Thông Tin Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Vũng Tàu đến Năm 2035
Có thể bạn quan tâm
Bản đồ quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2035 với những nội dung chủ yếu sau đây:
Phạm vi bản đồ quy hoạch thành phố Vũng Tàu
Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ phạm vi hành chính thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với tổng diện tích khoảng 15.043 ha.
Ranh giới cụ thể được giới hạn như sau:
- Phía Đông và Nam giáp biển Đông và một phần huyện Long Điền.
- Phía Tây giáp vịnh Gành Rái.
- Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa và một phần thị xã Phú Mỹ.
Tính chất quy hoạch
- Quy hoạch thành phố Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Là trung tâm du lịch, thương mại – tài chính – ngân hàng, dịch vụ hậu cần thủy hải sản, dịch vụ hàng hải, phát triển cảng biển, dịch vụ khai thác và chế biến dầu khí của cả nước.
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.
Quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Vũng Tàu
Mô hình và cấu trúc không gian đô thị Vũng Tàu
Thành phố Vũng Tàu phát triển theo mô hình tuyến dọc hướng Đông Bắc – Tây Nam và 02 trung tâm tại Gò Găng và Long Sơn, với các chức năng chính gồm:
- Công nghiệp – Đô thị – Du lịch.
- Hệ thống mặt nước, hồ cảnh quan điều hòa như A Châu, Bàu Sen, Bàu Trũng, Rạch Bà, Cửa Lấp.
- Các lưu vực sông Cỏ May, sông Dinh, sông Cửa Lấp, sông Ba Cội,…
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn và cảnh quan Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa là bộ khung tự nhiên của đô thị.
Phân khu vực phát triển
Không gian thành phố Vũng Tàu được chia thành 07 khu vực, cụ thể như sau:
- Khu vực đảo Long Sơn: Là trung tâm công nghiệp dầu khí quốc gia. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp khác; hình thành khu đô thị mới phục vụ công nghiệp dầu khí và khu đô thị sinh thái mật độ thấp, đáp ứng nhu cầu ở đô thị. Cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vùng ngập mặn. Tổng diện tích đất khoảng 4.100 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 2.670 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 45.000 người.
- Khu vực Gò Găng: Phát triển khu đô thị mới gắn với sân bay Gò Găng và khu đô thị sinh thái gắn kết với không gian sinh thái rừng ngập mặn. Hình thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản công nghệ cao. Tổng diện tích đất khoảng 1.400 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.265 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 60.000 người.
- Khu vực Bắc Phước Thắng: Bảo tồn vùng vành đai xanh, vùng cảnh quan sinh thái tự nhiên trên cơ sở hệ thống các sông: Ba Cội, Cỏ May, Dinh và Cửa Lấp và rừng ngập mặn. Hình thành khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái mật độ thấp và trung tâm dịch vụ du lịch gắn với rừng ngập mặn. Tổng diện tích đất khoảng 2.324 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 700 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 35.000 người.
- Khu vực Công nghiệp – Cảng: Duy trì các khu công nghiệp và cảng hiện có. Mở rộng khu cảng Sao Mai – Bến Đình, phát triển khu công nghiệp, khu logistics và dịch vụ hậu cảng và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu gắn với khu vực cảng Cát Lở, không gia tăng quy mô dân số tại các khu dân cư hiện hữu. Tổng diện tích đất khoảng 987 ha, trong đó đất xây dựng khoảng 745 ha.
- Khu vực đô thị hiện hữu: Tập trung cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị theo hướng bảo tồn cấu trúc không gian đô thị truyền thống, bảo tồn công trình kiến trúc, cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị. Khai thác hiệu quả các quỹ đất công sở sau khi di dời, ưu tiên quỹ đất sau di dời cho các chức năng công cộng, cây xanh và hỗn hợp (văn phòng, thương mại, du lịch và nhà ở).
- Khu vực Núi Lớn, Núi Nhỏ duy trì các khu công viên rừng kết hợp du lịch, vui chơi giải trí, tạo điểm nhấn cảnh quan trong thành phố. Tăng cường khả năng tiếp cận của cộng đồng tới các hoạt động vui chơi, giải trí, các không gian xanh trên núi.
- Tại khu vực Bãi Sau, duy trì quỹ đất du lịch hiện hữu, ưu tiên phát triển hỗn hợp với các loại hình dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, thương mại, nhà ở và các công trình dịch vụ đô thị, đảm bảo xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội; hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để đáp ứng nhu cầu du lịch và nâng cao chất lượng sống của người dân. Đối với khu dân cư hiện hữu, hạn chế gia tăng dân số; khai thác, phát triển dịch vụ du lịch..
- Tại khu vực cù lao Bến Đình, cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu; hình thành khu đô thị mới hiện đại với chức năng hỗn hợp gồm nhà ở – dịch vụ thương mại – văn phòng và đảm bảo hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư.
- Tổng diện tích đất toàn khu vực khoảng 2.074 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.716 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 240.000 người.
- Khu vực Bắc Vũng Tàu (phía Bắc đô thị hiện hữu): Phát triển các khu chức năng: Trung tâm hành chính mới thành phố Vũng Tàu, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ thương mại, trung tâm đào tạo. Hình thành các khu đô thị mới tập trung, hiện đại. Khuyến khích phát triển các công trình hỗn hợp với kiến trúc hiện đại để tạo dựng không gian đô thị khang trang, đồng bộ.
- Tại khu vực Bàu Trũng, ưu tiên hình thành công viên văn hóa – hồ điều hòa. Phần còn lại tái thiết đô thị trên cơ sở phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chủ yếu gồm: khu đô thị mới, khu dịch vụ thương mại và văn phòng, khu nhà ở xã hội, tái định cư và cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu.
- Tại khu sân bay cũ, tái thiết đô thị sau khi di dời sân bay Vũng Tàu sang khu vực Gò Găng. Phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chính: khu đô thị, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, vui chơi giải trí…
- Tổng diện tích đất toàn khu vực khoảng 2.212 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 2.200 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 230.000 người.
- Khu vực phát triển du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp: Phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chủ yếu gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sân golf, khu dân cư đô thị, dịch vụ thương mại và các không gian mở công cộng, quảng trường biển. Các khu vực gắn liền với không gian biển phải ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, quảng trường và không gian mở dành cho cộng đồng. Tổng diện tích đất khoảng 1.114 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1034 ha; tỷ trọng quỹ đất phát triển du lịch, dịch vụ thương mại và quảng trường biển chiếm tối thiểu 50% diện tích đất xây dựng đô thị hỗn hợp trong khu vực. Quy mô dân số tối đa khoảng 45.000 người.
Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm
- Trung tâm đô thị hiện hữu: Trung tâm khu đô thị hiện hữu được giữ nguyên vị trí và quy mô. Việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời. Các công sở được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình hạ tầng xã hội, công viên cây xanh đô thị và sử dụng hỗn hợp (văn phòng, thương mại, nhà ở), đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị.
Trung tâm đô thị phát triển mới
- Trung tâm hành chính: Xây dựng mới khu trung tâm hành chính thành phố tại khu vực Bắc Vũng Tàu, giáp đường 2/9, quy mô 14 ha theo hướng tập trung và hiện đại.
Trung tâm thương mại, dịch vụ
- Phát triển trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, giải trí kết hợp khu đô thị tại khu vực sân bay hiện hữu, quy mô 170 – 180 ha.
- Hình thành mạng lưới trung tâm thương mại dịch vụ hỗn hợp và công cộng cấp đô thị tại khu trung tâm đô thị hiện hữu, trung tâm các khu vực phát triển mới trên dọc tuyến đường 3/2 và 2/9. Các trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực bố trí dọc theo các tuyến đường chính và trung tâm các khu đô thị. Cải tạo, nâng cấp và phát triển chợ truyền thống tại các khu dân cư hiện hữu.
Trung tâm giáo dục đào tạo
- Xây dựng khu trung tâm giáo dục – đào tạo tại khu vực phát triển đô thị phía Bắc thành phố, trên các tuyến đường 3/2 và đường 2/9; quy mô diện tích khoảng 30 – 32 ha.
- Nâng cấp cải tạo và xây dựng mới các trường trung học phổ thông đáp ứng nhu cầu các khu vực dân cư theo tiêu chuẩn.
Trung tâm y tế
- Xây dựng các trung tâm y tế cấp đô thị gồm: Bệnh viện đa khoa quy mô 350 – 500 giường tại phường 11 quy mô khoảng 8 ha; bệnh viện quốc tế tại khu vực Gò Găng khoảng 10 ha; các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, các trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe chuyên ngành kết hợp dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch khám chữa bệnh.
Trung tâm văn hóa
- Xây dựng các công trình văn hóa cấp đô thị tại khu vực Bắc Vũng Tàu, quy mô diện tích khoảng 9 ha, gồm: Nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng… Cải tạo và hoàn thiện mạng lưới công trình văn hóa tại các khu đô thị.
Trung tâm thể dục thể thao
- Bố trí trung tâm thể dục thể thao thành phố quy mô khoảng 20 ha tại khu vực Bắc Vũng Tàu, trên đường 2/9, kết nối không gian với công viên quảng trường Hồ Mặt trời.
- Trung tâm Long Sơn: Là trung tâm khu đô thị và dịch vụ công nghiệp hóa dầu – cảng phụ trợ, quy mô khoảng 60 – 70 ha.
- Trung tâm Phước Thắng: Là trung tâm dịch vụ thương mại – thể thao – giải trí – du lịch, quy mô khoảng 40 – 50 ha, dự kiến tại cửa ngõ phía Bắc thành phố theo hướng quốc lộ 51B.
Các trung tâm chuyên ngành
- Trung tâm vận tải, công nghiệp, logistic: Hình thành khu vực dịch vụ hậu cần cảng, trung chuyển hàng hóa cấp vùng gắn với các khu công nghiệp Long Sơn và Sao Mai – Bến Đình.
- Trung tâm dịch vụ hàng không: Bố trí gắn với sân bay Gò Găng. Là khu vực được hình thành để đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ hàng không, dịch vụ vận tải dầu khí và các hoạt động kỹ thuật khác; quy mô khoảng 240 ha.
- Trung tâm hậu cần nghề cá: Bố trí tại phía Đông khu vực Gò Găng, quy mô khoảng 45 ha, đáp ứng các nhu cầu về phát triển dịch vụ hậu cần thủy hải sản.
Hệ thống công viên cây xanh
- Xây dựng các công viên cây xanh đô thị với quy mô khoảng 450 – 500 ha, gắn kết với các hồ và kênh, rạch tự nhiên, tạo thành mạng lưới không gian xanh, hồ điều hòa trong đô thị gồm: Bàu Sen 30 ha, Bàu Trũng 45 ha, Công viên trung tâm tài chính thương mại 21 ha, Rạch Bà 20 ha, Công viên Hồ Mặt trời 33 ha, Công viên trung tâm Phước Thắng (Cầu Cháy) 30 ha, Công viên Núi Nứa 24 ha, Công viên Hồ Mang Cá 40 ha, Công viên Long Sơn 30 ha, Công viên Bắc sân bay Gò Găng 62 ha, Công viên trung tâm Gò Găng 46 ha, Công viên Núi Lớn khoảng 30 ha, Công viên Núi Nhỏ khoảng 50 ha.
- Ngoài ra, duy trì hệ thống cây xanh sinh thái tự nhiên tại các khu vực rừng ngập mặn, trên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa và tại khu vực ven biển.
Định hướng các khu, cụm công nghiệp, cảng và dịch vụ hậu cần cảng
- Duy trì các khu, cụm công nghiệp hiện có và các cảng gắn với khu công nghiệp gồm: Cát Lở, Đông Xuyên, VietSo Petro, mở rộng khu cảng Sao Mai – Bến Đình…, quy mô khoảng 550 ha.
- Hình thành khu công nghiệp dầu khí Long Sơn – cảng, bao gồm: Khu công nghiệp Long Sơn có quy mô 850 ha, khu lọc hóa dầu quy mô khoảng 400 ha, cảng và các điểm tiểu thủ công nghiệp có diện tích khoảng 1.572 ha.
- Cụm tiểu thủ công nghiệp Phước Thắng quy mô khoảng 40 ha.
Thiết kế đô thị thành phố Vũng Tàu
Định hướng thiết kế đô thị tổng thể
Xây dựng không gian đô thị trên cơ sở khung tự nhiên là bờ biển, hệ thống sông, rạch, rừng ngập mặn và cảnh quan tự nhiên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa. Định hướng tổ chức không gian tại các khu vực như sau:
- Khu vực đảo Long Sơn: Lấy Núi Nứa là trung tâm, tổ chức khu công nghiệp và trung tâm dịch vụ hóa dầu gắn với không gian biển; tổ chức không gian khu đô thị hài hòa với cảnh quan sinh thái vùng ngập mặn, khai thác hệ sinh thái ngập mặn, mặt nước và triền dốc tự nhiên để tạo cảnh quan đặc trưng; không xây dựng công trình quy mô lớn trên núi làm thay đổi địa hình, địa mạo của khu vực. Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực.
- Khu vực Gò Găng: Tạo lập không gian đô thị – sân bay hiện đại, hạ tầng đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách ly và hành lang an toàn bay. Tạo dải cây xanh ven kênh, rạch, bảo vệ các kênh thoát nước tự nhiên trong khu vực và hệ sinh thái ngập mặn.
- Khu vực Bắc Phước Thắng: Xây dựng khu đô thị sinh thái, mật độ thấp; hình thành các tuyến đường khu vực làm ranh giới kiểm soát hạn chế phát triển đô thị. Ưu tiên dành quỹ đất để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái ngập mặn kết hợp khai thác du lịch nghiên cứu, khám phá và trải nghiệm.
- Khu vực Bắc Vũng Tàu, khu vực hành lang phát triển du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp: Tạo lập các trục không gian hướng biển và hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tại các quảng trường biển. Bố trí công trình cao tầng đan xen tại trung tâm các khu đô thị; thiết lập không gian đô thị biển hiện đại, năng động, có hình ảnh đặc trưng theo hướng tiếp cận từ phía bãi biển vào đô thị.
- Khu vực đô thị hiện hữu: Chỉnh trang tạo diện mạo không gian cảnh quan mới dọc bờ biển từ Bãi Dâu, Bãi Trước đến khu vực Hòn Bà. Kiến trúc trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại, giải trí, quảng trường công cộng, công viên… gắn với văn hóa bản địa, hài hòa với biển Vũng Tàu. Hình thành và mở rộng không gian dịch vụ du lịch và sinh hoạt cộng đồng. Tổ chức công trình điểm nhấn trên tuyến đường dọc bờ biển và không gian mở; tạo lập các tuyến đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng hướng ra bờ biển.
Hướng dẫn thiết kế đô thị các khu vực quan trọng
- Các không gian tự nhiên quan trọng: Núi Lớn, Núi Nhỏ và Núi Nứa là các điểm cao tự nhiên trong đô thị cần được bảo vệ và kiểm soát phát triển. Ưu tiên phát triển các công trình mang tính biểu tượng, hình thành các không gian công cộng dành cho hoạt động vui chơi giải trí kết hợp với lâm viên cây xanh.
- Cửa ngõ đô thị: Xây dựng diện mạo không gian cảnh quan đô thị hiện đại kết hợp với công trình biểu tượng tại điểm kết nối đô thị với hệ thống giao thông vùng như đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, quốc lộ 51, sân bay Gò Găng, cảng hành khách tại khu vực Sao Mai – Bến Đình, Bãi Dâu, Bãi Trước và ga đường sắt. Điểm nhấn đô thị là các công trình kiến trúc tại các trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm hành chính thành phố, gắn với quảng trường và trục đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng, tạo lập hình ảnh cửa ngõ đô thị biển đặc trưng.
Các trục không gian chính
- Hình thành các trục không gian chính dọc các tuyến đường 30/4, 2/9, 3/2 với các công trình hỗn hợp có kiến trúc hiện đại. Ưu tiên phát triển các tuyến ngang để kết nối không gian đô thị với không gian biển. Tổ chức tuyến song hành dành cho xe đạp; tại các khu vực giao nhau của các trục đường chính đô thị, khuyến khích bố trí các công trình cao tầng hoặc các công trình điểm nhấn.
- Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Trước: Hạn chế phát triển công trình có quy mô lớn để bảo vệ cảnh quan tự nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử của đô thị. Hình thành một số điểm dịch vụ du lịch có tính chất đặc biệt, hạn chế che chắn tầm nhìn ra biển và tạo lập hình ảnh đô thị theo hướng nhìn từ biển vào thành phố.
- Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Sau đến Cửa Lấp: Tăng cường hướng tiếp cận của người dân đô thị đến bãi biển thông qua các trục ngang, tạo lập các quảng trường biển và các công trình tiện ích phục vụ cộng đồng tại giao cắt giữa các trục ngang và tuyến đường ven biển. Tổ chức kết nối các khu du lịch ven biển, có không gian tiếp giáp bãi biển bằng các tuyến đường đi bộ, xe đạp và giao thông sạch thân thiện môi trường nhằm hỗ trợ các hoạt động vui chơi, đi lại của cộng đồng dọc bãi biển; khuyến khích tạo lối mở để người dân tiếp cận bờ biển thuận lợi.
Công trình điểm nhấn trong đô thị
- Các điểm nhấn tự nhiên: Bảo vệ cảnh quan và địa hình, địa mạo đặc trưng của các điểm cao tự nhiên gắn với hình ảnh đô thị như Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ…
- Các điểm nhấn nhân tạo: Đối với các công trình kiến trúc có giá trị, di tích văn hóa lịch sử, tượng, tượng đài và một số công trình khác, bảo vệ, tôn tạo cảnh quan các công trình gắn với lịch sử hình thành thành phố và hình ảnh đặc trưng của đô thị biển. Tạo thêm các công trình điểm nhấn mang tính văn hóa, nghệ thuật tại các không gian mở, không gian công cộng. Tạo dựng các công trình điểm nhấn mới trong đô thị là các công trình cao tầng, công trình có kiến trúc đặc sắc, hiện đại tại các vị trí phù hợp như: Trung tâm các khu đô thị mới, các không gian giao cắt giữa các tuyến trục chính đô thị, các khu vực gắn với quảng trường, không gian mở và các khu du lịch có vị trí đặc biệt trong khai thác không gian biển.
Kiểm soát tầng cao trong đô thị
Các khu vực cần kiểm soát tầng cao gồm:
- Khu vực đô thị hiện hữu: Hạn chế phát triển công trình cao tầng tại khu vực ven Núi Lớn, Núi Nhỏ và hành lang ven biển tại Bãi Trước, Bãi Sau đảm bảo các hướng nhìn về phía núi, tầm nhìn hướng ra biển và từ biển vào đô thị, đồng thời phải đảm bảo thấp hơn 2/3 chiều cao các đỉnh núi tại mỗi khu vực áp dụng. Ngoài ra tầng cao công trình phải được xác định trên cơ sở tính toán chỉ tiêu hệ số sử dụng đất phù hợp, đảm bảo không gây quá tải hạ tầng đô thị hiện có và phù hợp với các quy chuẩn hiện hành.
- Khu vực Gò Găng: Kiểm soát tầng cao của công trình để đảm bảo an toàn cho các hoạt động của sân bay Gò Găng theo quy định.
- Hành lang ven biển: Hạn chế xây dựng công trình cao tầng có mặt đứng gây che chắn tầm nhìn, hướng gió, chia cắt không gian trong đô thị với không gian biển. Khuyến khích xây dựng công trình theo hướng vuông góc với bờ biển.
Các khu vực khuyến khích phát triển cao tầng
Tại các khu vực phát triển mới, khuyến khích phát triển cao tầng trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kiểm soát dân số, điều kiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với các quy chuẩn hiện hành. Tại các khu vực giao cắt giữa các trục đường chính đô thị, các tuyến trục chính đô thị hướng biển khuyến khích xây dựng các công trình cao tầng làm điểm nhấn và định hình không gian đô thị.
Các khu vực nghiên cứu khai thác không gian biển
- Tại các khu vực không gian biển từ Bãi Trước đến Bãi Dâu, Nghinh Phong và Cửa Lấp, lập các nghiên cứu chuyên ngành đánh giá cụ thể về điều kiện tự nhiên, địa chất, thủy hải văn, bãi triều, các hoạt động kinh tế trên bờ và ven bờ biển, môi trường sinh thái và tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng để xác định các khu vực, làm cơ sở hình thành các điểm dịch vụ du lịch, dịch vụ công cộng cao cấp, tạo sự khác biệt của du lịch biển Vũng Tàu. Không lấn biển để mở rộng phát triển các khu đô thị.
- Khu vực xem xét nghiên cứu cần đảm bảo: Khai thác tại các khu vực bãi đá ngầm có địa chất tốt, cảnh quan xấu và các khu đầm lầy; đảm bảo các tầm nhìn hướng ra biển và từ biển hướng về đô thị; không gây ảnh hưởng tới các hoạt động trên biển và hành lang hàng hải quốc tế; không gây tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế xã hội đối với khu vực hiện hữu trên bờ; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, quy hoạch không gian biển và quy hoạch sử dụng vùng bờ.
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Vũng Tàu
- Đường bộ: Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; nâng cấp quốc lộ 51 theo định hướng giao thông vùng, kết nối thành phố với các đô thị khác trong tỉnh và vùng thành phố Hồ Chí Minh.
- Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu phù hợp, thống nhất với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam. Quy mô và vị trí tuyển, ga cụ thể tuân thủ các quy hoạch chuyên ngành được duyệt.
- Đường hàng không: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam và các quy hoạch vùng có liên quan.
- Đường thủy: Đường thủy nội địa: Xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, khai thác hiệu quả các luồng tuyến chính trên sông Dinh; sông Mũi Giùi; sông Rạng; sông Chà Và; sông Ba Cội; sông Cỏ May – Cửa Lấp; sông Sao; Rạch Tre và Rạch Bến Đình.
- Đường biển: Xây dựng và phát triển cảng biển theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Các khu bến cảng chính gồm: Sao Mai – Bến Đình, Long Sơn, cảng trên sông Dinh và hệ thống các bến tàu khách, bến du thuyền tại bãi Dâu và Bãi Trước.
- Nâng cấp, chỉnh trang hệ thống đường giao thông đô thị hiện có. Tiếp tục xây dựng, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường trục dọc; phát triển bổ sung mạng lưới trục ngang kết nối khu vực trung tâm với khu vực ven biển. Tỷ lệ đất giao thông, giao thông tĩnh và mạng lưới đường đô thị tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chí đô thị loại I.
- Giao thông công cộng: Phát triển hệ thống giao thông xe buýt đảm bảo phục vụ nhu cầu đô thị và liên kết với khu vực lân cận. Chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới xe buýt kết nối các khu vực trong đô thị, tiếp cận thuận tiện với các trung tâm đô thị phát triển mới.
- Hệ thống bến xe: Chuyển đổi bến xe khách hiện hữu thành bãi đỗ xe và trung tâm xe buýt, phục vụ khu vực nội thị. Trong giai đoạn đầu, bố trí bến xe khách liên tỉnh tại phía Bắc thành phố, trên quốc lộ 51, đáp ứng vận chuyển hành khách, hàng hóa và phục vụ đỗ xe du lịch; quy mô khoảng 5 ha, đạt tiêu chuẩn loại I. Giai đoạn từ sau năm 2025, xây dựng thêm bến xe mới tại phía Đông Nam đường cao tốc; quy mô khoảng 3,2 ha, đạt tiêu chuẩn loại I.
- Hệ thống bãi đậu xe công cộng: Quy hoạch và đầu tư xây dựng các bãi xe công cộng gắn với khu đô thị và các khu trung tâm, khu vực phát triển hỗn hợp; đảm bảo diện tích bãi đỗ xe đạt tối thiểu 3 ÷ 5% đất xây dựng đô thị.
Xem thêm :
Thông tin quy hoạch tại Việt Nam
Thông tin các dự án bất động sản tại Việt Nam
Từ khóa tìm kiếm liên quan : quy hoạch thành phố vũng tàu | bản đồ quy hoạch thành phố vũng tàu | bản đồ quy hoạch thành phố vũng tàu 2035 | xem quy hoạch thành phố vũng tàu | quy hoạch thành phố vũng tàu mới nhất | thông tin quy hoạch thành phố vũng tàu | bản vẽ quy hoạch thành phố vũng tàu | sơ đồ quy hoạch thành phố vũng tàu | quy hoạch vũng tàu | bản đồ quy hoạch vũng tàu | thông tin quy hoạch vũng tàu | tra cứu quy hoạch vũng tàu | bản đồ quy hoạch vũng tàu mới nhất | quy hoach vung tau moi nhat | quy hoạch vũng tàu 2030 | quy hoạch vũng tàu 2035 | quy hoạch vũng tàu đến năm 2035 | xem quy hoạch vũng tàu | xem thông tin quy hoạch vũng tàu | tra quy hoạch vũng tàu
Rate this postTừ khóa » Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Vũng Tàu 2021
-
Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Vũng Tàu Mới Nhất 2022
-
File Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Thành Phố Vũng Tàu Mới Nhất
-
Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Vũng Tàu, Vũng Tàu, Tra Cứu Thông Tin ...
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Thành Phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa ...
-
Bản đồ Quy Hoạch Bà Rịa Vũng Tàu 2021 đến 2030 - Nhà Đất Mới
-
Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa
-
Bản đồ Quy Hoạch Bà Rịa - Vũng Tàu 2021 Cho đến Năm 2030
-
Bản đồ Quy Hoạch Bà Rịa Vũng Tàu 2021 đến 2030
-
Bản đồ Quy Hoạch Sử Dụng đất Thành Phố Vũng Tàu, Bà Rịa
-
Bản đồ Quy Hoạch Thành Phố Vũng Tàu đến Năm 2035
-
Bản đồ Quy Hoạch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Đất Vàng Việt Nam
-
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ VŨNG TÀU MỚI NHẤT