Thông Tin Chi Tiết Và Cách Trồng, Chăm Sóc Cây Hoa Ngọc Nữ

Cây Hoa Ngọc Nữ là cây dây leo có ba loại hoa chính đang được giới trẻ lựa chọn trồng nhiều nhất hiện nay. Bởi ngay từ cái tên ngọc nữ đã mang trong mình ý nghĩa đặc biệt, cùng tìm hiểu thêm thông tin và tác dụng của cây qua bài viết nhé.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Ngọc nữ II. Đặc điểm của cây Ngọc nữ III. Tác dụng của cây Ngọc nữ 1. Tác dụng trang trí, làm cảnh 2. Tác dụng chữa bệnh IV. Cách trồng và chăm sóc cây Ngọc nữ 2. Cách chăm sóc cây

I. Giới thiệu về cây Ngọc nữ

  • Tên thường gọi: Cây ngọc nữ
  • Tên khoa học: Clerodendron thomsoniae
  • Tên gọi khác: Cây Rồng nhả ngọc…
  • Họ thực vật: Cây thuộc họ Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây ngọc nữ có nguồn gốc ở khu vực Tây Phi nhiệt đới.
  • Phân bố: Cây được trồng rộng rãi trên khắp thế giới nhiều nhất là châu phi từ Cameroon đến Senegal…
  • Tuổi thọ: Sống lâu năm
  • Màu sắc của hoa: Cây ngọc nữ cho hoa có màu đỏ, hồng và trắng
  • Thời gian nở hoa: Cây có hoa nở gần như quanh năm
  • Bao gồm các loại cây: Gồm 3 loại cây là cây ngọc nữ hoa trắng, cây hoa đỏ và cây hoa hồng.
Cây Ngọc Nữ
Cây ngọc nữ còn có tên gọi khác là cây Rồng nhả ngọc

II. Đặc điểm của cây Ngọc nữ

  • Hình dáng bên ngoài: Ngọc nữ là cây dây leo thân mềm, lá xanh tốt to bản cùng với màu sắc hoa đa dạng đã tạo nên không gian mát mẻ và đầy sắc màu tô điểm cho khuôn viên sân vườn thêm đẹp mắt.
  • Kích thước: Cây leo rất cao có thể đến vài chục mét nếu không bấm tỉa ngọn. Đối với cây cảnh trang trí nội thất hoặc ngoại thất thường có nhiều kích cỡ để phù hợp với mọi vị trí và khuôn viên nhà. Có loại cao 50cm, 80cm, 1m, kích thước thông thường từ 2 – 5m.
  • Lá: Lá cây ngọc nữ to bản hình tim hoặc hình bầu dục thon dài, chóp nhọn, mặt trên có lớp lông bao phủ tạo nên sự thô ráp. Chúng thường mọc đối xứng tạo nên một cặp lá, mỗi cặp mọc cách nhau từ 10 – 20cm.
  • Hoa: Hoa ngọc nữ thường mọc ra từ những kẽ lá rồi hợp lại với nhau thành chùm nhỏ, mỗi chùm chỉ từ 3 – 5 bông. Mỗi bông hoa Gốc mỗi bông hoa có những lá bắc nhiều người thường nhầm tưởng đó là hoa ngọc nữ nhưng không phải nhé, lá bắc có màu trắng, có lông, cánh khá dài và phồng lên dạng màng còn phía gốc lại hợp lại thành những ống ngắn. Còn hoa ngọc nữ thì có màu đỏ thắm, ở giữa những cánh hoa chia 5 thùy hình trái xoan và có đến 4 chiếc nhị thò hẳn ra ngoài.
  • Cành: Cành non có 4 cạnh và phủ lớp lông tơ mịn, cành dài mềm vươn cao.
Tìm hiểu về cây ngọc nữ
Ngọc nữ là cây dây leo thân mềm, lá xanh tốt to bản cùng với màu sắc hoa đa dạng

III. Tác dụng của cây Ngọc nữ

1. Tác dụng trang trí, làm cảnh

Cây hoa ngọc nữ là loài hoa lợi thế là dây leo có hình dáng đẹp và lạ mắt. Cây thường trồng để trang trí, làm cảnh ở những nơi như: vòm cổng, tường bao, mái hiên, sân vườn, ban công, leo tường… của nhà ở, công viên, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, biệt thự… Bên cạnh đó, có thể trang trí thêm bộ giàn leo thấp đối với những nơi không có vật đỡ cho cây thỏa sức bung lụa.

Ngoài việc trồng cây hoa ngọc nữ để trang trí, tô điểm cho khuôn viên và tạo cảnh quan cho môi trường xung quanh ra thì việc thưởng thức hoa cũng làm cho tâm hồn con người khoan khoái dễ chịu, thư giãn tinh thần.

Hơn nữa việc trồng cây còn làm cho môi trường thêm trong lành, giảm bớt ô nhiễm khói bụi. Và làm giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp.

2. Tác dụng chữa bệnh

Ngoài việc tô điểm cho cảnh quan môi trường, thì cây hoa ngọc nữ còn góp phần chữa bệnh rất hiệu quả. Bộ phận của cây thường dùng để chữa bệnh là lá, lá sau khi được băm nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô sắc uống và có thể gia giảm thêm một số vị thuốc khác có tính mát. Hoặc có thể dùng lá tươi đun uống có công dụng chữa bệnh Viêm tai giữa thể cấp và mãn tính khá hiệu quả.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Ngọc nữ

  • Nhân giống

Cây hoa ngọc nữ được nhân giống bằng cách giâm cành. Chỉ cần cắt dây tươi ở độ tuổi bánh tẻ đến già đều có khả năng sống rất cao nếu trồng trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 9 âm lịch.

  • Nhiệt độ

Cây Ngọc nữ ưa sáng hoàn toàn và có tốc độ sinh trưởng rất nhanh trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ 20 – 300C. trên 10 độ. Tránh trồng cây vào thời điểm mùa đông nhiệt độ thấp dưới 100C, các hiện tượng thời tiết cực đoan như băng giá và sương muối có thể làm cây bị chết.

  • Đất trồng

Cây ngọc nữ không kén chọn đất, có thể trồng được trên mọi địa hình bằng phẳng đến dốc nhưng không ưa đất pha đá hoặc sỏi.

Dụng cụ trồng cây ngọc nữ rất đơn giản, có thể trồng trong chậu hoặc thùng xốp có kích thước to khoảng 50 – 80cm, có đục lỗ ở đáy. Hoặc có thể chọn kích cỡ chậu tùy ý để phù hợp với khuôn viên nhà bạn.

Để cây hoa ngọc nữ sinh trưởng tốt và lâu dài nên chọn loại đất pha cát nhẹ hoặc đất thịt màu nâu đen, nâu đỏ màu mỡ. Quan trọng nhất vẫn là phân chuồng (phân bò, dê, trâu, gà, phân giun quế) dùng một trong các loại trên đánh đều với đất rồi đóng vào chậu trồng.

Chỉ nên đóng ⅓ chậu để chừa ra phần miệng chậu khoảng 10 – 15cm và khoét vài lỗ nhỏ ngang bằng mặt đất tránh ứ đọng nước khi mưa to.

  • Cách trồng cây hoa Ngọc nữ

Đối với cách trồng cây ngọc nữ trong chậu, cần trồng khoảng 2 – 3 đoạn để bù trừ cho những cây kém, còi cọc. Sau khi cắm cần che chắn cho chậu ươm hợp lý tránh nắng gắt.

Cây ngọc nữ thường dễ trồng, chỉ cần cuốc đất nhỏ, đánh cho tơi xốp, rạch thành hàng hoặc cuốc hố đơn tùy vào địa hình.

Cắt thân cây thành nhiều đoạn dài chừng 20cm đặt nằm trên luống vừa rạch với khoảng cách là 20cm/ 1đoạn. Lấp đất lại, tưới ẩm đều lên luống vừa trồng và đợi ngày cây đâm chồi nảy lộc.

Cây ngọc nữ: Cách trồng cây
Ngọc nữ ưa sáng hoàn toàn, cần được bảo vệ trước gió lớn, tránh sương giá, cây cần nhiều nước trong quá trình phát triển.

2. Cách chăm sóc cây

  • Nước tưới

Cây hoa ngọc nữ là cây ưa ánh sáng và độ ẩm cao nên phải thường xuyên tưới ẩm cho cây, cần tưới cứ mỗi 2 ngày 1 lần vào buổi sớm hoặc tối mát.

Khi cây lớn dần thì nhu cầu nước lại càng tăng vì thế cây cần được cung cấp nhiều nước hơn. Do đó, nên tưới mỗi ngày 1 lần, vào một thời điểm nhất định. Tưới với lượng nước vừa phải không quá nhão đất làm úng chết cành hoặc cây ươm.

  • Ánh sáng

Là cây ưa sáng nên cây ngọc nữ sau khi trồng phải đảm bảo ánh sáng bán phần cho cây.

  • Phân bón

Tuy là cây hoa cảnh nhưng cây ngọc nữ cũng cần phải bón phân định kỳ thì mới cho hoa quanh năm. Mỗi năm nên bón khoảng 3 lần vào các thời điểm trước lúc ra hoa, sau khi tỉa cành và khi hoa tàn hết chuyển sang mùa vụ mới.

Ngoài phân đa lượng NPK ra có thể bón thêm phân chuồng làm tơi xốp đất và kéo dài độ tuổi của cây.

  • Phòng trừ sâu bệnh

Khi thấy cây ngọc nữ có biểu hiện vàng lá, héo quắt thì có cần phải xem lại chế độ nước tưới và phải đào bớt đất quanh gốc ra và kiểm tra bộ rễ. Nếu bị bệnh thối rễ do vi khuẩn thì rễ sẽ bị mủn và tụt hết phần vỏ rễ.

Lúc này nên thay toàn bộ chậu đất trồng cho cây ngọc nữ và rửa sạch dụng cụ trồng rồi mới đóng đất khác. Nếu bón phân chuồng cũng phải bón bằng phân sạch đã qua ủ hoai mục để làm giảm độ nóng của phân.

Còn nguyên nhân nữa có thể là bị lá vàng do thiếu dinh dưỡng làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây.

Nếu cây hoa ngọc nữ bị cháy hoặc lá chồi bị cuốn xoăn lại có thể do Rệp hoặc sâu cuốn lá ăn hại. Nên bắt bằng tay trước khi sâu, rệp sinh trưởng mạnh, tránh lây lan. Tránh phun thuốc trừ sâu sẽ làm hại môi trường không khí gây ngộ độc cho con người khi hít phải.

Hoa ngọc nữ là loài hoa đẹp và mang lại công dụng rất tốt đối với con người và môi trường sống. Mỗi gia đình nhất là ở khu đô thị, phố xá nên trồng loại hoa này vừa để tô thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà và dùng làm thuốc mỗi khi cần thiết nhé.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Trồng Cây Ngọc Nữ đỏ