Thông Tin Chung Về Thành Phố Thái Nguyên - Thành Phố, Huyện, Thị Xã
Có thể bạn quan tâm
Thái Nguyên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên, là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ 10 cả nước, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và là một thành phố công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu. Diện tích 222,93 km² và dân số 362.921 người. Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965) Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Lịch sử Thành phố
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thị xã Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1956, Khu Tự trị Việt Bắc được thành lập, thị xã Thái Nguyên vừa là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên, vừa là Thủ phủ của Khu Tự trị Việt Bắc.Theo quyết định số 114/CP ngày 19-10-1962 của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Thái Nguyên được nâng cấp thành thành phố Thái Nguyên, thuộc tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên hơn 100 ki lô mét vuông và với dân số khoảng 60.000 người.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường khả năng quốc phòng, theo quyết định ngày 21-4-1965 của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ ngày 1-7-1965, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc kạn sáp nhập thành tỉnh Bắc Thái, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Thái.
Để phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ, ngày 2-4-1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 102/HĐBT chuyển huyện Đồng Hỷ sang phía Đông- Bắc sông Cầu; thành phố Thái Nguyên tiếp nhận thêm 7 xã phía Tây, Tây Bắc của huyện Đồng Hỷ, đồng thời cắt xã Đồng Bẩm và 2 phường Chiến Thắng, Núi Voi về huyện Đồng Hỷ. Ngày 8-4-1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 109/HĐBT, thành lập phường Tân Thịnh và giải thể 3 xã Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng để thành lập 3 phường Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng.
Theo Quyết định số 25/HĐBT ngày 13-2-1987 của Hội đồng Bộ trưởng, các xã Túc Duyên, Quang Vinh thành phường Quang Vinh; phường Tân Thịnh được chia thành 2 phường Tân Thịnh và Tân Lập.
Thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 11-7-1994 của Chính phủ, phường Đồng Quang tách thành 2 phường Đồng Quang và Quang Trung.
Theo Quyết định ngày 6-11-1996 của Quốc hội khóa IX, từ ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Thái được tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.
Theo Quyết định số 14/2004/NĐ-CP, ngày 1-9-2004 của Chính phủ, xã Thịnh Đán được tách thành phường Thịnh Đán và xã Quyết Thắng.
Ngày 31-7-2008 Chính phủ đã có Nghị định số 84/2008-CP về điều chỉnh địa giới huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, bàn giao hai xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm về thành phố Thái Nguyên.
Ngày 13-1-2011, Chính phủ đã có nghị quyết số 05/2011/NQ-CP về giải thể, điều chỉnh địa giới để thành lập các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó chuyển xã Tích Lương thành phường Tích Lương thuộc thành phố Thái Nguyên.
Như vậy sau 59 năm thành lập thành phố Thái Nguyên, đến nay sau nhiều lần điều chỉnh, chuyển đổi, toàn thành phố Thái Nguyên đã có 28 xã, phường (trong đó có 9 xã và 19 phường); diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha; dân số 330.707 người; trong đó dân số thường trú là 279.710 người (thời điểm 1-10-2010)
Đối với thành phố sau 59 năm đã dược Thủ tướng Chính phủ 4 lần quyết định phê duyệt điều chỉnh và nâng cấp thành phố, đó là các lần quyết định như sau:
Ngày 30-10-1996, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 802/TTG phê duyệt quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, công nhận thành phố Thái Nguyên là trung tâm vùng Việt Bắc.
Ngày 14-10-2002, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 135/2002/QĐ-TTG công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II.
Ngày 2-11-2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 278/2005 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2020.
Ngày 1-9-2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1615/QĐ-TTG công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Hệ thống giao thông liên vùng
Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 3 đường quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn). Ngoài ra để giảm mật độ các phương tiện ra vào trung tâm thành phố, thành phố đã đầu tư xây dựng tuyến đương tránh TP. Thái Nguyên, hiện tuyến đường này đã được đưa vào sử dụng. Thành phố Thái Nguyên có 2 hệ thống đường sắt chính: Hà Nội - Quan Triều và và Lưu Xá - Kép, ngoài ra còn có tuyến Quan Triều - núi Hồng chuyên dùng để chở khoáng sản. Hệ thống đường sông nội thủy hiện không còn được sử dụng do các sông thường có mức nước nông nhất là vào mùa đông. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Ngoài ra thành phố còn là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn.
Ngoài ra, thành phố còn có Sân bay Đồng Bẩm, nhưng hiện đang bị bỏ hoang và không được sử dụng. Thành phố hiện có 01 Bến xe trung tâm thành phố Thái Nguyên. Dự kiến, thành phố sẽ có thêm Bến xe phía Bắc, Bến xe phía Nam. Bến xe khách Thái Nguyên cũ sẽ được chuyển đổi thành Bến trung chuyển xe bus.
Văn hóa - du lịch
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có Khu du lịch hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp; Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới được tổ chức SIDA Thuỵ Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp - là nơi lưu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam; làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng; đền thờ Đội Cấn; Khu di tích lịch sử Quốc gia 60 liệt sỹ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái và trên 90 di tích lịch sử văn hoá khác. Các địa điểm văn hóa, du lịch gồm:
Nhà hát ca múa dân gian Việt Bắc
Khu du lịch hồ Núi Cốc
Chùa Phủ Liễn
Đền Đội Cấn
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Chùa Đồng Mỗ
Bảo tàng quân khu I
Khu di tích lịch sử Quốc gia 60 liệt sỹ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái
Ẩm thực - Đặc Sản
Xưa nay, nói đến chè đặc sản, người ta nghĩ ngay đến chè Thái Nguyên. Mặc dù diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng), nhưng Thái Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hương vị đặc trưng mà không nơi nào khác có được. Từ rất lâu, chè Thái Nguyên đã được tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nước. Chè Thái Nguyên ngon nhất là chè xanh, búp đều, nhỏ, hình móc câu, hương thơm cốm, vị chát dư ngọt hậu. Nuớc pha trà ngon nhất là nước suối đầu nguồn, nuớc sạch ở giữa lòng sông hoặc nước giếng khơi.
Từ khóa » đường Việt Bắc Thành Phố Thái Nguyên Thuộc Phường Nào
-
Đẩy Nhanh Tiến độ Dự án Khu Dân Cư Số 1 đường Việt Bắc, Phường ...
-
Đường Việt Bắc, Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
-
KHU DÂN CƯ ĐƯỜNG VIỆT BẮC KÉO DÀI TP THÁI NGUYÊN
-
Đường Việt Bắc (TP. Thái Nguyên): Nỗ Lực Về đích Sớm
-
Dự án Khu Dân Cư Số 1 đường Việt Bắc Kéo Dài: Góp Phần Tô điểm ...
-
Thái Nguyên (thành Phố) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thái Nguyên: Nhiều Bất Cập Tại Dự án Nâng Cấp đường Việt Bắc
-
Mua Bán Nhà đất Đường Việt Bắc, Thành Phố Thái Nguyên, Bất ...
-
Dự án Khu Dân Cư Số 1, đường Việt Bắc Kéo Dài Thực Hiện đấu Giá ...
-
Bán Nhà Riêng Tại Ngõ 90 Việt Bắc, Phường Quang Trung, Thái ...
-
Bán đất Tại Ngõ 246 Việt Bắc, Phường Quang Trung, Thái Nguyên ...
-
Dự án Nâng Cấp đường Việt Bắc: Người Dân Chưa được Tái định Cư
-
Thái Nguyên: Điều Chỉnh Quy Hoạch Dọc Tuyến đường Việt Bắc Và ...