Thông Tin địa Chỉ Và Số điện Thoại Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội

Mục lục bài viết

  • 1 1. Giới thiệu thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội:
  • 2 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội:
    • 2.1 2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh:
    • 2.2 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
  • 3 3. Cơ cấu tổ chức của UBND TP Hà Nội:
  • 4 4. Các cách thức liên hệ làm việc với UBND TP Hà Nội:
  • 5 5. Dịch vụ Luật sư của Luật Dương Gia tại TP Hà Nội:

1. Giới thiệu thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội:

– Thông tin địa chỉ: 79 Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– Số điện thoại: 02438253536

– Fax: 02438243126

– Email: [email protected]

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương là lực lượng nóng cốt, quan trọng trong hệ thống các cơ quan hành pháp tại Việt Nam. UBND cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội:

2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh:

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.

6. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

8. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện; yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm pháp luật; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

3. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;

4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ;

5. Tổ chức việc phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;

6. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

7. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

8. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

9. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.

3. Cơ cấu tổ chức của UBND TP Hà Nội:

Ủy ban nhân dân TP Hà Nội cũng như các UBND cấp tỉnh khác, có cơ cấu tổ chức như sau:

– Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

– Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.

– Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

– Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.

4. Các cách thức liên hệ làm việc với UBND TP Hà Nội:

Mục đích liên hệ với UBND TP Hà Nội:

– Liên hệ làm việc với các sở ban ngành trực thuộc UBND TP Hà Nội để giải quyết công việc, thủ tục hành chính liên quan;

– Khiếu nại, tố cáo các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP Hà Nội, chủ tịch UBND TP Hà Nội;

– Thực hiện các công việc khác theo thẩm quyền của UBND TP Hà Nội…

Các cách thức liên hệ làm việc với UBND TP Hà Nội:

Tùy theo các mục đích làm việc mà người dân có thể liên hệ làm việc, giải quyết công việc với UBND TP Hà Nội theo các cách thức sau:

– Đến trực tiếp trụ sở, nơi làm việc của các Sở ban ngành trực thuộc UBND TP Hà Nội để tiến hành các thủ tục hành chính theo hướng dẫn.

– Gọi điện thoại lên đường dây nóng của UBND TP Hà Nội;

– Gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo đến UBND TP Hà Nội, chủ tịch UBND TP Hà Nội theo thẩm quyền;

– Liên hệ đặt lịch tiếp công dân, lên gặp mặt/ trao đổi theo lịch tiếp công dân của UBND (Lịch tiếp công dân được công bố trên Cổng thông tin điện tử của UBND TP Hà Nội).

5. Dịch vụ Luật sư của Luật Dương Gia tại TP Hà Nội:

Luật Dương Gia là một công ty Luật, hoạt động theo Luật Luật sư, được cấp phép hoạt động với ngành nghề chính là tư vấn pháp luật. Với 3 chi nhánh đặt tại 3 miền trên toàn quốc, Luật Dương Gia luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý của mọi quý khách hàng trên toàn quốc.

Các dịch vụ pháp lý đa dạng Luật Dương Gia hiện đang cung cấp:

– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua điện thoại 1900.6568

– Dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí qua Email và qua đường bưu điện;

– Dịch vụ Luật sư thay mặt thực hiện các thủ tục hành chính, đại diện ngoài tố tụng;

– Dịch vụ Luật sư tham gia bào chữa vụ án hình sự, tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;

– Dịch vụ Luật sư đại diện làm việc với các Sở ban ngành trực thuộc UBND;

– Các dịch vụ pháp luật khác theo quy định của pháp luật…

Để được tư vấn pháp luật trực tuyến, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư của Luật Dương Gia theo số: 1900.6568. Trong trường hợp cần sử dụng các dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline dịch vụ: 037.6999996 hoặc Email: [email protected] để được tư vấn hỗ trợ.

Từ khóa » Các Sở Ban Ngành Tại Hà Nội