Thông Tin Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Nha Trang đến 2025
Có thể bạn quan tâm
Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau :
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch
Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang có tổng diện tích khoảng 26.547 ha, bao gồm: Thành phố Nha Trang hiện nay với tổng diện tích tự nhiên 25.260 ha và khoảng 1.287 ha thuộc 2 xã Diên An và Diên Toàn của huyện Diên Khánh.
Tính chất quy hoạch thành phố Nha Trang
- Là một trong những trung tâm du lịch, trung tâm tổ chức sự kiện có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
- Là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo và y tế của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa.
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Nha Trang đến 2025
Hướng phát triển đô thị
Về phía Nam và phía Tây, một phần nhỏ lên phía Bắc, dọc theo đường bờ biển.
Cấu trúc đô thị và phân khu chức năng
Các khu trung tâm
- Khu trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa : Quy hoạch mới tại khu vực đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu, quy mô khoảng 35 ha;
- Khu trung tâm hành chính thành phố : Tại vị trí hiện nay.
- Khu trung tâm văn hóa : Ven biển, dọc đường Trần Phú quy mô khoảng 20 ha và tại khu đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu, quy mô khoảng 10 ha.
- Khu trung tâm thể dục – thể thao : Xây dựng mới tại khu vực Núi Đất – Phước Đồng, quy mô diện tích đất khoảng 60 ha.
- Các khu trung tâm y tế, tổng diện tích khoảng 72 ha : Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; Bệnh viện sản nhi Khánh Hòa; Bệnh viện Quân – Dân y Khánh Hòa; Bệnh viện Quân đội; Bệnh viện Lê Hồng Phong; Bệnh viện Da liễu và Ung bướu; Trung tâm y tế tại khu Vĩnh Hòa – Vĩnh Hải; Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nha Trang; Bệnh viện kỹ thuật cao Olympic; Bệnh viện mắt Sài Gòn – Nha Trang và các phòng khám khu vực tại các phường Vĩnh Phước, Phương Sài, Tân Lập, Phước Long, Phước Tiến.
- Các trung tâm giáo dục – đào tạo : Khoảng 110 ha, bạo gồm: Trung tâm giáo dục chuyên nghiệp tại khu vực Hòn Nghê; Trường Đại học Nha Trang, Trường Trung cấp Kinh tế; Trường Chính trị; Trường Đại học Dân tộc; Trường Trung học Kỹ thuật; Trường Cao đẳng Sư phạm….
- Các trung tâm thương mại chính : Tại khu vực Chợ Đầm (quy mô khoảng 6 ha) và trong khu trung tâm đô thị hiện hữu; ngoài ra có 2 khu vực trung tâm mới tại khu vực sân bay Nha Trang hiện nay và trong khu đô thị hành chính, sinh thái, phía Nam đường Phong Châu.
- Các trung tâm đa năng : Là các trục chính đô thị với chức năng sử dụng khuyến khích đa dạng và linh hoạt, đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của thành phố, không gây ô nhiễm môi trường.
Các trục phát triển đô thị
- Trục đô thị ven biển: Bao gồm không gian công viên kết hợp dịch vụ du lịch ven biển và dải công trình phía Tây đường Trần Phú và phía Tây đường Phạm Văn Đồng;
- Trục đô thị dọc theo sông Cái: Khu vực cửa sông từ cầu Đường sắt ra đến biển: Tạo các không gian công cộng, quảng trường ven sông, các bến cập thuyền. Khu vực phía Tây Đường sắt: Không tổ chức đường giao thông chính đô thị chạy dọc sông, các tuyến đường dọc sông là đường khu vực, đảm bảo liên kết hoạt động của các khu chức năng với các không gian công cộng, quảng trường sát bờ sông;
- Trục đô thị chạy dọc khu đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu: Bao gồm các trung tâm đô thị gắn với cảnh quan sinh thái ven mặt nước;
- Các trục đô thị dọc theo các tuyến đường hướng biển. Khuyến khích xây dựng tập trung, cao tầng dọc theo các tuyến đường này.
Các khu chức năng
- Khu đô thị ven biển: Quy mô đất xây dựng đô thị 2.740 ha, quy mô dân số dự báo là 245.000 người, chiều cao xây dựng tối đa 40 tầng, mật độ xây dựng khoảng 40%, ưu tiên cho các hoạt động du lịch – dịch vụ.
- Khu đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu: Phát triển thành khu đô thị sinh thái, công viên sinh thái công cộng, kết hợp dịch vụ du lịch và khu đô thị hành chính mới của Tỉnh. Quy mô đất xây dựng đô thị 350 ha, quy mô dân số dự báo là 14.000 người; không khống chế tầng cao xây dựng đối với các khu đất xây dựng khu trung tâm thương mại, trong các khu vực còn lại tầng cao tối đa 15 tầng. Mật độ xây dựng khoảng 15%.
- Khu đô thị tiếp giáp với phía Tây khu đô thị ven biển (khu vực Hòn Nghê, khu Đất Lành – phía Tây Nam núi Giáng Hương và khu Phước Đồng, Sông Lô): Đất xây dựng đô thị khoảng 1.250 ha, là khu đô thị mới và các khu dân cư hiện hữu cải tạo, đa chức năng. Quy mô dân số 98.000 người; mật độ xây dựng khoảng 35%; tầng cao tối đa 15 tầng.
- Khu đô thị phía Bắc đường 23 tháng 10: Đất xây dựng đô thị khoảng 100 ha, xây dựng khu đô thị du lịch sinh thái sông – nước gắn kết với các cấu trúc làng xóm hiện hữu được cải tạo nâng cấp, quy mô dân số đô thị khoảng 5.000 người; mật độ xây dựng khoảng 20%; tầng cao tối đa trong các khu chức năng phát triển mới là 15 tầng, trong các khu vực làng xóm hiện hữu là 6 tầng.
- Khu đô thị phía Nam đường 23 tháng 10 và các khu vực giáp thị trấn Diên Khánh: Nâng cấp, cải tạo các cấu trúc làng xóm hiện hữu, giữ tối đa các không gian sinh thái nông nghiệp, bổ sung một số chức năng đô thị mới tại những vị trí dọc trục đường mới nối từ đường Cao Bá Quát (Nha Trang) đến Cầu Lùng (Diên Khánh); diện tích đất xây dựng các khu chức năng đô thị khoảng 275 ha; quy mô dân số đô thị khoảng 19.000 người; mật độ xây dựng gộp khoảng 30%; tầng cao tối đa trong các khu chức năng phát triển mới là 15 tầng, trong các khu vực làng xóm hiện hữu là 6 tầng.
- Khu vực vịnh Nha Trang được kiểm soát theo các khu chức năng, gồm: Khu vực bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên hoang sơ ở phía Đông Vịnh; các khu vực phục hồi và bảo tồn rừng; các khu vực tập trung phát triển du lịch, dịch vụ dạng cấu trúc đô thị mở; các khu vực phát triển các resort cao cấp và các dịch vụ du lịch khép kín. Tổng diện tích đất xây dựng các khu chức năng trên các đảo là khoảng 385 ha; quy mô dân số 9.500 người; mật độ xây dựng khoảng 5%; tầng cao tối đa 5 tầng.
- Khu vực phía Bắc sông Cái, nằm hai bên quốc lộ 1A: Khu dự trữ phát triển.
- Phát triển khu vực ngoại thành đạt tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, kết hợp với các hoạt động du lịch sinh thái.
Quy hoạch sử dụng đất các phân khu chức năng tại TP Nha Trang 2025
Quy hoạch sử dụng đất xây dựng đô thị
Đất xây dựng đô thị đến năm 2025 trong vùng lõi đô thị là 5.500 ha, bao gồm:
- Đất các đơn vị ở: 2.350 ha.
- Đất công trình công cộng cấp đô thị và vùng: 150 ha.
- Đất cây xanh, thể dục thể thao cấp đô thị và vùng: 450 ha.
- Đất cơ quan, trường chuyên nghiệp: 250 ha.
- Đất công nghiệp, công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp: 430 ha.
- Đất dịch vụ du lịch, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khác: 960 ha.
- Đất tôn giáo, di tích, danh thắng: 60 ha.
- Đất giao thông chính đô thị và giao thông đối ngoại: 850 ha.
Quy hoạch sử dụng các loại đất khác
Đất khác trong khu vực định hướng quy hoạch nội thành là khoảng 12.133 ha, bao gồm: Đất quốc phòng, an ninh, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất thủy lợi và truyền dẫn; năng lượng, nghĩa trang, nghĩa địa, sông suối và mặt nước…
Thiết kế đô thị thành phố Nha Trang
Các vùng cảnh quan đô thị
- Khu vực sinh thái đầm trũng phía Nam đường Phong Châu : Bố trí khu đô thị hành chính về phía Bắc, gần đường Phong Châu; các khu chức năng đô thị tập trung thành các đảo trong khu đồng trũng, đan xen các không gian cây xanh, mặt nước công cộng; cải tạo khu vực đìa tôm thành các mặt nước lớn.
- Khu đô thị du lịch dọc bờ Nam sông Cái : Khu vực từ cửa sông Cái đến đường sắt quốc gia: Quy hoạch các tuyến phố kết hợp với các bến thuyền, quảng trường nhỏ ven sông và dải cây xanh bóng mát dọc bờ sông; thiết kế lại khu vực cảng cá, tạo quảng trường, tổ chức liên thông với Chợ Đầm. Khu vực dọc theo sông Cái, từ phía Tây đường sắt: Tôn tạo cảnh quan, nâng cấp các khu nhà vườn hiện hữu thành các khu đô thị du lịch; tạo các hồ điều hòa ở hai bên sông Cái; hình thành các công trình nằm đan xen trong các khoảng cây xanh sinh thái, mặt nước; mô hình xây dựng trong từng khu vực không quá 15 tầng. ( bản đồ quy hoạch nha trang 2025 )
- Khu vực sân bay Nha Trang hiện nay : Đường băng chính hiện hữu thành trục giao thông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, với chuỗi quảng trường, được bố trí các công trình có khối tích công trình tương đối lớn, không hạn chế chiều cao. Tại điểm cuối phía Đông của trục giáp đường Trần Phú là quảng trường kết hợp hội chợ, triển lãm ngoài trời. Điểm cuối phía Tây của trục giáp đường Lê Hồng Phong, bố trí vườn hoa công cộng.
- Khu đô thị bờ Bắc sông Cái (phường Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước) : Thiết kế dải đô thị đa năng tập trung dọc theo chân núi phía Nam Hòn Sạn, chỉ san gạt cục bộ tạo mặt bằng xây dựng. Khu vực ven sông Cái: Kết hợp từng đoạn có kè cứng làm bến tàu và cây xanh. Khu vực Hòn Chồng thành điểm du lịch.
- Khu đô thị phía Bắc núi Sạn – Nam núi Cô Tiên (phường Vĩnh Hòa và Vĩnh Hải) : Tổ chức trục trung tâm hướng biển có kiến trúc đa dạng, tạo điểm nhấn. Dải đô thị dọc triền núi Hòn Sạn và núi Cô Tiên có cốt nền khác nhau theo triền núi.
- Khu vực phường Phước Tiến : Hợp khối các lô đất nhỏ thành những lô đất lớn để xây dựng công trình có khối tích lớn. Đường Ngô Gia Tự và đường Hồng Bàng dành cho các dự án cải tạo, tạo bản sắc và có giá trị dịch vụ.
- Khu trung tâm đô thị hiện hữu (các phường Phước Sài, Phương Sơn, Vạn Thắng và Lộc Thọ) : Phát triển hai trục thương mại, dịch vụ mới dọc theo đường Lê Thánh Tôn và Phan Chu Trinh. Cho phép xây dựng cao tầng ở khu vực này. Kết nối Chợ Đầm với các trục phố chính lân cận, với khu vực ven sông Cái. Di chuyển các công trình hành chính về phía Tây, ưu tiên các không gian ven Vịnh cho hoạt động du lịch, dịch vụ.
- Khu đô thị Nam sân bay – Bắc sông Quán Trường (phường Phước Long, Vĩnh Trường) : Phân cấp và cải tạo đường giao thông hợp lý. Tổ chức tuyến đường và kè ven sông, kết hợp với quảng trường cho các hoạt động dịch vụ du lịch ven sông. Hình thành khu trung tâm phục vụ khu vực Nam sân bay.
- Khu vực Nam Nha Trang : Tạo khu trung tâm có mật độ và chất lượng đô thị cao. Kết nối không gian hai bên đường, đảm bảo giao thông trên đại lộ Nguyễn Tất Thành.
- Khu vực Tây Nha Trang : Xây dựng đan xen các khu chức năng đô thị theo cấu trúc sinh thái sông – nước gắn với cải tạo làng xóm hiện hữu, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp; là đô thị đa năng với trọng tâm là đô thị du lịch.
- Dải đô thị và công viên dọc bờ biển Nha Trang : Tổ chức giao thông trục đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng phục vụ du lịch. Gắn kết chức năng và kiến trúc cảnh quan phần bờ biển phía Đông với các khu đô thị phía Tây đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng. Có thể bố trí một số hạng mục dịch vụ du lịch, giải trí tại khu vực này.
Quy hoạch vịnh Nha Trang
- Bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiển nhiên phía Đông Vịnh: Vùng mặt nước trong khu vực bảo tồn, hạn chế hoạt động du lịch, giữ an toàn rạn san hô. Khu vực Đầm Bấy, Bích Đầm không tăng mật độ xây dựng và có biện pháp bảo vệ môi trường. Vùng rừng trong khu vực được bảo tồn và phục hồi, trừ một số công trình công cộng về bảo tồn biển và một số công trình tiện ích phục vụ du lịch. Khu vực Đầm Bấy: Phục hồi rừng ngập mặn kết hợp du lịch sinh thái, cho phép dự án dịch vụ du lịch sinh thái có mật độ xây dựng ≤ 5%. Khu vực Đầm Tre: Khu bảo tồn sinh cảnh tạo điều kiện môi trường cho các khu vực bãi rùa đẻ, các khu vực có san hô,…(bản đồ quy hoạch nha trang 2025)
- Các khu vực phục hồi và bảo tồn rừng ở phía Tây đảo Hòn Tre, trên Hòn Tằm và trên Hòn Trí Nguyên, là các khu vực nằm ngoài khu vực quy hoạch xây dựng các khu đô thị. Cấm tuyệt đối hoạt động khai thác, đốt than và xây dựng, trừ một số công trình quốc phòng và một số công trình quản lý công cộng thiết yếu khác.
- Tập trung phát triển mật độ cao: Khu vực Tây Nam đảo Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Trí Nguyên, hướng tới hình thức đô thị du lịch đảo biển, có không gian công cộng cho du lịch cộng đồng, trở thành các trung tâm dịch vụ du lịch trên vịnh.
- Khu vực Bắc đảo Hòn Tre, từ khu vực phía Tây đảo đến phía Tây đầm Tre: Phát triển các resort cao cấp và các dịch vụ du lịch khép kín.
Quy hoạch giao thông thành phố Nha Trang
- Đường bộ : Quốc lộ 1A với mặt cắt từ 4 – 6 làn xe, xây dựng đường gom hai bên khi đi qua khu dân cư.
- Đường sắt : Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất qua Nha Trang, ga Nha Trang trở thành ga hành khách, xây dựng ga hàng hóa mới ngoài khu vực trung tâm thành phố.
- Đường thủy : Xây dựng cảng Nha Trang thành cảng hành khách và tổ hợp dịch vụ với chất lượng đảm bảo đón khách quốc tế theo quy hoạch cảng biển được duyệt; tổ chức các khu vực đậu tàu cá nhân tại cảng Nha Trang, khu vực cửa sông Quán Trường, dọc theo sông Cái; tổ chức các bến thuyền dọc theo sông Cái, sông Quán Trường và dọc bờ biển phía Bắc sông Cái.
- Đường hàng không : Sử dụng cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được quy hoạch với quy mô 4 triệu lượt hành khách/năm. Sân bay Nha Trang được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất đô thị.
Từ khóa tìm kiếm : quy hoạch nha trang 2022 | quy hoạch nha trang 2030 | quy hoạch nha trang 2040 | quy hoạch nha trang 2021 | xem quy hoạch nha trang | quy hoạch nha trang mới nhất | kiểm tra quy hoạch nha trang | tra cứu quy hoạch nha trang | bản đồ quy hoạch nha trang 2030 | bản đồ quy hoạch nha trang 2025
Rate this postXem thêm : Thông tin quy hoạch
Quan tâm đầu tư : Dự án tại Hà Nội | Dự án tại Bình Dương | Dự án tại Đồng Nai | Dự án tại Quảng Ninh
Từ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Phía Tây Nha Trang
-
[PDF] Quy Hoạch Chi Tiết Tỷ Lệ 1/500 Khu đô Thị Phía Tây Thành Phố Nha Trang ...
-
Quy Hoạch Xây Dựng - Thành Phố Nha Trang
-
File Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Nha Trang Tỉnh Khánh Hòa ...
-
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH ...
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất TP Nha Trang Mới Nhất - Duan24H.Net
-
Quy Hoạch Nha Trang - NhaTrangRich
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Thành Phố Nha Trang Mới Nhất
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất TP Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
-
Bản đồ Quy Hoạch Nha Trang, Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Thành Phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
-
Bản đồ Quy Hoạch Chi Tiết Thành Phố Nha Trang Năm 2021 Chính ...
-
Đồ án Quy Hoạch Chung Xây Dựng TP. Nha Trang Giai đoạn đến Năm ...
-
Bản Đồ Quy Hoạch Nha Trang Chi Tiết Và Chính Xác Nhất 2021