Thông Tin Mới Nhất Về Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa
Có thể bạn quan tâm
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, cụm từ giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin-CO) không còn quá xa lạ với dân xuất nhập khẩu. Tuy vậy, sự thay đổi từng ngày khiến thủ tục xin cấp và những vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận này có nhiều thay đổi. Bài viết này sẽ cập nhật cho bạn những thông tin mới nhất, chính xác nhất về giấy chứng nhận xuất xứ mà bạn nên biết.
Giấy chứng nhận xuất xứ là gì?
CO là tên viết tắt của Certificate of Origin là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Loại giấy này được các nước xuất khẩu cấp, hàng hóa có nguồn gốc và sản xuất tại nước đó. Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ bên cạnh khả năng chứng minh nguồn gốc của loại hàng hóa đó còn tạo thêm sự tin tưởng thương mại giữa các đối tác. Thêm nữa, CO còn có công dụng lớn là giảm thuế suất nhập khẩu. Cụ thể là nếu bạn xuất trình được giấy chứng nhận hợp lệ sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, đôi khi là 0% tùy thuộc vào loại mặt hàng.
Một mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chứng nhận CO đặc biệt quan trọng khi phân loại hàng hóa theo quy định của hải quan các nước. Thêm nữa, nó quyết định thuế xuất thuế nhập của loại hàng hóa doanh nghiệp đang bán. Loại giấy tờ này cũng rất quan trọng trong việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu thống kê đặc biệt là với mặt hàng thực phẩm.
Hiện tại có 9 mẫu giấy chứng nhận xuất xứ thường gặp bao gồm:
- CO form A: Ưu đãi thuế suất nhập của các nước OECD.
- CO form B: Áp dụng cho tất cả các nước.
- CO form D: Áp dụng giữa các nước thuộc Hiệp định các nước ASEAN.
- CO form E: Hàng hóa đi Trung Quốc.
- CO form S: Hàng hóa đi Lào.
- Co form AK và VK: Hàng hóa đi Hàn Quốc theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc và FTA Việt – Hàn.
- CO form AJ và VJ: Hàng hóa đi Nhật theo hiệp định ASEAN – Nhật và FTA Việt – Nhật.
- CO form AI: Hàng hóa đi Ấn.
- CO form AAZN: Áp dụng giữa các nước thuộc Asean – New Zealand – Australia.
Xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ cần những gì?
- Đơn đề nghị xin cấp CO
- Tờ khai xuất khẩu
- Hóa đơn thương mại
- Packing list
- Vận đơn BL với vận tải đường biển và AWB với đường hàng không.
- Định mức sản xuất
- Quy trình sản xuất
- Hóa đơn đầu vào
- Bảng kê thu mua
Ngoài 9 loại giấy tờ cần có, bạn có thể thêm tờ khai nhập khẩu nếu có để các bước xin cấp sau dễ dàng hơn.
Đến cơ quan có thẩm quyền để xin giấy chứng nhận
Bước 1: Đối với doanh nghiệp lần đầu xin giấy chứng nhận cần điền đủ bộ hồ sơ thương nhân gồm 3 trang và nộp lại cho bộ phận chứng nhận cùng với bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và mã sô thuế doanh nghiệp. Sau đó, bạn mới có thể tiến hành chuẩn bị các chứng từ kể trên để xin chứng nhận CO.
Bước 2: Doanh nghiệp cần nộp chứng từ qua hệ thống điện tử. Riêng form A, B chỉ cần nộp bản cứng tại văn phòng.
Bước 3: Cán bộ kiểm tra hồ sơ
Bước 4: Trả giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm bản chính và bản sao.
Bạn có thể xin giấy chứng nhận tại bộ Công Thương là cơ quan nhà nước quản lý về vấn đề này. Bộ này lại ủy quyền cho từng cơ quan đảm nhận công việc và mỗi cơ quan cấp một vài chứng nhận CO khác nhau.
- Phòng quản lý XNK: Cấp CO form D, E, AK…
- Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI): Cấp hầu hết các loại CO còn lại.
Thời gian hoàn thiện giấy chứng nhận xuất xứ trong bao lâu?
Với vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ, việc các doanh nghiệp cần gấp giấy tờ này trước khi xuất hàng là điều dễ hiểu. Trong những trường hợp cần thiết, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ có thể sẽ cần kiểm tra ngay tại nơi sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp nếu cảm thấy thông tin bộ hồ sơ không rõ ràng. Ngoài ra, nếu bộ hồ sơ chưa đủ căn cứ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm với những CO đã cấp trước thì đây là thủ tục bắt buộc doanh nghiệp cần trải qua.
Nếu quá bận bạn có thể nhờ sự trợ giúp của các dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận cấp tốc
Để hạn chế tình trạng thời gian cấp giấy chứng nhận xuất xứ kéo dài, các doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết trước khi xin cấp. Biên bản sẽ được cán bộ kiểm tra tỉ mỉ trong khoảng 2 ngày và nếu không có vấn đề gì giấy chứng nhận sẽ đến tay doanh nghiệp trong ngày tiếp theo. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận hoặc người xuất khẩu cần ký vào biên bản để đảm bảo tính minh bạch. Nếu trong trường hợp bất khả thi cả hai người đều không có mặt để ký vào biên bản thì cán bộ kiểm tra ký xác nhận và nêu rõ lý do ở dưới.
Nhìn chung, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hiện nay đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều. Thời gian cấp nhanh chóng cũng là ưu điểm khiến các doanh nghiệp đặc biệt hài lòng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn hay cần thuê dịch vụ xin cấp CO cấp tốc có thể liên hệ:
___________________
MISON TRANS – DỊCH VỤ HẢI QUAN – VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
- Head Office: 200 QL13 (Cũ), P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP.HCM
- Văn phòng HCM: 13 Đường số 7, KDC Cityland Center Hills, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 9 Tòa Minori, Số 67A Phố Trương Định, Phường Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
- Hotline: 1900 63 63 48
- Email: st1@misontrans.com
Từ khóa » Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Nhập Khẩu
-
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Certificate Of Origin(C/O)
-
Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa - C/O
-
Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Là Gì? CO Là Gì? - Fago Logistics
-
Các Loại Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ ? Cơ Chế Chứng ... - Luật Minh Khuê
-
Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Là Gì? Tìm Hiểu Về Giấy ...
-
Cấp Mẫu Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Miễn Phí Từ 21/5 ...
-
Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) - Công Ty Luật Việt An
-
Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá - ONEX Logistics
-
Các Loại Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ C/O Mà Doanh Nghiệp Cần Biết
-
Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa - Công Ty Luật Hà Đô
-
Các Loại Giấy Chứng Nhận Quan Trọng Trong Xuất Nhập Khẩu!
-
Thông Tin Thủ Tục Hành Chính
-
Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Mẫu AHK