng Ngọc Long
-
Pin Mặt Trời Và ứng Dụng - SlideShare
-
Ý Nghĩa Các Thông Số Trên Tấm Pin Mặt Trời – TH Sun
-
[GÓC KHÁM PHÁ] Về Các Thông Số Pin Mặt Trời - Vũ Sơn Solar
-
[PDF] Doc.pdf
-
#1 Cách đọc Hiểu Thông Số Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời
-
Đọc Hiểu Các Thông Số Kỹ Thuật Pin Mặt Trời
-
Pin Năng Lượng Mặt Trời Là Gì? Và Những điều Cần Biết - GIVASOLAR
-
Quy Trình Lắp đặt Pin Năng Lượng Mặt Trời
-
Cách Tính Toán Pin Năng Lượng Mặt Trời Chính Xác Nhất - Intech Energy
-
7 Các đặc Tính Của Pin Mặt Trời - Tài Liệu Text - 123doc