Thông Tin Cần Biết Về Cây Lan Hồ Điệp Và Cách Trồng, Chăm Sóc
Có thể bạn quan tâm
Phong lan là loài hoa rất quý hiếm, chúng có thể mọc tự nhiên ở trong rừng ẩm mát bằng cách sống kí sinh trên thân cây khác có thể là cây tươi hoặc cây đã mục. Chúng có vẻ đẹp hoang sơ nhưng lại bị săn lùng ráo riết bởi giá trị kinh tế của nó rất cao. Từ những cây tự nhiên đó có thể lai ghép với các chủng Lan khác để cho ra nhiều mầm con có đặc tính tốt hơn cả cây mẹ. Cây lan hồ điệp cũng vậy, được giao bán với giá khá cao trên thị trường nhưng bạn đã biết về cây và cách chăm sóc hay chưa? Hãy tham khảo bài viết này nhé.
Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Lan hồ điệp II. Đặc điểm của cây Lan hồ điệp III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Lan hồ điệp 1. Ý nghĩa phong thủy 2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh IV. Cách trồng và chăm sóc cây Lan hồ điệp 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc câyI. Giới thiệu về cây Lan hồ điệp
- Tên thường gọi: Cây lan hồ điệp
- Tên gọi khác: Cây hồ điệp, cây lan bướm
- Tên khoa học: Psychopsis papilio
- Họ thực vật: Thuộc họ Phong lan (Orchidaceae)
- Nơi sống: Lan hồ điệp sống kí sinh trên thân cây cổ thụ hút chất dinh dưỡng trên thân cây để sống
- Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philippines và Australia
- Phân bố: Cây lan hồ điệp mọc nhiều ở hầu hết các châu lục trên thế giới trừ hoang mạc và sông băng quanh năm lạnh giá
- Tuổi thọ: Sống lâu năm
- Màu sắc của hoa: Có nhiều màu sắc như: trắng, hồng, sọc tím, vàng
- Bao gồm các loại cây: Cây hồ điệp được phân loại theo màu sắc của hoa, hồ điệp hoa tím gọi là điệp tím, …
II. Đặc điểm của cây Lan hồ điệp
- Hình dáng bên ngoài: Lan hồ điệp là cây thân thảo sống kí sinh trên thân cây gỗ và hút dinh dưỡng từ đó để sống.
- Kích thước: Cây lan hồ điệp trưởng thành chỉ cao khoảng 20 – 40cm
- Thân: Lan hồ điệp có thân hình trụ tròn, thuộc loại lan thân đơn, thân rất ngắn không có củ (giả hành). Thân cây sinh trưởng rất chậm nhưng không có thời kỳ cây ngủ, dù được chăm sóc tốt thì cứ khoảng 40 – 50 ngày mới ra được lá non mới.
- Lá: Lá của cây lan hồ điệp thuôn dài, to bản và dày, màu xanh đậm chúng mọc đối xứng nhau, chóp lá tù, gốc lá có bẹ ngắn ôm lấy thân cây. Số lá trên cây hồ điệp trưởng thành chỉ có từ 4 lá trở lên đến 10 lá. Từ các kẽ lá nảy ra từ 2 – 3 chồi phụ, chồi này sinh trưởng khá chậm và có giai đoạn ngủ rõ ràng. Lá hồ điệp thường có 3 loại lá: một loại lá màu xanh hoàn toàn, một loại lá màu đỏ và loại còn lại mặt trên lá có đốm mặt dưới màu đỏ, mỗi loại lại cho mỗi màu hoa khác nhau.
- Hoa: Hoa lan hồ điệp kích thước khá to chúng có hình cánh bướm và phong phú về màu sắc như: trắng, tím, sọc trắng, sọc tím, vàng,… Hoa nở khá bền màu có thể kéo dài đến cả hai tháng mới tàn.
- Rễ: Bộ rễ lan hồ điệp rất nhiều, cây càng già tuổi càng nhiều rễ, chúng có hình sợi tròn, to mập, có nhánh hoặc không có. Tùy thuộc vào môi trường giá thể trong chậu cây mà rễ có màu sắc khác nhau, nếu rễ trong chậu sẽ có màu trắng hoặc vàng, màu đỏ đất còn nếu chúng đâm xuyên ra khỏi lỗ đục của chậu buông lơ lửng trong không khí rễ sẽ có màu xanh nhạt.
III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Lan hồ điệp
1. Ý nghĩa phong thủy
Theo quan niệm phong thủy của người Á Đông thì những cây có thân hình tròn trịa, lá xanh tươi, nhẵn bóng thường mang lại phong thủy tốt đẹp cho gia chủ. Cây lan hồ điệp cũng vậy trưng cây trong nhà vào dịp tết sẽ mang lại sự thịnh vượng, ấm cúng, cuộc sống hôn nhân viên mãn, con đường công danh khởi đầu tốt đẹp, tránh được những điều xui xẻo không đáng có.
Hoa lan hồ điệp được coi là nữ hoàng của các loài hoa là loài hoa, chúng có khả năng tích hợp nhiều năng lượng tốt nhằm thu hút vượng khí đem lại tài lộc, đoàn viên gắn kết các thành viên trong gia đình vào dịp xuân năm mới. Chính vì vậy, ai cũng muốn có được cây lan hồ điệp chưng tết để hấp thụ một phần phong thủy của nó mang lại.
2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh
Lan hồ điệp là loại cây hoa cảnh sở hữu vẻ bên ngoài đẹp sang trọng, quý phái được rất nhiều người yêu cây mến mộ. Cây chủ yếu dùng để trang trí nội thất biến không gian tẻ nhạt trở nên rạng rỡ sắc màu và tươi tắn hơn hẳn những cây hoa khác.
Những giỏ lan hồ điệp thường được treo lên khung sắt trang trí cho hiên nhà, cửa vào nhà, lan can nhà nhưng phải trong mái che. Chúng cũng được trồng chậu trang trí trong phòng khách nhà ở, văn phòng làm việc… Vừa tạo không gian đầy màu sắc lại vừa giúp thanh lọc không khí làm thông thoáng khí khi trong phòng kín.
Lan hồ điệp còn được sử dụng như một món quà tặng cho người thân, cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp trong các dịp mừng thọ, lễ tết, sinh nhật, khai trương, khánh thành công trình…Để thay lời, gửi gắm những lời chúc tốt đẹp nhất đến người thân yêu của mình.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây Lan hồ điệp
1. Cách trồng cây
- Nhân giống
Cây lan hồ điệp được nhân giống bằng cách nuôi cấy mô và tách mầm con từ các chậu lan trưởng thành. Đối với biện pháp nuôi cấy mô thường cho cây giống khỏe mạnh, phẩm chất tốt nhưng chỉ có các viện nghiên cứu mới có khả năng làm, đối với biện pháp tách mầm thì dùng cho những người chơi hoa với số lượng ít.
Biện pháp tách mầm lan hồ điệp cũng khá đơn giản chỉ cần dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, cắt gọn mầm con không để lại tổn thương cho cả cây mẹ và mầm con. Sau khi cắt quét vôi vào vết cắt giúp nhanh lành sẹo.
- Dụng cụ và giá thể trồng lan hồ điệp
Có thể dùng chậu đất nung có đục lỗ hoặc chậu nhựa hoặc giỏ làm bằng mây tre đan có kích thước vừa phải. Nếu chọn chậu đất nung phải ngâm kỹ cho no nước rồi mới trồng cây nếu không chậu đất nung sẽ hút nước rất nhiều.
Giá thể trồng lan hồ điệp là than củi còn nguyên cục chắc hoặc đã ải đều được nhưng không được vỡ vụn, xơ dừa băm nhỏ hoặc xé sợi đã xử lý làm ải mục hoặc có thể dùng vỏ lạc (vỏ đậu phộng) khô đã ép nát.
- Kỹ thuật trồng lan hồ điệp
Trước tiên, cần lót than củi xuống dưới khoảng ⅓ đáy chậu rồi rải một lớp mỏng xơ dừa lên trên và đặt mầm cây lan hồ điệp xuống, cố định cho thẳng cây. Cho tiếp phần xơ còn lại hoặc vỏ lạc ép rải lên mặt chậu rồi tưới nước từ từ cho cây ngấm dần.
Sau khi trồng treo giỏ, chậu lan hồ điệp lên lan can, hiên nhà hoặc treo lên sân thượng phải có mái che bằng giàn lưới đen hoặc xám màu để che bớt sự khô nóng do ánh sáng mặt trời hoặc sức nóng của bê tông và mái tôn xung quanh.
2. Cách chăm sóc cây
- Nước tưới:
Lan hồ điệp cần lượng nước tưới vừa phải, tưới bằng bình xịt đối với cách trồng quy mô nhỏ hoặc lắp đặt hệ thống tưới tự động chỉ tưới nhỏ giọt phun sương đối với cây trồng kinh doanh. Nước tưới là nước sạch hoặc nước vo gạo, không tưới nước đã qua sử dụng mà có chất tẩy rửa như nước giặt, nước rửa bát.
- Ánh sáng:
Cây lan hồ điệp cần ánh sáng khoảng 60 – 70% để phát triển, đối với những ngày nắng gắt hoặc mùa đông có sương muối nên làm giàn che cho cây để tránh nắng gắt và tránh hậu quả của tình trạng sương muối để lại. Giàn lưới được thiết kế bằng khung sắt chắc chắn tránh gió bão, lưới chùm là lưới đen hoặc lưới màu xám để tạo bóng mát.
- Nhiệt độ, độ ẩm:
Lan hồ điệp phát triển ở nhiệt độ thích hợp là từ 20 – 30 độ C, dưới mức này sinh trưởng kém, thậm trí dưới 10 độ có thể ngừng sinh trưởng. Độ ẩm cần thiết là từ 60 – 75%, nếu độ ẩm thấp dưới 50% có thể quây kín vườn lan để tránh bốc hơi nước kết hợp tưới nước nhiều hơn.
- Phân bón:
Cây lan hồ điệp chủ yếu tưới qua lá nên thường dùng các loại phân bón dạng nước có đủ các yếu tố đa – trung – vi lượng tưới vào mỗi thời kỳ khác nhau. Đối với cây non mới trồng, sau 7 – 10 ngày nên pha phân bón hữu cơ sinh học AH Thanh Hà đóng lọ 100ml pha với nồng độ 10ml cho 20 lít nước sạch để tưới gốc đối với vườn lan quy mô rộng. Vườn quy mô nhỏ ít cây giống thì pha lượng ít hơn, đây là loại phân bón đa tác dụng vừa kích thích ra rễ, chống sương muối lại vừa tăng sức đề kháng cho tất cả các loại cây trồng kể cả cây có múi. Tưới lần 1 ngay sau khi vừa trồng xong, tưới lần 2 sau lần 1 từ 7 – 10 ngày, lần 3 sau lần 2 khoảng 15 – 20 ngày. Có thể dùng sản phẩm này được quanh năm.
- Sâu bệnh:
Cây lan hồ điệp cũng hay gặp một số bệnh hại như sau: Vi khuẩn, virus và nấm bệnh gây đốm tròn trên lá, cháy lá. Dùng hoạt chất Mancozeb hoặc thuốc có gốc Đồng xịt lên thân và lá trực tiếp lên vết thương kết hợp với thuốc tăng sức đề kháng Alvin Syngenta xịt nhắc lại lần 2 sau 5 – 7 ngày.
Ngoài ra, thối rễ cũng là bệnh hay gặp đối với những chậu lan thường hay tưới quá nhiều, Cách xử lý là thay chậu, thay giá thể, cắt bỏ rễ bị bệnh, thối, chỉ để lại ít rễ ngắn để duy trì sự sống của cây lan hồ điệp. Sau đó dùng AH pha tưới vào gốc để kích thích rễ mọc trở lại.
Lan hồ điệp là cây cho hoa đẹp để trang trí, cây đem lại giá trị kinh tế rất cao cho người trồng, do đó mà cũng có rất nhiều tổ chức, cá nhân nhân giống, trồng và chăm sóc. Nếu bạn muốn mua được cây lan chuẩn giống và đẹp ưng ý hãy tham khảo những đặc điểm và cách trồng, chăm sóc trên đây nhé.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » đặc điểm Sinh Học Của Lan Hồ điệp
-
Hoa Lan Hồ điệp: đặc điểm, Cách Trồng, Chăm Sóc Nhanh Có Hoa
-
Đặc điểm Sinh Trưởng Phát Triển Của Lan Hồ Điệp - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Đặc điểm Thực Vật Học Của Lan Hồ Điệp | Kỹ Thuật Nuôi Trồ
-
Giới Thiệu Tổng Quát Về Lan Hồ điệp - Vườn Hoa Lan
-
TỔNG QUAN VỀ LAN HỒ ĐIỆP - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lan Hồ điệp - Nữ Hoàng Của Các Loài Hoa Lan - Báo Khuyến Nông
-
Tất Tần Tật Những Thông Tin Về Cây Hoa Lan Hồ điệp » Vip Flowers
-
Lan Hồ Điệp - Phân Loại, ý Nghĩa Và Cách Chăm Cây Tươi Tốt, Sai Hoa
-
Tìm Hiểu Những Thông Tin Về Cây Hoa Lan Hồ điệp
-
NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM LAN HỒ ĐIỆP - Hoa Lan Miền Tây
-
Bạn Biết Gì Về Loài Hoa Lan Hồ Điệp?
-
Giới Thiệu Ý Nghĩa Và Các Loại Lan Hồ Điệp Tại Việt Nam
-
Lan Hồ Điệp Là Gì? Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc đúng Cách
-
Top 14 đặc điểm Hình Thái Của Cây Lan Hồ điệp