Thông Tin điều Kiện Tự Nhiên, Dân Số - Kim Bảng
Có thể bạn quan tâm
1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Kim Bảng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 60 Km. Diện tích tự nhiên là 17.540 ha chiếm 20,38 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam. Vị trí địa lý:
Phía bắc giáp huyện Ứng Hoà, Thành phố Hà Nội.
Phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.
Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Toàn huyện có 16 xã và 02 thị trấn. Thị trấn Quế là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện, cách thành phố Phủ Lý khoảng 6 Km về phía Đông Nam. Huyện Kim Bảng nằm gần Quốc lộ 1A, có các tuyến Quốc lộ 21A, 21B, 38 chạy qua. Đây là một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Kim Bảng là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam.
Dân số toàn huyện là 125.634 người
b) Đặc điểm địa hình
Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây nên có địa hình đa dạng. Phía Bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía Tây Nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét.
- Vùng tả ngạn sông Đáy: Tổng diện tích 8.266,97 ha (chiếm 44,29 % diện tích đất tự nhiên của huyện) gồm địa bàn 13 xã, thị trấn. Đây là vùng đồng bằng lớn nhưng địa hình thấp, nhiều ô trũng, độ cao trung bình +2m nơi thấp nhất +1,5m đến +1,7m.
- Vùng hữu ngạn sông Đáy: Diện tích 10.395,65 ha (chiếm 55,71 % tổng diện tích tự nhiên) bao gồm 6 xã và một thị trấn. Đây là vùng bán sơn địa có những cánh đồng lớn nhỏ khác nhau nằm ven sông Đáy và xen kẽ thung lũng đá vôi nhưng diện tích nhỏ. Do đặc điểm riêng, dải đồi núi kéo dài suốt phía Tây của huyện có nguồn gốc caxtơ nên đã tạo ra nhiều hang động, hồ đầm độc đáo có giá trị để phát triển du lịch.
c) Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 24,350C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 15,50C và cao nhất vào tháng 6 là 30,20C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.641 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 81,5 %.
- Thuỷ văn: Huyện Kim Bảng có 02 con sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Nhuệ với mạng lưới kênh mương tương đối dày đặc.
+ Sông Đáy có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho các xã thuộc huyện qua các trạm bơm, cống ven sông. Chiều dài sông chạy qua huyện 22,3 km.
+ Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Hà Nội và hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý, đoạn qua huyện Kim Bảng dài 4,8 km. Sông có tác dụng tiêu nước nội vùng đổ ra sông Đáy vào mùa mưa và tiếp nước cho sản xuất vào mùa khô.
Ngoài 2 sông chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi kênh mương nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn.
Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, dộ dốc các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các con sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung thường gây gập úng cục bộ cho vùng ven núi và vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất của huyện là 17.540 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,5%; đất phi nông nghiệp 31,3%; đất chưa sử dụng 4,2%. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
b) Tài nguyên rừng
Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, không tốt, mọc trên đồi núi đá. Những năm gần đây, nhân dân đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả như nhãn, na...
c) Tài nguyên khoáng sản
Kim Bảng có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, cho phép khai thác và chế biến trên quy mô công nghiệp. Trữ lượng đá vôi lớn, tập trung ở các mỏ Hồng Sơn và Bút Phong, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, ở Tân Sơn, Thanh Sơn còn có mỏ đôlômit; than bùn Ở Ba Sao với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày 0,5 - 1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lượng hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng lạnh và vàng cám…
3. Du lịch
Kim Bảng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, lễ hội... với tài nguyên du lịch tương đối độc đáo đa dạng, trong đó nổi bật là hệ thống hang động như Ngũ Động Sơn, Cô Đôi, động Thuỷ, động Bà Lê, hồ Tam Trúc, cụm du lịch Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn và tuyến du lịch trên sông Đáy... Ngoài ra còn có chùa bà Đanh, núi Ngọc, đền thờ bà Lê Chân và đi tích lịch sử văn hóa Núi Cấm với nhiều huyền thoại hấp dẫn.
Từ khóa » Diện Tích Tỉnh Ha Nam
-
Tỉnh Hà Nam - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Hà Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hà Nam (Trung Quốc) – Wikipedia Tiếng Việt
-
TỈNH HÀ NAM - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Bản đồ Hành Chính Tỉnh Hà Nam & Thông Tin Quy Hoạch 2022
-
Tỉnh Hà Nam - Vụ Kế Hoạch
-
Dân Số Tỉnh Hà Nam
-
Phần I: Địa Lý (Chương I) - Báo Hà Nam điện Tử
-
Hà Nam - Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online - Home
-
Toàn Văn - Hà Nam
-
Tỉnh Nào Có Diện Tích Nhỏ Thứ Hai Nước Ta? - Tư Vấn - Zing
-
TỈNH HÀ NAM - Tổng Quan - Asean Travel
-
Dân Số Tỉnh Hà Nam 2021 Là Bao Nhiêu?