Thông Tin: Dự án Quy Hoạch Cầu Trần Hưng Đạo Mới Nhất 2022

Dự án cầu Trần Hưng Đạo được biết đến là một trong những công trình “ tỷ đô” được xây dựng trên địa bàn quận Long Biên bắc qua khu vực phố cổ Hà Nội. Cầu Trần Hưng Đạo sau khi hoàn thành, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực cầu bắc qua và giảm tải áp lực về giao thông tại cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy, tạo khả năng liên kết vùng hai bên bờ sông Hồng. Cùng “ Nhà Ở Ngay” đi tìm hiểu về dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo mới nhất 2022 nhé!

Dự án cầu Trần Hưng Đạo được biết đến là một trong những công trình “ tỷ đô” được xây dựng trên địa bàn quận Long Biên bắc qua khu vực phố cổ Hà Nội. Cầu Trần Hưng Đạo sau khi hoàn thành, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực cầu bắc qua và giảm tải áp lực về giao thông tại cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy, tạo khả năng liên kết vùng hai bên bờ sông Hồng. Cùng “ Nhà Ở Ngay” đi tìm hiểu về dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo mới nhất 2022 nhé!

1. Giới thiệu dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo

Theo thông tin quy hoạch, dự án cầu Trần Hưng Đạo khi triển khai sẽ có chiều dài khoảng 5.5 km với 6 làn xe cơ giới, bắc qua sông Hồng với tổng số vốn đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng vừa được UBND TP. Tuy nhiên, vị trí cầu Trần Hưng Đạo ở đâu? Cầu Trần Hưng Đạo nối từ đâu đến đâu? đang là những câu hỏi được các môi giới và chuyên gia bất động sản quan tâm.

1.1. Vị trí dự án cầu Trần Hưng Đạo

Vị trí cầu Trần Hưng Đạo bắt đầu tại ngã 5 giao Lê Thánh Tông ( quận Hoàn Kiếm) – Trần Thánh Tông ( quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối qua Nguyễn Văn Linh, nối đường quy hoạch tại quận Long Biên. Đây là một vị trí thuận lợi, kết nối giữa quận trung tâm và quận phía đông của Thủ đô, thuận lợi cho cả giao thông đường bộ và đường thủy.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

1.2. Cầu Trần Hưng Đạo nối từ đâu đến đâu?

Vậy bạn có biết dự án cầu Trần Hưng Đạo được kết nối từ nút giao thông Cổ Linh – Xuân Quan đi qua sông Hồng, bắc thẳng vào trục đường Trần Hưng Đạo trong khu vực nội đô. Phương án thi công cầu đang được xem xét xây cầu hoặc thi công đường hầm dưới lòng sông Hồng.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Dự án cầu Trần Hưng Đạo nằm sát tại nút giao Cổ Linh, dễ dàng di chuyển đến khu vực Aeon Mall Long Biên, đường Xuân đi về phía cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy. Hoặc từ đây có thể đến trực tiếp đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Ngoài ra, theo quy hoạch thì vị trí cầu Trần Hưng Đạo còn kết nối với đường Nguyễn Văn linh, đoạn gần với cầu vượt nút giao Long Biên.

1.3. Mục tiêu xây dựng dự án cầu Trần Hưng Đạo

Theo quy hoạch của Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cầu Trần Hưng Đạo sẽ nằm trong số 18 cây cầu bắc qua sông Hồng trong tương lai. Dự án cầu Trần Hưng Đạo với mục tiêu kết nối các quận trung tâm với khu vực phía Đông của thành phố, giảm áp lực cho cầu Long Biên và cầu Chương Dương.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Đặc biệt, dự án cầu Trần Hưng Đạo không chỉ phát triển khu vực Long Biên, Gia Lâm mà cầu Trần Hưng Đạo sẽ kết nối với các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên. Điều này, sẽ tạo nên sự liên kết mạnh mẽ về giao thông từ khu vực nội đô Hà Nội đến các quận, huyện của ngoại thành.

Ngoài việc phát triển kinh tế, dự án cầu Trần Hưng Đạo còn tạo nên sự giao lưu văn hóa chính trị, xã hội và tạo điểm nhấn về du lịch đối với các du khách khi đến với Thủ đô Hà Nội.

>> Xem thêm: Tổng hợp các dự án cầu qua sông Hồng ở Hà Nội

2. Bản đồ quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo mới nhất 2022

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo nối từ tuyến đường Trần Hưng Đạo đến nút giao Cổ Linh – Long Biên – Xuân Quan. Toàn tuyến có tổng chiều dài lên đến 5.5.km, trong đó chiều dài của cây cầu chiếm 3km và chiều rộng là 20m còn lại sẽ là đường dẫn hai bên của hai đầu cầu. Dưới đây là bản đồ quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo mới nhất 2022, bạn nên tham khảo:

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

3. Thông tin chi tiết dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo 2022

3.1. Phương án xây dựng cầu Trần Hưng Đạo

Dự án cầu Trần Hưng Đạo, Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải đang được xem xét nghiên cứu 2 phương án thiết kế sau:

+ Phương án 1: Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo theo phong cách kiến trúc Đông Dương với biểu tượng là trụ cổng giống các cửa ô, tạo không gian cổ kính.

+ Phương án 2: Trụ cầu Trần Hưng Đạo mô phỏng thanh kiếm của Trần Hưng Đạo vươn lên bầu trời trong trận Bạch Đằng.

Thiết kế mặt cầu Trần Hưng Đạo sẽ gồm có 6 làn xe cơ giới và 2 dải đi bộ, tốc độ của xe đạt 80km/h. Trên tuyến cầu Trần Hưng Đạo sẽ có 5 nút giao là ngã 5 đường Trần Thánh Tông, đê Hữu Hồng và nút giao trục đường quy hoạch quận Long Biên, đê tả của sông Hồng và nút giao Nguyễn Văn Linh.

3.2. Tiến độ thi công dự án quy hoạch Trần Hưng Đạo

Hiện nay, dự án cầu Trần Hưng Đạo vẫn chưa được thực hiện triển khai xây dựng. Dưới đây là hình ảnh một số lộ trình giao thông mà cầu Trần Hưng Đạo đi qua và hiện trạng các khu vực nằm trên đường đi qua của dự án sau:

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Vị trí dự án cầu Trần Hưng Đạo nhìn từ phía đường Cổ Linh.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Đoạn giao cắt giữa tuyến đường Cổ Linh và cầu Trần Hưng Đạo

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Dự kiến cầu Trần Hưng Đạo khi đi vào hoạt động, giảm tải giao thông trực tiếp cho các cầu qua sông Hồng, đặc biệt là cầu Chương Dương.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Sau khi cầu Trần Hưng Đạo hoạt động, tuyến đường Nguyễn Văn Cừ sẽ thông thoáng hơn.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Cầu Trần Hưng Đạo sẽ nằm gần với cầu Vĩnh Tuy

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Nút giao cầu Trần Hưng Đạo với Cổ Linh, người dân dễ dàng đi về phía Aeon Mall Long Biên, đường Xuân Quan về phía cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Tuyến đường nối cầu Trần Hưng Đạo với Nguyễn Linh sẽ hình thành trong thời gian tới

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Lộ trình tuyến đường đi từ cầu Trần Hưng Đạo đến với đường Nguyễn Văn Linh

4. Dự án cầu Trần Hưng Đạo bao giờ được khởi công?

Cầu trần hưng đạo bao giờ khởi công? Vào năm 2019 thông tin quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo được dấy lên khi bản quy hoạch khu đô thị N10 được thành phố phê duyệt. Trong đó, phân khu đô thị N10 có vị trí nằm bao trọn các phường ở quận Long Biên gồm: Thượng Thanh, Đức Giang, Bồ Đề, Ngọc Lâm, Giang Biên, Ngọc Thủy, Cự Khối,…và các khu vực huyện Gia Lâm như xã Đông Dư, Cổ Bi.

Do tổng số vốn đầu tư lên đến 7.000 tỷ đồng và nằm trong số các dự án 4 cây cầu lớn bắc qua sông Hồng với tổng diện tích lên đến 38.000 tỷ đồng bao gồm Tứ Liên, cầu Đuống 2, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Giang Biên mới đây được chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư nên người dân thực sự bao giờ mới xây.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Thêm vào đó, ngân sách, thời gian dự kiến thi công, thời gian hoàn thành, phương án thiết kế dự án cầu Trần Hưng Đạo đến nay vẫn chưa có Cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền nào đưa ra hay lên tiếng cụ thể. Nên việc cầu Trần Hưng Đạo được xây dựng nối phố Trần Hưng Đạo đến đường Cổ Linh, giảm tải đáng kể lưu lượng giao thông qua sông Hồng giữa quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên vốn trước đây chỉ do cầu Vĩnh Tuy, Chương Dương, Long Biên đảm nhiệm chủ yếu nhưng thời gian cụ thể Trần Hưng Đạo bao giờ khởi công vẫn chỉ là ẩn số.

Hà Nội chốt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo:

UBND TP Hà Nội chọn phương án cầu Trần Hưng Đạo với kết cấu vòm, hai đường cong tiếp xúc nhau, lặp lại 6 nhịp, tạo biểu tượng về không gian và thời gian.

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 21/6, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thông tin trên. Phương án này đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (chủ đầu tư) phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức hồi tháng 10/2021.

Cầu chính dài 900 m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Đơn vị thiết kế từng giải thích, phương án kiến trúc cầu lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa Hà Nội cổ kính và Hà Nội hiện đại hai bên bờ sông Hồng thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu, tạo nên những vòng kết nối vô tận.

Phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo được TP Hà Nội lựa chọn. Nguồn: Ban tổ chức cung cấp

Cầu gồm hai chiều, mỗi chiều hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp. Ngoài ra, các khoảng không được tận dụng bố trí làn xe đạp tại vị trí sát vành vòm. Phần đường dành cho người đi bộ nằm ngoài vành vòm.

Đầu cầu có đường lên xuống cho người đi bộ. Trụ cầu có các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu. Hai đầu cầu có công viên phục vụ người dân vui chơi, giải trí.

Dự kiến công trình được thực hiện trong hơn 3 năm, hoàn thành vào quý II/2025. Tổng mức đầu tư sơ khoảng 8.700 tỷ đồng.

Phần kết nối cầu Trần Hưng Đạo với hạ tầng giao thông khu vực phía Long Biên. Nguồn: Ban tổ chức cung cấp

ầu Trần Hưng Đạo nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Phía nam cầu kết nối vào đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Ở phía bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía tây khu vực sân bay Gia Lâm, tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5A). Điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông, điểm cuối tại điểm giao với đường Vũ Đức Thuận.

Trước đó tháng 8/2021, Hội đồng tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo đã đánh giá, xếp hạng ba phương án kiến trúc cầu do TEDI (Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải) nghiên cứu. Tuy nhiên cả ba phương án gây ý kiến trái chiều. Một số chuyên gia cho rằng các thiết kế "chắp vá, sao chép", đề nghị tổ chức thi tuyển phương án thiết kế theo Luật Kiến trúc.

Tháng 10/2021, UBND TP Hà Nội giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo.

Cầu được thiết kế các khu vực để người dân ngắm cảnh. Nguồn: Ban tổ chức cung cấp

Sau hai tháng tổ chức sơ tuyển, Ban tổ chức nhận được 20 phương án thi tuyển của 12 đơn vị tư vấn, thiết kế trong và ngoài nước đủ điều kiện chấm điểm, trao giải. Trong đó, ba phương án được Hội đồng chọn để đề xuất thành phố chấp thuận, trao giải nhất, nhì và ba.

Theo quy hoạch giao thông TP Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt, có 14 cây cầu bắc qua sông Hồng, hiện thành phố đã làm được 7 cầu.

5. Các dự án hưởng lợi sau khi cầu Trần Hưng Đạo đi vào hoạt động

Đến nay, chưa biết dự án cầu Trần Hưng Đạo bao giờ khởi công nhưng thị trường bất động sản và các dự án chung cư tại quận Long Biên, huyện Gia Lâm trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Dưới đây là các dự án được hưởng lợi sau khi cầu Trần Hưng Đạo đi vào hoạt động, bạn nên biết:

5.1. Dự Án HC Golden City

Chung cư HC Golden City là dự án của chủ đầu tư 319 của Bộ Quốc Phòng nằm ngay tại trực đường Cổ Linh. Dự án được hình thành là sản phẩm của căn hộ chung cư cao cấp với hàng loạt các tiện ích như công viên, bể bơi, khu vực mua sắm, trung tâm thương mại, dịch vụ,…

Dự án có tổng diện tích lên đến 17.950m2, quy mô lên đến 25 tầng với diện tích các căn hộ từ 70-150m2 và có từ 2 đến 3 phòng ngủ. Đến thời điểm hiện nay, dự án đã được xây dựng gần xong để bàn giao đến cho khách hàng.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

5.2. Dự án Vinhomes Ocean Park

Siêu dự án Vinhomes Ocean Park với biển hồ, công viên cây xanh và trường đại học Vinuni có tổng diện tích lên đến 420 ha, dự án nổi tiếng bậc nhất khu vực Long Biên và Gia Lâm. Đây là tổ hợp siêu dự án cao cấp mang đến hàng ngàn căn hộ, lô biệt thự và shophouse cao cấp, đáp ứng với với nhu cầu sống trong lành, yên tĩnh của mọi cư dân.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Đặc biệt, sau khi dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo đi vào hoạt động, cư dân sinh sống tại Vinhomes Ocean Park sẽ có một lộ trình di chuyển dễ dàng vào nội đô mà không cần phải đi qua đường cầu Thanh trì, Vĩnh Tuy.

5.3. Dự Án Berriver Long Biên

Berriver Long Biên được biết đến là tổ hợp dự án do Hanco 9 làm chủ đầu tư, dự án có quy mô lên đến 5 tòa tháp cao tầng cung cấp các hộ cao cấp có diện tích 65m2 – 150m2 khi đưa ra thị trường bất động sản. Do định hình là sản phẩm bất động sản cao cấp nên chất lượng, thiết kế căn hộ thoáng – đẹp. Tiện ích đa dạng phục vụ tối đa nhu cầu sống chất lượng cao của người dân.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Dự án nằm ở số 390 đường Nguyễn Văn Cừ, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 3.5km. Sau khi cầu Trần Hưng Đạo hoạt động, cư dân của Berriver sẽ có thêm một lộ trình giao thông di chuyển dễ dàng khi lưu thông vào khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội. Hiện dự án đã được bàn giao cho cư dân ở.

5.4. Dự án PHC Complex

Một trong những dự án bất động sản ảnh hưởng từ cầu Trần Hưng Đạo đó là dự án PHC Complex. Đây là tổ hợp các lô shophouse, chung cư, trung tâm thương mại cho thuê tọa lạc tại số 158 Nguyễn Sơn. Dự án có tổng diện tích 8.000m2 trong đó có khối chung cư cao 17 tầng, cung cấp ra thị trường 117 căn hộ với diện tích đa dạng từ 51.7 đến 100,4m2.

du-an-quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Từ vị trí của dự án nếu đi qua cầu Trần Hưng Đạo (sau khi hoàn thành) chỉ mất khoảng 7 phút. Đi từ hầm/cầu vào trung tâm thủ đô chỉ mất khoảng 7 phút, rút ngắn nhiều thời gian người dân di chuyển qua hướng cầu Chương Dương thường xuyên xảy ra ách tắc.

Ngoài các dự án trên, còn có nhiều dự án hưởng lợi từ dự án cầu Trần Hưng Đạo như dự án Hope Residence, TSG Lotus Sài Đồng, Le Grand Jardin,…khi người dân đi qua các dự án này chỉ cần đi qua đường 5 rồi rẽ phải vào đường Cổ Linh là có thể sẽ lên được cầu Trần Hưng Đạo chứ không cần phải đi qua cầu Vĩnh Tuy.

Hy vọng với những thông tin về dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo mà “ Nhà Ở Ngay” chia sẻ trên, sẽ giúp bạn nắm rõ các thông tin về vị trí, điểm nối và thời gian triển khai thi công dự án. Cùng với những định hướng và quy hoạch từ trước, chắc chắn cầu Trần Hưng Đạo sẽ nắm vị trí quan trọng trong việc kết nối thuận lợi các quận trung tâm với khu vực phía Đông của thành phố.

Từ khóa » Bản đồ Dự án Cầu Trần Hưng đạo