Thông Tin Cho Người Dùng Dụng Cụ Tránh Thai Đặt Tử Cung
Có thể bạn quan tâm
Thông Tin cho Người Dùng Dụng Cụ Tránh Thai Đặt Tử Cung
(Sửa đổi nội dung tháng 02 năm 2019)1. Dụng Cụ Tránh Thai Đặt Tử Cung (IUD)
- IUD là một dụng cụ nhỏ có thể được sử dụng làm biện pháp tránh thai thông thường. Dụng cụ này rất hiệu quả và tỷ lệ thất bại khoảng 1% trong năm đầu tiên
- Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ sinh sản giữa người không sử dụng IUD và người đã từng sử dụng là giống nhau
- Dụng cụ này được bác sĩ đưa vào tử cung. Trước khi đặt, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của quý vị và khám vùng chậu để đánh giá mức độ phù hợp của quý vị với IUD. Sau khi đặt, quý vị cần phải đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên
- Hai loại IUD được sử dụng tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em (Maternal & Child Health Centre, MCHC): là loại "chữ T" và loại "hình Ô"; cả hai loại này đều có một sợi chỉ ở đáy để tự kiểm tra hoặc bác sĩ kiểm tra và để sau này rút dụng cụ ra
- Loại "chữ T" cần được thay 5 đến 10 năm một lần tùy thuộc vào kiểu mẫu dụng cụ, trong khi loại "hình Ô" cần được thay 5 năm một lần
2. Cơ chế tác dụng của IUD
IUD chứa đồng có thể làm thay đổi môi trường của tử cung, cản trở khả năng di chuyển của tinh trùng và giảm cơ hội thụ tinh. Hơn nữa, sự thay đổi môi trường trong tử cung có thể ảnh hưởng đến việc trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung và do đó cản trở việc thụ thai
3. Đối tượng không thích hợp để sử dụng IUD
Đa số phụ nữ có thể sử dụng IUD. Hãy xin lời khuyên từ bác sĩ nếu quý vị gặp bất kỳ tình trạng nào sau đây:
- Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đau bụng kinh hoặc chảy máu âm đạo bất thường
- Thiếu máu trầm trọng
- Đã xác định tình trạng dị ứng với chất liệu đồng (IUD được sử dụng tại MCHC có chứa đồng)
- Đã xác định giải phẫu tử cung có hình dạng bất thường (ví dụ như tử cung đôi, tử cung có vách ngăn)
- Tiền sử mắc bệnh phụ khoa (ví dụ: nhiễm trùng tử cung hoặc vùng chậu, khối u, mang thai ngoài tử cung, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục)
- Quan hệ với nhiều bạn tình (có khả năng cao bị nhiễm trùng vùng chậu)
- Đã xác định các vấn đề về tim, ví dụ: bệnh van tim
4. Các rủi ro và biến chứng có thể xảy ra
Đây hoàn toàn không phải là một danh sách nêu đầy đủ các rủi ro hoặc biến chứng liên quan đến việc sử dụng IUD (bao gồm cả trong quá trình đặt và tháo dụng cụ). Các biến chứng có thể xảy ra ngay cả khi thực hiện đúng quy trình trong việc đặt và tháo IUD. Bất cứ khi nào xảy ra biến chứng, người phụ nữ có thể cần được chuyển đến Khoa Tai Nạn và Cấp Cứu (Accident & Emergency Department, A&E) hoặc Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại (Accident & Emergency Department, SOPC) để được đánh giá và xử lý thêm. Có thể cần thực hiện thủ thuật phẫu thuật đối với một số biến chứng.
4.1 Trong quá trình đặt dụng cụ
- Ngất xỉu hoặc bất tỉnh (ngất do cường phế vị)
- Trong quá trình đặt dụng cụ, một số ít phụ nữ có thể bị ngất xỉu hoặc bất tỉnh do đau hoặc lo lắng
- Đây là tình trạng không thường gặp và thường ở mức độ nhẹ
- Thủng tử cung
- Khoảng một đến hai trường hợp trong số 1.000 lần đặt dụng cụ
- Nguy cơ thủng tử cung tăng lên ở những phụ nữ sau:
- Những phụ nữ đang cho con bú tại thời điểm đặt dụng cụ
- Đặt dụng cụ trong vòng 36 tuần sau khi sinh
4.2 Trong quá trình sử dụng
- Ảnh hưởng đến các kỳ kinh nguyệt
- Kinh nguyệt có thể ra nhiều, kéo dài thời gian hơn hoặc có đau trong kỳ kinh
- Nhiễm trùng vùng chậu
- Mặc dù không thường gặp nhưng nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu tăng lên trong 3 tuần đầu tiên sau khi đặt dụng cụ so với phụ nữ không đặt dụng cụ
- Tuột IUD
- Khoảng 5% người dùng
- Trong chu kỳ kinh nguyệt và thường gặp nhất trong 3 tháng đầu sau khi đặt IUD
- Không thể cảm giác được sợi chỉ trong IUD, điều này có thể có nghĩa là:
- Sợi chỉ đã rơi ra ngoài
- Dụng cụ đã dịch chuyển vị trí
- Dụng cụ đã tuột ra ngoài
- Dụng cụ đã làm thủng tử cung và di chuyển vào khoang bụng
- Mang thai ngoài tử cung
- Những phụ nữ sử dụng IUD có nguy cơ thấp hơn so với những phụ nữ không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào
- Đối với người sử dụng IUD, điều quan trọng là phải kịp thời xin ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để loại trừ khả năng mang thai ngoài tử cung nếu nghi ngờ có thai. Nguyên nhân là do dụng cụ rất hiệu quả để ngừa thai trong tử cung nhưng lại kém hiệu quả đối với ngừa thai ngoài tử cung.
- Những rủi ro và biến chứng sau có thể xảy ra mà không rõ lý do khi sử dụng IUD:
- Đứt sợi chỉ trong IUD
- Vỡ dụng cụ IUD
- Thủng một phần hoặc toàn bộ tử cung hoặc cổ tử cung
4.3 Trong quá trình tháo dụng cụ
- IUD được bác sĩ lấy ra bằng cách cầm lấy sợi chỉ đi kèm dụng cụ. Những rủi ro hoặc biến chứng sau có thể xảy ra trong quá trình tháo dụng cụ:
- Đứt sợi chỉ trong IUD
- Vỡ dụng cụ IUD
- Thủng tử cung hoặc cổ tử cung
- Người phụ nữ có thể cần được giới thiệu đến A & E hoặc SOPC để được đánh giá và xử lý thêm. Có thể cần thực hiện thủ thuật phẫu thuật đối với một số biến chứng.
- Người phụ nữ có thể bị đau bụng nhẹ và chảy máu âm đạo trong vòng vài ngày sau khi tháo dụng cụ
5. Thủ Thuật Đặt Dụng Cụ
- Trước khi đặt dụng cụ, chuyên gia y tế sẽ giải thích thủ thuật đặt dụng cụ và các rủi ro và biến chứng có thể xảy ra. Sau đó, quý vị cần phải ký tên vào mẫu đồng ý thực hiện thủ thuật
- Bác sĩ sẽ khám vùng chậu và sẽ đưa một dụng cụ nhỏ vào tử cung của quý vị để kiểm tra kích thước của buồng tử cung xem có phù hợp với việc đặt dụng cụ hay không (buồng tử cung quá to hay quá nhỏ đều không phù hợp để đặt dụng cụ IUD). Nếu kích thước buồng tử cung phù hợp, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào buồng tử cung bằng cách dùng ống dẫn
- Sợi chỉ ở đáy dụng cụ IUD sẽ được cắt để chừa ra 2 đến 3 cm bên ngoài cổ tử cung. Có thể sử dụng sợi chỉ này để tự kiểm tra hoặc bác sĩ kiểm tra và sau này tháo bỏ
6. Những điểm cần lưu ý sau khi đặt dụng cụ
- Quý vị phải kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su trong tuần đầu tiên sau khi đặt dụng cụ để giảm khả năng nhiễm trùng vùng chậu
- Dụng cụ có thể trượt ra ngoài khi hành kinh; do đó quý vị nên kiểm tra xem sợi chỉ của IUD có còn ở vị trí cũ sau khi hành kinh hay không bằng cách đưa ngón tay vào âm đạo. Nếu quý vị không thể cảm giác được sợi chỉ của IUD, vui lòng xin tư vấn từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được đánh giá kịp thời. Đồng thời, quý vị phải kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng thêm một biện pháp tránh thai khác như bao cao su
- Quý vị cần phải tham gia các cuộc kiểm tra sức khỏe bao gồm khám vùng chậu vào thời điểm 6 tuần, 6 tháng và sau đó là hàng năm sau khi đặt vòng để đảm bảo IUD không bị dịch chuyển hoặc bị bung ra ngoài
- Phải tháo IUD trong vòng 1 đến 2 năm sau khi mãn kinh
7. Quay trở lại MCHC hoặc xin lời khuyên từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức nếu quý vị có các tình trạng sau
- Trễ kinh, kinh ra ít hoặc nhiều hơn, chảy máu âm đạo dai dẳng hoặc chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh (chảy máu giữa kỳ kinh)
- Nghi ngờ hoặc xác nhận mang thai
- Đau bụng bất thường hoặc dữ dội
- Có mùi hôi hoặc mủ như dịch tiết âm đạo
- Không thể cảm nhận được sợi chỉ của IUD
- Nghi ngờ IUD dịch chuyển hoặc bị bung ra ngoài
- Quý vị hoặc bạn đời của quý vị cảm nhận thấy IUD trong khi quan hệ tình dục
Từ khóa » Tử Cung Có Vách Ngăn Có đặt Vòng được Không
-
Thai Phụ Có Vách Ngăn Buồng Tử Cung Liệu Có Cần đặt Vòng Nâng?
-
Điều Trị Tử Cung Có Vách Ngăn Như Thế Nào? Cần Lưu ý Những Gì?
-
Phẫu Thuật Tử Cung Có Vách Ngăn Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
-
Đặt Vòng Tránh Thai - Những điều Cần Biết
-
Góc Giải đáp Thắc Mắc: Liệu Tử Cung đôi Có được đặt Vòng Không?
-
Đặt Vòng Tránh Thai Quan Hệ Có Bầu Không? Vì Sao đặt Vòng Vẫn Có ...
-
Nằm Trong Số Những Trường Hợp Này, Mẹ Tuyệt đối Không được đặt ...
-
Những điều Cần Biết Về Tử Cung đôi - Tử Cung Hai Sừng - Docosan
-
Tử Cung Hai Sừng Khi Mang Thai - Những điều Bạn Cần Biết
-
Nhiều Chị Em Quan Tâm: Bị Viêm Lộ Tuyến Có đặt Vòng được Không?
-
Những Trường Hợp được Chống Chỉ định đặt Vòng Tránh Thai | Medlatec
-
Tử Cung đôi Và Những Nguy Cơ Với Phụ Nữ Mang Thai
-
Tử Cung Có Vách Ngăn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và điều Trị
-
ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI : NÊN HAY KHÔNG???