Thông Tin Cụm Cảng Sâu Thị Vải – Cái Mép, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang chủ » Tin tức » Thông tin cụm cảng sâu Thị Vải – Cái Mép, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đăng vào ngày: 28/04/2021 4.8/5 - (24 bình chọn)

Đầu thập niên 1990, khi những hạn chế của cụm cảng Sài Gòn được nhận thấy, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và xây dựng cảng nước sâu mới. Vì vậy, Cảng Thị Vải – Cái Mép với độ sâu phù hợp, vị trí đắc địa đã ra đời nhằm phục vụ cho khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đây là một cảng nước sâu có quy mô và tiềm năng, nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Nội dung chính

Toggle
  • Giới thiệu chung về cảng Thị Vải – Cái Mép
  • Quy mô cảng Thị Vải – Cái Mép
  • Tiềm năng cảng Cái Mép – Thị Vải
  • Phát triển hàng hóa đón siêu tàu
  • Tốc độ phát triển cảng Thị Vải – Cái Mép
  • Phú Mỹ hưởng lợi từ ưu thế cảng Thị Vải – Cái Mép

Giới thiệu chung về cảng Thị Vải – Cái Mép

Cảng Thị Vải – Cái Mép (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu) là một cụm cảng biển sâu, nằm ở cửa sông Cái Mép và sông Thị Vải. Cụm cảng được xây dựng và thiết kế để phục vụ cho nhân dân Vũng Tàu nói riêng, và vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ nói chung.

Vị trí của cảng nằm gần khu vực tập trung, hội tụ sản xuất ở Đông Nam Bộ và tuyến đường hàng hải quốc tế nối Hong Kong với Singapore. Đây là một vị trí cảng có thể coi là thuận lợi bậc nhất ở Đông Nam Á. Hơn nữa, nơi này cũng được đánh giá là một cảng trung chuyển sâu được đầu tư đồng bộ, hiện đại, có tiềm năng phát triển rất lớn.

Quy mô cảng Thị Vải – Cái Mép

Tiếp nhận tàu container với trọng tải 80.000 DWT, công suất 600.000 – 700.000 TEU mỗi nằm là con số ấn tượng của cảng Cái Mép đạt được. Tổng diện tích cảng lên đến 48 ha với chiều dài bến 600m. Trong khi đó, cảng Thị Vải cũng có khả năng tiếp nhận tàu hàng có tải trọng đến 75.000 DWT, công suất 1,6-2 triệu tấn/năm. Tổng diện tích cảng này là 27ha.

Quy mô cảng Thị Vải – Cái Mép
Quy mô cảng Thị Vải – Cái Mép

Đây là cụm cảng duy nhất của Việt Nam sở hữu các chuyến tàu mẹ chuyên chở trực tiếp container đi Châu Mỹ hay Châu Âu mà không qua bất kỳ cảng trung chuyển nào. Hiện nay, cảng Cái Mép – Thị Vải được nhà nước và nhiều doanh nghiệp đầu tư, giúp hàng hóa nhập khẩu Việt Nam vận chuyển đến Châu Âu, Châu Mỹ trực tiếp chỉ trong 16 ngày. Thời gian vận chuyển nhanh nhất trong cả khu vực Đông Nam Á.

Theo thống kê năm 2018, mỗi tuần có đến 20 tuyến tàu cập cảng Cái Mép. Trong số đó có 13 tàu mẹ đi thẳng đến nước Mỹ, 2 tàu mẹ đi thẳng đến châu Âu, 5 tàu nội Á. Kích thước tàu mẹ đạt đến 165.000 tấn. Hơn nữa, lượng hàng hóa thông qua cụm cảng biển Thị Vải – Cái Mép được dự kiến chiếm hơn 50% tổng lượng hàng hóa qua tổng các cảng biển trên cả nước, theo Cục Hàng hải Việt Nam.

Tiềm năng cảng Cái Mép – Thị Vải

Tại sao cảng Thị Vải – Cái Mép lại được đánh giá là rất tiềm năng? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho vấn đề này.

Tiềm năng cảng Cái Mép – Thị Vải
Tiềm năng cảng Cái Mép – Thị Vải

Từ quy mô của cụm cảng đã nêu ở trên, có thể thấy Cái Mép – Thị Vải là một trong những cảng trung chuyển nước sâu hiện đại, được đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó là sỡ hữu vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi. Hạ tầng giao thông của cảng cũng vì thế mà được đầu tư, phát triển liên tục.

Bí thư tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Nguyễn Hồng Lĩnh đã khẳng định cụm cảng Cái Mép – Thị Vải phát triển hạ tầng giao thông không chỉ riêng cho khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu mà còn cho cả Vùng Nam Bộ. Tại đây, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng đã được xây dựng đúng tiến độ. Bao gồm: đường 991B và tỉnh lộ 328, 329.

Bên cạnh đó là các tuyến giao thông trọng điểm như: 992C, đường Hàng Điều, Cầu Cháy, Long Sơn – Cái Mép được chấp thuận, ghi danh mục đầu tư hoặc đang được đẩy nhanh các quá trình hoàn thiện. Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng là một trong những yếu tố đảm bảo thuận tiện lưu thông, vận chuyển hàng hóa khu vực cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng Vũng Tàu.

Xem thêm: Đồng Nai giao huyện Long Thành làm đường Phước Bình – Bàu Cạn – Cẩm Đường

Phát triển hàng hóa đón siêu tàu

Theo thống kê, có khoảng 28% hàng container trên thế giới được thực hiện thông qua trung chuyển. Trong vấn đề này, việc hình thành trung tâm trung chuyển quốc tế tại cảng Cái Mép là tiềm năng phát triển đáng lưu tâm.

Qua đó, hàng hóa xuất nhập khẩu nhóm cảng biển số 5 sẽ không cần trung chuyển qua nước như 3 mà tới thẳng các cảng như Singapore, Hong Kong, các nước Châu Âu. Từ đó, tăng khả năng lưu thông hàng hóa, tăng hiệu quả đầu tư và nỗ lực đưa khu vực trở thành cảng trung chuyển có quy mô lớn hơn.

Phát triển hàng hóa đón siêu tàu
Phát triển hàng hóa đón siêu tàu

Cảng biển thành phố Hồ Chí Minh chỉ tiếp nhận cỡ tàu có sức chứa hơn 3.000 TEU là lớn nhất. Vì vậy, hàng container khi xuất nhập khẩu trong khu vực hầu hết đều phải vận chuyển qua các cảng trung chuyển của các nước khác trong khu vực. Điều này khiến mỗi TEU container xuất khẩu của Việt Nam sẽ tốn thêm gần 200 USD chuyển tải, bốc xếp tại các bến cảng trung chuyển.

Vì vậy, nếu xây dựng được trung tâm trung chuyển quốc tế tại cụm cảng Thị Vải – Cái Mép sẽ là giải pháp tiềm năng cho vấn đề này. Trong tương lai xa, nếu trung tâm trung chuyển nội địa Việt tại cụm cảng này được phát triển đồng bộ, gom hàng xuất nhập khẩu các vùng để đưa lên tàu mẹ thì việc Cái Mép – Thị Vải trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế là hoàn toàn khả thi,

Tốc độ phát triển cảng Thị Vải – Cái Mép

Mức độ tăng trưởng của cụm cảng Thị Vải – Cái Mép rất ấn tượng trong khoảng thời gian qua. Cụ thể, mức tăng năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 28, 22.6 và 35%, liên tục nằm trong nhóm những cảng biển có mức tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam đã đạt 427.05 tỷ USD trong chỉ 10 tháng đầu năm 2019. Một mức kim ngạch cao nhất từ trước đến nay. Và đa phần lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tạo nên kim ngạch đó đến từ Châu Âu, Châu Mỹ và được vận chuyển bằng được biển qua cảng Cái Mép – Thị Vải.

Mức độ tăng trưởng của cụm cảng Thị Vải – Cái Mép rất ấn tượng
Mức độ tăng trưởng của cụm cảng Thị Vải – Cái Mép rất ấn tượng

Theo Cục hàng hải Việt Nam báo cáo, đã có những chuyển biến tích cực giữa các cảng biển trong nhóm 5 và khu vực Cái Mép – Thị Vải trong năm 2019. Điều này được nhận thấy sau 5 năm triển khai Đề án nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các cảng biển.

Cụ thể, khu vực cảng Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự dịch chuyển hàng hóa sang các cảng mới ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, hàng hóa qua cảng biển Vũng Tàu tăng từ 30.6% lên 34.1% (từ năm 2013 đến 2018). Trong đó, cảng Thị Vải – Cái Mép chiếm tỷ trọng lớn.

Phú Mỹ hưởng lợi từ ưu thế cảng Thị Vải – Cái Mép

Cảng Thị Vải – Cái Mép nằm ở khu vực thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Chính nhờ những ưu thế của cảng biển này mà bất động sản và một số lĩnh vực khác của khu vực Phú Mỹ cũng được hưởng lợi.

Phú Mỹ hưởng lợi từ ưu thế cảng Thị Vải – Cái Mép
Phú Mỹ hưởng lợi từ ưu thế cảng Thị Vải – Cái Mép

Cụ thể, Phú Mỹ hưởng những lợi ích sau từ cảng Thị Vải – Cái Mép:

Tạo nên vị trí đặc thù, thuận lợi, hạ tầng giao thông phát triển giúp thị xã Phú Mỹ nâng cao vị thế bất động sản và phát triển thành phố biển.

Các cảng lớn của thành phố Hồ Chí Minh dời về thị xã Phú Mỹ nhằm mục đích tập trung phát triển cho ngành Logistics.

Trên đây là những thông tin về cảng Thị Vải – Cái Mép tại Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hy vọng bài viết hữu ích và giải đáp chi tiết cho bạn về cụm cảng biển này.

Xem thêm: Tiềm năng đầu tư đất nền Long Thành

4.8/5 - (24 bình chọn) Xem thêm bài viết mới nhất :
  • Cao tốc Bến Lức – Long Thành kiến nghị VEC tự bố trí vốn đối ứng
  • Định hướng lên thành phố, bất động sản Long Thành tiếp tục bứt phá ấn tượng
  • Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?
  • Bản đồ quy hoạch huyện Ba Vì, Hà Nội đến năm 2030
  • 11km đường Vành đai 3 qua Đồng Nai: Kỳ vọng giải quyết ùn tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế

Từ khóa » Cảng Cái Mép Thị Vải