Thông Tin Giờ Lễ Nhà Thờ Đá Sapa Mới Nhất 2021 | Viet Fun Travel
Có thể bạn quan tâm
Được xem là một trong những biểu tượng nổi bật của Sapa, nhà thờ Đá Sapa là công trình kiến trúc đặc sắc và độc đáo. Địa điểm này mỗi năm đều thu hút rất nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá. Bài viết dưới đây của Viet Fun Travel sẽ cung cấp đến du khách thông tin giờ lễ nhà thờ Đá Sapa và một số thông tin cơ bản khác của nơi này nhé.
1. Nhà thờ Đá Sapa có từ khi nào?
Sapa là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh tươi đẹp và ấn tượng. Núi rừng trùng điệp, khí hậu trong lành, cây cối xanh tốt – Sapa đẹp như một bức tranh thủy mặc. Trên nền của thiên nhiên tuyệt sắc đó, con người đã xây dựng nên những công trình hài hòa với thiên nhiên, khiến cho bức tranh phong cảnh càng thêm hữu tình.
Nhà thờ Đá Sapa là một trong những công trình như vậy. Nhà thờ này được xây dựng từ năm 1895, tức cuối thế kỷ 18. Cho đến nay, nhà thờ đã có tuổi thọ là 125 năm. Được thiết kế và xây dựng bởi người Pháp, nhà thờ Đá là một trong những công trình mang dấu ấn của người Pháp trên đất Sapa.
Nhà thờ Đá Sapa là công trình nổi tiếng nơi đây
Nhà thờ có vị trí đắc địa với phía sau là dãy núi Hàm Rồng hùng vĩ, phía trước là một khu đất bằng phẳng, rộng rãi. Nhà thờ nằm ở ngay vị trí trung tâm của thị trấn. Vào cuối thế kỷ 18, khu vực xây dựng nhà thờ Đá cũng là nơi tụ họp rất nhiều người dân sinh sống, buôn bán, trao đổi hàng hóa.
2. Những nét đặc sắc về kiến trúc của nhà thờ Đá Sapa
Do được thiết kế và xây dựng bởi những kiến trúc sư người Pháp nên nhà thờ Đá Sapa mang phong cách kiến trúc Pháp rất rõ rệt. Phần mái của nhà thờ với hình vòm cuốn đặc trưng, tháp chuông hình chóp nổi bật... là những đặc điểm của kiến trúc Gothic La Mã. Tổng diện tích của nhà thờ là 6.000m2 và được chia làm nhiều khu vực như khu nhà thờ, khu chăn nuôi, sân, hàng rào, khu vườn Thánh, khu nhà Thiên Thần...
Trong đó, khu vực nhà thờ rộng 500m2, khu Thiên Thần gồm chỗ ở cho những người từ xa tới hoặc những bệnh nhân; bếp ăn; nhà vệ sinh v.v.. Tháp chuông ở nhà thờ Đá của Sapa cao hơn 20m. Bên trong tháp chuông này là một quả chuông nặng tới 500kg, cao 1,5m và được đúc từ năm 1932.
Tháp chuông được đỡ trên một giá gỗ làm từ gỗ Pơ mu. Cho đến nay, dù trải qua bao mưa gió thời gian, phần giá đỡ vẫn còn nguyên, những đường nét khắc trên tháp chuông vẫn hiển hiện rõ rệt. Phần nhà thờ rất đặc sắc khi được xây dựng bằng đá đẽo hoàn toàn. Những tảng đá đẽo này được nối kết với nhau bằng một hỗn hộp được làm từ mật mía, vôi, cát.
Nhà thờ Đá Sapa có kiến trúc độc đáo và ấn tượng
Một phần tường trong khu nhà thờ được tạo hình giống như thạch nhũ đá trong hang động đang chảy xuống, đem đến cho nhà thờ nét đẹp độc đáo. Phần trần ban đầu được làm bằng vôi rơm, nay đã được trùng tu thay mới. Tuy nhiên, du khách vẫn có thể tham quan được phần trần nguyên bản ban đầu ở khu vực tháp chuông.
Phần trần tại tháp chuông vẫn giữ nguyên trạng ban đầu khi được làm từ hỗn hợp gồm vôi, rơm và sắt. Nhà thờ Đá Sapa đã trải qua nhiều lần trùng tu, tuy nhiên rất nhiều chi tiết và đường nét kiến trúc ban đầu vẫn được giữ nguyên, có những điểm chưa hề bị thay đổi lần nào. Do đó, nơi này vẫn giữ được giá trị kiến trúc cổ kính và mang vẻ đẹp trầm mặc của thời gian.
3. Thông tin giờ lễ nhà thờ Đá Sapa
Là một công trình tôn giáo hoành tráng và quan trọng, nhà thờ Đá Sapa có các linh mục về phục vụ ngay từ ngày đầu khánh thành. Tuy nhiên, khi quân Nhật sang xâm chiếm nước ta, hoạt động tôn giáo tại đây bị đình trệ. Tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh khiến nhà thờ trở thành kho gạo, trường học... Các hoạt động tôn giáo ở đây đã bị dừng lại trong một khoảng thời gian dài.
Từ năm 1995, nhà thờ bắt đầu hoạt động tôn giáo trở lại và trùng tu nhiều lần. Đến nay, nhà thờ đã sinh hoạt tôn giáo bình thường và có thánh lễ mỗi ngày. Giờ lễ của nhà thờ Đá Sapa là 19h vào các ngày thường và 9h vào Chủ nhật. Vì thế, nơi này thường tập trung rất nhiều giáo dân đồng thời là địa điểm du lịch rất được yêu thích tại Sapa.
Do nằm ở vị trí trung tâm của thị trấn, phía trước lại là bãi đất rộng nên nhà thờ Đá Sapa đã trở thành nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa của Sapa. Vào mỗi thứ 7 hàng tuần, khu vực phía trước nhà thờ Đá đều diễn ra “chợ tình” – hoạt động văn hóa nổi tiếng của Sapa. Du khách đến đây vào những dịp này sẽ được nghe tiếng kèn lá, đàn môi, những tiếng sáo dìu dặt và điệu múa gọi nhau đầy tha thiết của những chàng trai, cô gái dân tộc nơi đây.
Với kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp cổ kính và mang tính biểu tượng cao, nhà thờ Đá Sapa đã trở thành địa điểm mà hầu hết khách du lịch đến nơi đây đều có một tấm hình làm kỷ niệm. Trong làn sương mù đặc trưng của Sapa, giữa khí hậu se lạnh và phong cảnh thiên nhiên nơi đây, nhà thờ Đá chính là điểm nhấn giúp cảnh sắc Sapa thêm sinh động và cuốn hút.
Nhà thờ Đá Sapa là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thú vị
4. Một số địa điểm du lịch gần nhà thờ Đá Sapa
Nằm ở vị trí đắc địa, ngay trung tâm thị trấn nên nhà thờ Đá Sapa rất thuận tiện cho du lịch. Một số địa điểm nổi tiếng khác gần nhà thờ Đá mà du khách có thể ghé thăm là:
- Núi Hàm Rồng: Nằm ở phía sau của nhà thờ Đá, núi Hàm Rồng cách trung tâm thị trấn Sapa chỉ khoảng 3km. Ngọn núi này thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và nổi tiếng với hình dáng giống cái hàm của con rồng khổng lồ. Trên núi Hàm Rồng có khu du lịch rất đẹp rộng 148ha và nằm ở độ cao 1.800m.
Sắc hoa rực rỡ trên núi Hàm Rồng
Đến với núi Hàm Rồng, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của rừng núi Sapa, đắm chìm trong thiên nhiên với những tán cây xanh tốt, um tùm và thỏa sức ngắm nhìn những sắc hoa rực rỡ như hoa đào, hoa thạch anh tím, hoa cẩm tú cầu, hoa mận, hoa lê... Du khách cũng có thể leo lên Cổng Trời ở trên đỉnh Hàm Rồng để thưởng ngoạn cảnh sắc Sapa từ trên độ cao 2.000m.
- Chợ Sapa: Có vị trí cách nhà thờ Đá khoảng 1,5km, chợ Sapa có quy mô buôn bán khá lớn. Nơi này có đầy đủ các mặt hàng từ rau củ, thịt cá đến quần áo, thuốc bắc, giày dép, đồ thổ cẩm... Du khách có thể đến khu chợ này để mua những đặc sản nổi tiếng của Sapa như thịt gà đen, thịt trâu gác bếp, thuốc tắm người Dao đỏ... và các món hàng do chính tay những người dân địa phương làm ra như lược gỗ, dao, vòng tay...
- Bản Cát Cát: Được mệnh danh là ngôi làng cổ đẹp nhất vùng Tây Bắc, bản Cát Cát cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Đến với bản Cát Cát, du khách sẽ ngạc nhiên đến thích thú khi thấy những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ của người dân địa phương, những con đường lát đá bóng loáng, những chiếc xích đu và chậu hoa nằm xinh xắn rải rác khắp làng...
Bản Cát Cát được hình thành từ thế kỷ 19 và đến nay vẫn còn giữ được một số nét nguyên sơ. Do đó, khi đến đây, du khách sẽ thấy mình như đang bước lùi trong dòng chảy thời gian, để trở về một thời kỳ còn đầy thô mộc và giản dị.
Bản Cát Cát tuyệt đẹp ở Sapa
Trên đây là thông tin giờ lễ nhà thờ Đá Sapa và một số thông tin khác về địa điểm này mà Viet Fun Travel muốn giới thiệu với du khách. Chúc du khách sẽ có chuyến tham quan nhà thờ Đá Sapa thật ưng ý và nhiều niềm vui.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Từ khóa » Giờ Lễ Nhà Thờ đá Tam đảo
-
Lịch Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Họ Tam Đảo Năm 2022
-
Lịch Thánh Lễ Hàng Ngày Tại Nhà Thờ Tam Đảo. | Facebook
-
Nhà Thờ đá Tam Đảo
-
Nhà Thờ Giáo Họ Tam Đảo - Giaoxugiaohovietnam
-
Nhà Thờ Tam Đảo - Giáo Phận Bắc Ninh
-
Kinh Nghiệm Khám Phá Nhà Thờ đá Nha Trang 2021 | Giờ Lễ?
-
Thông Tin địa Chỉ Và Giờ Lễ Các Nhà Thờ ở Nha Trang - Vntrip
-
Nhà Thờ đá Tam Đảo – Công Trình Sống Của Nhân Loại!
-
Hướng Dẫn Đi Nhà Thờ Núi Nha Trang Kèm Giờ Mở Cửa , Giờ Lễ Chi ...
-
Giờ Lễ Nhà Thờ Chánh Toà Nha Trang
-
Nhà Thờ Tam đảo | Website Giáo Xứ Ngô Khê
-
Nhà Thờ Huyện Sỹ (Nhà Thờ Chợ Đũi) - - Giờ Lễ
-
Nhà Thờ Đá Cổ Ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc