1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thanh Hà 2.Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 20/02/1987 4. Nơi sinh: Thái Bình 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4050/QĐ-KHTN-CTSV ngày 19/09/2013 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHTN 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thành phần hóa học của 3 loài thuộc chi Polygonum, họ Rau răm (Polygonaceae): Thồm lồm gai (polygonum perfoliatum L.), nghể trắng (polygonum barbatum L.), mễ tử liễu (polygonum plebeium R.Br). 8. Chuyên ngành: Hóa hữu cơ 9. Mã số: 62440114 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS Nguyễn Văn Đậu 11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 11.1. Lần đầu tiên nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.), nghể trắng (Polygonum barbatum L.) và mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br.) thu hái ở Việt nam. Bằng các phương pháp sắc ký kết hợp với các phương pháp quang phổ hiện đại đã phân lập và xác định cấu trúc 24 hợp chất từ thân rễ cây thồm lồm gai, 17 hợp chất từ thân rễ cây nghể trắng, 20 hợp chất từ toàn cây mễ tử liễu. Trong đó, có hai hợp chất thuộc lớp chất sphingoglycolipid lần đầu tiên được công bố trong tài liệu khoa học, 9 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Polygonum, 12 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ loài P. perfoliatum L., 15 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ loài P. barbatum L., 12 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ loài P. plebeium R.Br. 11.2. Đã đánh giá hoạt tính độc tế bào của 11 cặn chiết (etanol, metanol, nước) từ các bộ phận khác nhau của ba đối tượng nghiên cứu trên 5 dòng tế bào ung thư: khối u trung mô ác tính (HT-1080), tế bào ung thư vú ở người (MDA-MB 231, MCF-7/adr, MCF-7/TAMR), ung thư cổ tử cung ở người (Hela). Kết quả cho thấy cả 11 mẫu cặn chiết đều cho tác dụng độc tế bào với giá trị IC50 trong khoảng 5,1-19,9 µg/mL. 11.3. Đã đánh giá hoạt tính chống oxy hóa quét gốc DPPH, ABTS của ba mẫu: cặn chiết etanol 90% thân rễ P. perfoliatum L., cặn chiết etanol 90% thân rễ P. barbatum L., cặn chiết etanol 90% toàn cây P. plebeium R.Br. Trong đó, cặn chiết etanol 90% thân rễ P. barbatum L. cho tác dụng loại gốc DPPH cao nhất với IC50 = 35,53 ± 2,41 µg/ml xấp xỉ bằng chất đối chứng là acid ascorbic IC50 = 34,08 ± 0,36 µg/ml. 11.4. Đã đánh giá hoạt tính chống oxy hóa quét gốc DPPH của 14 hợp chất tinh khiết được chọn lọc từ các hợp chất phân lập. Kết quả cho thấy 5 hợp chất thể hiện hoạt tính bảo vệ, chống tác nhân oxi hóa DPPH là 3'-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic acid (6T), acid N-[(4R)-2,5-dioxo-4-imidazolidinyl]-carbamic (21T), ethyl 3,4,5-trihydroxybenzoate (36), isorhamnetin-3-O-(2-rhamnosyl)-rutinosid (54M), quercetin-3-O-α-L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosid (55M) với giá trị EC50 <128 µg/ml. Trong đó, hợp chất 6T thể hiện hoạt tính mạnh nhất với giá trị EC50=3,2 µg/ml, mạnh hơn so với chất đối chứng quercetin (EC50 =10,82 µg/ml). 12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án đã cho các hiểu biết mới về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của ba loài cây thuộc chi Polygonum ở Việt Nam, góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý các loài cây này. 13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục xác định cấu trúc các hợp chất, thử các hoạt tính sinh học của cao chiết và các hợp chất tinh khiết như tác dụng kháng viêm, hạ lipid bảo vệ tim mạch. 14. Các công trình công bố liên quan đến luận án: [1]. Nguyễn Văn Đậu, Trần Thanh Hà, Đới Thị Hồng (2014), “Nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học cây thồm lồm gai (Polygonum perfoliatum L.)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 30(5S), 53-58. [2]. Tran Thanh Ha, Nguyen Van Dau, Nguyen Thi Dung, Nguyen Minh Khoi (2014), “Preliminary study on the chemical constituents from the rhizome of Polygonum barbatum L. in Vietnam”, Journal of Medicinal Materials 19(3), 309-312. [3]. Nguyễn Văn Đậu, Trần Thanh Hà, Đặng Thị Chín, Nguyễn Thị Hà (2015), “Flavonoid phân lập từ cặn chiết etyl axetat cây mễ tử liễu”, Tạp chí Hóa học 53(4e2), 160-165. [4]. Trần Thanh Hà, Nguyễn Văn Đậu, Nguyễn Minh Khởi, Đỗ Thị Hà (2015), “Phytosterol và triterpen phân lập từ cặn n-hexan cây mễ tử liễu”, Tạp chí dược liệu 20 (4), 231-235. [5]. Trần Thanh Hà, Nguyễn Văn Đậu, Nguyễn Thị Dung (2015), Nghiên cứu thành phần hóa học của cây nghể trắng (Polygonum barbatum L.), Tạp chí Hóa học 53(6e1,2), 27-32. [6]. Trần Thanh Hà, Nguyễn Văn Đậu, Đỗ Thị Hà (2016), “Dẫn xuất kaempferol phân lập từ cây Mễ tử liễu (Polygonum plebeium R.Br)", Tạp chí Nghiên cứu dược và thông tin thuốc 7(1), 31-35. [7]. Tran Thanh Ha, Nguyen Van Dau, Nguyen Thi Minh Nguyet, Do Thi Ha, Nguyen Dinh Tuan (2016), “Chemical constituents from n-butanol extract of Polygonum barbatum L. collected in Vietnam”, Journal of Medicinal Materials 21(3), 189 -193. [8]. Tran Thanh Ha, Nguyen Van Dau, Do Thi Ha, Tran Thi Hien (2016), “Screening for cytotoxicity activity of three Polygonum species”, Journal of Medicinal Materials 21(5), 325 -329. |