Thông Tin Chung Về đào Tạo đại Học | Khoa Toán - Cơ
Có thể bạn quan tâm
Nhảy đến nội dung
- Giới thiệu
- Lời Chào Mừng
- Sứ mệnh & Tầm nhìn
- Triết lý giáo dục
- Tổ Chức
- Hội đồng khoa học và đào tạo
- Lịch Sử Phát Triển
- Liên Kết
- Liên hệ
- Cán bộ
- Bộ môn Đại số - Hình học - Tôpô
- Bộ môn Giải Tích
- Bộ môn Toán học tính toán & Toán ứng dụng
- Bộ môn Phương trình vi phân & Hệ động lực
- Bộ môn Xác suất - Thống kê
- Bộ môn Cơ học
- Bộ môn Tin học
- Phòng thí nghiệm Khoa học Dữ liệu
- Văn Phòng Khoa
- Nghiên cứu
- Các Lĩnh Vực Nghiên Cứu Chính
- Các đề tài, dự án
- Nhóm Nghiên Cứu Mạnh
- Các Nguồn Tài Trợ
- Công bố khoa học
- Đối Tác Nghiên Cứu
- Hội nghị Khoa học
- Sinh viên
- Các Chương Trình Đào Tạo
- Sổ Tay Sinh Viên
- Sổ tay sau đại học
- Cơ Hội Học Bổng
- Cơ Hội Việc Làm
- Thành tích - Khen thưởng
- Thực tập, thực tế
- Sinh viên nước ngoài
- Đoàn Thanh Niên - Hội Sinh Viên
- Cựu Sinh Viên
- Tuyển sinh
- Toán học
- Toán Tin
- Khoa học máy tính và thông tin CLC
- Khoa học Dữ liệu
- Khoa học máy tính và thông tin
- Các chương trình đào tạo Thạc sĩ
- Các chương trình đào tạo tiến sĩ
- Hợp tác Phát triển
- Hội nghị
- Tin tức
- Tin tức chung
- Tin tức sinh viên
- Seminar
- Biểu mẫu
- Cựu giáo chức
Biểu mẫu tìm kiếm
Tìm kiếm Thông tin chung về đào tạo đại học- Tổ chức đào tạo: Hiện tại Khoa Toán - Cơ - Tin học đang đào tạo các ngành học sau: Toán học, CNKHTN ngành Toán học, Toán Cơ, Máy tính và Khoa học thông tin
- Quy chế đào tạo (tóm tắt)
- Thời gian khóa học:
- Đối với các em thời gian đào tạo tối đa là 8 học kỳ chính. Thời gian được phép tạm ngừng học để củng cố kiến thức, cải thiện kết quả học tập là 4 học kỳ chính
- Mỗi năm học có hai HK chính và 1 học kỳ phụ: Mỗi HK chính có 15 tuần thực học và 3-4 tuần thi; mỗi HK phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi được tổ chức trong thời gian hè.
- Đăng ký môn học:
- Số tín chỉ đăng ký học trong mỗi học kỳ (không bao gồm các môn học giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh, kỹ năng mềm, cải thiện điểm, tự chọn tự do)
- Đối với học kỳ chính:
- Chương trình đào tạo chuẩn: Tối thiểu 14 tín chỉ
- Chương trình đào tạo tài năng: Tối thiểu 18 tín chỉ
Trường hợp sinh viên có nguyện vọng đăng ký học ít hơn số tín chỉ tối thiểu trong một học kỳ phải được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị đào tạo.
- Đối với học kỳ phụ: Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định
- Việc tổ chức đăng ký học các môn học trong chương trình đào tạo do thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định tùy theo khả năng và điều kiện cụ thể của đơn vị mình.
- Sinh viên được đăng ký học và thi các môn học trong chương trình đào tạo do bất kỳ một đơn vị đào tạo nào thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức giảng dạy.
- Kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu của các môn học trước thời gian đăng ký học để sinh viên trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội biết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên của đơn vị khác đăng ký môn học.
- Khoa Toán - Cơ - Tin học gửi thời khóa biểu riêng của Khoa cho sinh viên qua hòm thư cá nhân và hướng dẫn cụ thể cho sinh viên về những môn học nên lựa chọn cho học kỳ tiếp theo.
- Thời gian đăng ký môn học:
- Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập, sinh viên tham khảo ý kiến tư vấn của cố vấn học tập để đăng ký các môn học dự định sẽ học trong học kỳ
- Thời gian đăng kí môn học, thời gian hủy môn, đăng ký thêm, đỏi lớp do đơn vị đào tạo quy định
- Đăng ký học lại:
- Đối với các môn học bắt buộc, nếu bị điểm F, sinh viên phải đăng ký học lại môn học đó;
- Đối với môn học tự chọn có điều kiện, nếu bị điểm F, sinh viên đăng ký học lại môn học đó hoặc đăng ký học môn học tự chọn khác cùng khối kiến thức để thay thế.
- Đăng ký học cải thiện điểm:
- Đối với các học phần đạt D, D+, sinh viên được đăng ký học lại học phần đó hoặc đổi sang học phần khác (nếu là học phần tự chọn có điều kiện) để cải thiện điểm chung bình chung tích lũy khi đang ký học phần thành công thì điểm của học phần cũ sẽ bị xóa và sẽ thay thế bằng điểm của học phần mới.
- Thời gian khóa học:
- Nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên
- Nghĩa vụ
- Thực hiện nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng quy chế quy định của đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo về công tác sinh viên.
- Không sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; vi phạm kỳ luật phòng thi, xin điểm; học, thi hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập hộ; sao chép tài liệu mà không trích dẫn hoặc nhờ làm hộ tiểu luận, khóa luận, đồ án tốt nghiệp, công trình nghiên cứu khóa học; thực hiện, tham gia các hoạt động trái pháp luật.
- Sinh viên có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về kỷ luật phòng thi, nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật ở các mức sau:
- Khiển trách: đối với sinh viên phạm lỗi 1 lần nhìn bài của người khác, trao đổi bài, thảo luận bài trong giờ thi. Sinh viên bị khiển trách khi thi học phần nào sẽ bị trừ 25% số điểm đạt được của bài thi học phần đó.
- Cảnh cáo: đối với sinh viên vi phạm một trong các lỗi: Đã bị khiển trách 1 lần nhưng trong giờ thi học phần đó vẫn tiếp tục vi phạm quy định; Trao đổi bài làm, giấy nháp với người khác; chép bài của người khác (những bài thi giống nhau thì xử lý như nhau, trừ trường hợp nghười bị xử lý có ddue bằng chứng chứng minh thực sự bị quay cóp thì thủ trưởng đơn vị đào có thể xem xét giảm trừ từ mức kỉ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách. Sinh viên bị cảnh cáo khi thi học phần nào sẽ bị trừ 50% số điểm đạt được của bài thi học phần đó.
- Đình chỉ thi: Đối với sinh viên vi phạm một trong các lỗi: Đã bị cảnh cáo 1 lần nhưng trong giờ thi học phần đó vẫn tiếp tục vi phậm quy định; Sau khi đã bóc đề thi bị phát hiện mang theo những vật dụng không được phép; Đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi. Sinh viên bị kỷ luật đình chỉ thi sẽ bị điểm không (0) bài thi học phần đó và phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định đình chỉ thi (biên bản do cán bộ coi thi lập, thu tang vật và ghi rõ hình thức kỷ luật). Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 1 năm nếu vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học nếu vi phạm lần thứ hai .
- Quyền lợi
- Được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước cũng như các quy chế, quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo;
- Được phép thôi học vì lý do chủ quan của cá nhân, trong trường hợp này, sinh viên phải hoàn trả cho đơn vị đào tạo toàn bộ kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước trong thời gian theo học;
- Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây: Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây;
- Sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây: Vì lý do chủ quan của cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở đơn vị đào tạo, không bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân được tính vào thời gian tối đa được phép học. Sinh viên nghỉ học tạm thời nếu muốn học tiếp phải có đơn đề nghị Thủ trưởng đơn vị đào tạo giải quyết chậm nhất 2 tuần trước khi hết thời hạn nghỉ học tạm thời.
- Nghĩa vụ
- Kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập
- Đánh giá kết quả học phần:
- Điểm đánh giá học phần (gọi là điểm học phần) bao gồm: điểm đánh giá bộ phận (trung bình của các điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, giữa kỳ) và điểm thi kết thúc học phần, trong đó, điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc và có trọng số không dưới 60% điểm của học phần.
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên là hoạt động của giảng viên sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức dạy học nhằm kiểm tra việc nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng đã đượcmxác định trong mục tiêu của học phần, đồng thời qua đó có được những thông tin phản hồi giúp giảng viên, sinh viên điều chỉnh cách dạy, cách học, thay đổi phương pháp dạy và học cho phù hợp.
- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ là hoạt động của giảng viên vào những thời điểm đã được quy định trong đề cương học phần, nhằm đánh giá mức độ đạt mục tiêu học phần ở giai đoạn tương ứng của sinh viên.
- Bài thi kết thúc học phần có thể thực hiện bằng hình thức thi tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, làm bài tập lớn hoặc kết hợp các hình thức trên.
- Hình thức kiểm tra đánh giá học phần, trọng số của các điểm kiểm tra đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được quy định trong đề cương học phần.
- Nội dung kiểm tra đánh giá phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong đề cương học phần. Đáp án và thang điểm chấm điểm bộ phận,chấm bài thi kết thúc học phần phải được biên soạn cùng với đề kiểm tra đánh giá, đề thi. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quy định việc sử dụng đề kiểm tra, đềthi do giảng viên đề xuất hoặc lấy từ ngân hàng câu hỏi.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá và thi kết thúc học phần (xem trong quy chế đầy đủ trên trang web của ĐHQGHN)
- Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần:
- Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), có lẻ đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng của điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần sau khi đã tính trọng số được quy định trong đề cương học phần và được làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ.
- Loại đạt:
- 9,0 – 10 tương ứng với A+
- 8,5 – 8,9 tương ứng với A
- 8,0 – 8,4 tương ứng với B+
- 7,0 – 7,9 tương ứng với B
- 6,5 – 6,9 tương ứng với C+
- 5,5 – 6,4 tương ứng với C
- 5,0 – 5,4 tương ứng với D+
- 4,0 – 4,9 tương ứng với D
- Loại không đạt: Dưới 4,0 tương ứng với F
- Loại đạt:
- Đánh giá kết quả học tập:
- Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau mỗi học kỳ chính theo các tiêu chí sau:
- Khối lượng kiến thức học tập là tổng số tín chỉ của những học phần (không tính học phần tự chọn tự do) mà sinh viên đã đăng ký học trong học kỳ.
- Khối lượng kiến thức tích lũy là tổng số tín chỉ của những học phần đã được đánh giá loại đạt, tính từ đầu khóa học.
- Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình theo trọng số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó (bao gồm cả các học phần được đánh giá loại đạt và không đạt).
- Điểm trung bình chung các học phần là điểm trung bình theo trọng số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học từ đầu khóa học cho tới thời điểm xem xét (bao gồm cả các học phần được đánh giá loại đạt và không đạt).
- Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình theo trọng số tín chỉ của các học phần đã được đánh giá loại đạt mà sinh viên đã tích lũy được tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm xem xét.
- Cách tính điểm trung bình chung:
- Để tính điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần được quy đổi thành điểm số như sau:
- A+ tương ứng với 4,0
- A tương ứng với 3,7
- B+ tương ứng với 3,5
- B tương ứng với 3,0
- C+ tương ứng với 2,5
- C tương ứng với 2,0
- F tương ứng với 0
- Điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ, giáo dục quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất, kỹ năng bổ trợ không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy. Điểm trung bình chung học kỳ được dùng để xét cảnh báo học vụ, buộc thôi học, nghỉ học tạm thời, xếp loại học lực, học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ. Điểm trung bình chung các học phần được dùng để đăng ký học cùng lúc chương trình đào tạo thứ hai, chuyển đổi sinh viên giữa các chương trình đào tạo. Điểm trung bình chung tích lũy được dùng để cảnh báo học vụ, xét buộc thôi học, xếp hạng tốt nghiệp.
- Để tính điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần được quy đổi thành điểm số như sau:
- Xử lý học vụ: Sau mỗi học kỳ chính, đơn vị đào tạo thực hiện xử lý học vụ. Kết quả học tập của học kỳ phụ được tính vào kết quả học tập của học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ.
- Cảnh báo học vụ: Đơn vị đào tạo thực hiện cảnh báo học vụ theo từng học kỳ cho sinh viên có kết quả học tập như sau:
- Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;
- Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo;
- Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét đã quá 24 tín chỉ. Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị đào tạo, Thủ trưởng đơn vị quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện nêu trên để cảnh báo kết quả học tập của sinh viên và quy định số lần cảnh báo học vụ, nhưng không quá 2 lần liên tiếp.
- Buộc thôi học: Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Thủ trưởng đơn vị đào tạo;
- Vượt quá thời gian tối đa được phép học quy định tại khoản 1, Điều 16 của Quy chế này;
- Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại mục d, khoản 4, Điều 32 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường; Chậm nhất là 1 tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, đơn vị đào tạo phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú.
- Sau khi hết hạn nghỉ học tạm thời sinh viên không có đơn xin học trở lại theo mục 3.2
- Đánh giá kết quả học phần:
- Xếp loại học lực:
- Loại học lực là căn cứ để xác định khối lượng học tập sinh viên được đăng ký trong học kỳ kế tiếp. Trường hợp loại học lực của sinh viên được xác định vào thời điểm sau khi sinh viên đã đăng ký họcmphần, sinh viên phải rútbớt học phần trong giới hạn khối lượng quy định.
- Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung học kỳ, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:
- Xuất sắc: Điểm trung bình chung học kỳ từ 3,60 đến 4,00
- Giỏi: Điểm trung bình chung học kỳ từ 3,20 đến 3,59
- Khá: Điểm trung bình chung học kỳ từ 2,50 đến 3,19
- Trung bình: Điểm trung bình chung học kỳ từ 2,00 đến 2,49
- Yếu: Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.
- Điều kiện tốt nghiệp:
- Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo được xét công nhận tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau:
- Trong thời gian học tập tối đa của khóa học;
- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, sinh viên không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tích lũy đủ số tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình chung tích lũy của khóa học đạt từ 2,00 trở lên. Đối với chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao và chuẩn quốc tế, đạt từ 2,50 trở lên;
- Đạt trình độ ngoại ngữ quy định tại khoản 3, Điều 12 của Quy chế này;
- Đáp ứng những yêu cầu về kết quả học tập đối với một số học phần chuyên môn đặc thù mà Đại học Quốc gia Hà Nội và đơn vị đào tạo có quy định bằng văn bản;
- Được đánh giá đạt các học phần giáo dục quốc phòng - an ninh, giáo dục thể chất và kỹ năng bổ trợ;
- Có đơn gửi Phòng Đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khóa học.
- Sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, chuẩn quốc tế được xét công nhận tốt nghiệp và cấpbằng cử nhân chương trình đào tạo chuẩn tương ứng theomhình thức đào tạo chính quy.
- Sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận điểm các học phần trong chương trình đào tạo đã tích lũy.
- Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng đại học
- Định kỳ mỗi năm 4 lần (tháng 3; tháng 6 và tháng 7; tháng 9; tháng12), Thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng xét tốt nghiệp cho sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo của đơn vị. Hội đồng xét tốt nghiệp do Thủ trưởng hoặc cấp phó của Thủ trưởng đơn vị đào tạo làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo phòng Đào tạo làm ủy viên thư ký và một số ủy viên khác.
- Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng trường đại học thành viên ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng đại học cho sinh viên đào tạo tại trường mình, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng đại học cho sinh viên đào tạo tại Khoa trực thuộc theo đề nghị của Chủ nhiệm khoa.
- Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngành học, trong bằng có ghi rõ tên ngành học, hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, hạng tốt nghiệp. Đối với ngành chính - ngành phụ, trong bằng ghi tên ngành học chính; đối với ngành kép, trong bằng ghi tên ngành kép.
- Bản chính bằng tốt nghiệp chỉ cấp một lần, không cấp lại.
- Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học, cụ thể như sau:
- Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
- Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
- Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
- Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
- Hạng tốt nghiệp cho sinh viên học văn bằng thứ hai hoặc học cùng lúc hai chương trình đào tạo được xét theo kết quả học tập các học phần được bảo lưu của chương trình đào tạo thứ nhất và kết quả học tập các học phần được tích lũy trong thời gian học chương trình đào tạo thứ hai.
- Những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa đạt hạng xuất sắc hoặc giỏi, hạng tốt nghiệp sẽ bị hạ một hạng nếu bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
- Bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp được quy định thống nhất trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội về hình thức và nội dung, trong đó điểm đánh giá của từng học phần ghi theo mức điểm chữ, bao gồm cả kết quả cáchọc phần tự chọn tự do. Trên cơ sở bảng điểm bằng tiếng Việt, đơn vị đào tạo lập và cấp bảng điểm bằng tiếng nước ngoài cho sinh viên.
- Đơn vị đào tạo công bố công khai danh sách sinh viên tốt nghiệp (mã số sinh viên, họ và tên, ngày tháng năm sinh, ngành học) trên trang web của đơn vị và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo, giá trị văn bằng do đơn vị cấp.
- Sinh viên chưa hoàn thành học phần giáo dục quốc phòng - an ninh, học phần giáo dục thể chất, kỹ năng bổ trợ nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về đơn vị đào tạo học lại để có đủ điều kiện tốt nghiệp.
VNU | HUS | Trang web môn học | Biểu mẫu | Tiện ích | Liên hệ
Khoa Toán - Cơ - Tin học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Văn phòng Khoa: (+84) 24 38 58 11 35, Phòng máy tính: (+84) 24 38 58 15 30 Fanpage: https://www.facebook.com/KhoaToanCoTinhocTừ khóa » điểm Trung Bình Lớp Học Phần Là Gì
-
Điểm Trung Bình Tích Lũy Là Gì? Vấn đề Sinh Viên Không Thể Ngó Lơ!
-
Cách Tính điểm Trung Bình Môn, Tính điểm Học Phần ở đại Học
-
Cách Tính điểm Trung Bình Tích Lũy Hệ 4
-
Hướng Dẫn Tính điểm Theo Tín Chỉ đại Học 2022
-
[Giới Thiệu] Cách Tính điểm Trung Bình Tích Lũy Chuẩn Nhất Không Thể ...
-
Cách Tính điểm Và Xếp Loại Học Lực đại Học - LuatVietnam
-
[PDF] QUY CHẾ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
-
Cách Tính điểm - SIU
-
Giải đáp - PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
-
Học Phần Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Thang điểm 4 Trong đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên - Đảng Ủy
-
[PDF] QUY ĐỊNH - CTU
-
Học Phần Là Gì? - Đào Tạo Đại Học
-
đánh Giá Kết Quả Học Tập Trình độ đại Học