Thông Tin Quy Hoạch Huyện Ba Vì Tại Hà Nội đến Năm 2030
Có thể bạn quan tâm
Theo Quyết định số 2027/QĐ-UBND ngày 17/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì, đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000;
Thông tin quy hoạch huyện Ba Vì đến năm 2030
Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đồ án:
- Quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.
- Địa điểm: huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2. Vị trí, ranh giới và quy mô nghiên cứu:
2.1. Vị trí: Vị trí khu vực nghiên cứu lập quy hoạch nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội. 2.2. Ranh giới và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi lập quy hoạch được xác định theo địa giới hành chính của huyện Ba Vì, bao gồm 01 thị trấn và 30 xã, được giới hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp sông Hồng và tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội + Phía Đông Nam giáp Huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội.
+ Phía Nam giáp Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. + Phía Tây Nam giáp Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
+ Phía Tây giáp sông Đà và tỉnh Phú Thọ.
2. Quy mô nghiên cứu quy hoạch:
Quy mô diện tích nghiên cứu quy hoạch: khoảng 42.402,7 ha.
Quy mô dân số đến năm 2030: khoảng 295.000 người.
3. Tính chất và mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch:
3.1. Tính chất:
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đã định hướng huyện Ba Vì nằm trong khu vực hành lang xanh, với định hướng phát triển chính như sau:
- Khu vực hành lang xanh: Khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch. Phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp. Khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng đa dạng sinh thái, các vùng nông nghiệp năng suất cao. Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị.
- Khu vực làng xóm, dân cư nông thôn: phát triển làng xã theo mô hình nông thôn mới, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất. Phát triển các trung tâm dịch vụ, hỗ trợ sản xuất. Bảo vệ các không gian cảnh quan di tích tôn giáo tín ngưỡng. Khắc phục triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường.
- Khu vực đô thị và thị trấn huyện lỵ: Hình thành và tăng cường các trung tâm dịch vụ công cộng, không gian xanh, công viên vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ du lịch, hỗ trợ sản xuất, đảm bảo tiếp cận và sử dụng thuận lợi của mọi người dân trong huyện. Cải tạo, dịch chuyển trung tâm các thị trấn ra xa các tuyến đường quốc lộ. Không phát triển bám dọc các tuyến đường chính của đô thị.
3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Vì đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và lao động.
- Định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn, gồm: động lực phát triển đô thị, mô hình và hướng phát triển các hệ thống trung tâm, các khu vực dân cư nông thôn, tổ chức không gian kiến trúc cho các vùng cảnh quan. Xác định phạm vi và quy mô các khu chức năng trên địa bàn huyện.
- Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình kỹ thuật đầu mối.
- Xác định các chỉ tiêu đất đai, quy mô dân số các khu vực phát triển đô thị, nông thôn và hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. .
- Phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của Huyện, giải quyết việc làm cho người lao động. Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Huyện, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch của vùng Thủ đô Hà Nội.
- Làm cơ sở để triển khai quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Huyện, đồng thời lập các dự án đầu tư để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện,
- Là cơ sở pháp lý đế chính quyền địa phương quản lý xây dựng theo quy hoạch.
4. Nội dung quy hoạch:
4.1. Các chỉ tiêu và dự báo phát triển:
4.1.1.Các tiền đề và động lực phát triển:
- Ba Vì là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội có sông Hồng và sông Đà chảy qua, giao thông đường thủy và đường bộ thuận tiện. Nhiều tuyến giao thông đường bộ quan trọng kết nối huyện Ba Vì với trung tâm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, huyện lân cận như quốc lộ 32, đại lộ Thăng Long và trong tương lai là tuyến đường Hồ Chí Minh.
- Cảnh quan tự nhiên huyện Ba Vì: phong phú, giàu giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể; là tiền đề quan trọng để huyện Ba Vì phát triển nông nghiệp và du lịch, dịch vụ. Ba Vì giữ vai trò gắn kết với Sơn Tây tạo thành khu vực quan trọng trong mạng lưới phát triển du lịch của Thủ đô Hà Nội.
- Ngành nông nghiệp còn nhiều tiềm năng phát triển như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa, rau sạch, hình thành các khu trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm, phát triển du lịch nông nghiệp.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng nhà đầu tư cải tạo đường giao thông liên xã, liên huyện, giao thông nông thôn, hệ thống điện, cấp nước, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển đô thị.
4.1.2. Nguyên tắc phát triển:
- Khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên, phát huy nguồn lực về con người, phát triển kinh tế xã hội huyện, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp và du lịch sinh thái theo hướng bền vững, có môi trường và chất lượng sống tốt.
- Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, thân thiện với môi trường và bền vững. Phát triển văn hóa - xã hội tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Tổ chức không gian lãnh thổ vùng, phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn phù hợp với điều kiện địa hình, phân bố dân cư đạt hiệu quả.
- Bảo tồn bản sắc nông thôn, văn hóa bản địa, giá trị thiên nhiên, di tích cảnh quan... phù hợp với chức năng là hành lang xanh. Kiểm soát khu vực phát triển đô thị theo các giai đoạn và ngưỡng phát triển tối đa của đô thị, để khai thác hiệu quả quỹ đất trong các giai đoạn.
- Tạo điều kiện để có sự liên kết hợp tác phát triển giữa tất cả các đơn vị dân cư trong và ngoài huyện, giữa các ngành và lĩnh vực kinh doanh đầu tư xây dựng trên địa bàn Huyện.
4.1.3. Dự báo dân số và quy mô đất đai:
a. Quy mô dân số:
- Dự kiến đến năm 2020, dân số toàn huyện đạt 272.700 người, trong đó dân số khu vực phát triển đô thị khoảng 17.400 người (bao gồm khu vực phát triển đô thị của thị trấn Tây Đằng và đô thị Tản Viên Sơn), dân số khu vực nông thôn khoảng 255.300 người.
- Dự kiến đến năm 2030 dân số toàn huyện khoảng 295.000 người, trong đó dân số khu vực phát triển đô thị khoảng 23.560 người (bao gồm khu vực phát triển đô thị của thị trấn Tây Đằng và đô thị Tản Viên Sơn), dân số khu vực nông thôn khoảng 273.440 người.
b. Quy mô đất đai: | - Đất tự nhiên đô thị (diện tích theo ranh giới hành chính thị trấn Tây Đằng và đô thị Tản Viên Sơn): khoảng 2027,67 ha (chiếm khoảng 4,8% diện tích đất tự nhiên huyện), trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 369,4 ha, chỉ tiêu khoảng 171,3 mo/người; đất dân dụng khoảng 347,16 ha, chỉ tiêu khoảng 161,02 mo/người.
- Đất khu vực nông thôn: khoảng 42.033,3 ha, trong đó đất đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 4.339,84 ha, chỉ tiêu 158,71 mo/người.
4.2. Định hướng quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng: 4.2.1. Các nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất:
- Cơ bản tuân thủ định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tuân thủ các quy định khống chế về hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, đê điều, an ninh quốc phòng, di tích lịch sử theo quy định.
- Cân đối quỹ đất, đảm bảo nhu cầu cho phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn. Trong đó chú trọng giải quyết các nhu cầu phát triển hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật của địa phương.
4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất :
Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo giai đoạn quy hoạch
Ghi chú: (*) Bao gồm cả hồ điều hòa, mương thoát nước trong khu đất (nếu có). (**) Bao gồm các chức năng: Đất công cộng đơn vị ở, đất cây xanh, thể dục thể thao đơn vị ở, đất trường tiểu học, trường trung học cơ sở, nhà trẻ, mẫu giáo, đất nhóm ở (đất ở xây dựng mới, làng xóm hiện có, đất bãi đỗ xe, đường giao thông đơn vị ở).
(***) Bao gồm các chức năng: đất các công trình công cộng, dịch vụ, thiết chế văn hóa, đất ở nông thôn (đất ở, vườn liền kề), đất trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, đất cây xanh, đất công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật. (* * * *) Bao gồm: Đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trong đó có Vườn quốc gia Ba Vì. .
- Chức năng sử dụng đất, vị trí và ranh giới các khu đất có tính chất định hướng. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trong đồ án quy hoạch là chỉ tiêu gộp cho các khu quy hoạch. Chức năng sử dụng đất, vị trí, ranh giới, quy mô diện tích và dân số, các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của các lô đất sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và dự án đầu tư. Quá trình lập các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư cần tuân thủ các quy định pháp luật..., đảm bảo phù hợp định hướng và chỉ tiêu quy hoạch chung, quy hoạch ngành, quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực được phê duyệt, tuân thủ các quy chuẩn Xây dựng và phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
- Chức năng và chỉ tiêu sử dụng đất trong phạm vi ranh giới thị trấn Tây Đằng và đô thị Tản Viên Sơn được thực hiện theo Quy hoạch chung thị trấn Tây Đằng và đô thị Tản Viên Sơn được phê duyệt.
- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đã triển khai xây dựng, phù hợp với quy hoạch chung, tiếp tục thực hiện theo nội dung đã được duyệt, đảm bảo khớp nối đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật khu vực. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã và chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, chưa thực hiện đầu tư xây dựng, hoặc đang triển khai thủ tục lập dự án đầu tư, cần được kiểm tra, rà soát, điều chỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung được phê duyệt.
- Chỉ tiêu các thành phần đất đơn vị ở, nhóm ở tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng, sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đồng bộ hệ thống hệ thống xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Khi lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư khu đô thị mới, khu nhà ở, phải xác định quỹ nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và quy định của Thành phố.
- Chỉ tiêu đất xây dựng điểm dân cư nông thôn cần tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng. Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn được cải tạo, chỉnh trang theo nguyên tắc: giữ gìn, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, không gian kiến trúc truyền thống, hạn chế gia tăng mật độ xây dựng, không xây dựng công trình cao tầng, không san lấp hồ ao có giá trị cảnh quan, ưu tiên bổ sung các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cộng đồng dân cư.
- Đất quốc phòng, an ninh thực hiện theo dự án riêng trên cơ sở quỹ đất hiện có và quy hoạch ngành được cấp thẩm quyền phê duyệt. Khi triển khai các dự án đầu tư trong phạm vi ranh giới quy hoạch chung huyện, cần lấy ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh để đảm bảo tránh chồng lấn, ảnh hưởng đến đất an ninh, quốc phòng.
- Đất di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng đã hoặc chưa được xếp hạng, quy mô diện tích và vùng bảo vệ sẽ được xác định chính xác khi lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, dự án đầu tư, biên bản khoanh vùng bảo vệ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ quy định của Luật Di sản văn hóa.
- Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Quy mô, vị trí sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được phê duyệt. Đất công nghiệp, xí nghiệp hiện có nằm ngoài khu vực phát triển đô thị được tiếp tục tồn tại sử dụng, nhưng phải đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh và không gây ô nhiễm môi trường đến các công trình xung quanh. Khuyến khích sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất công nghiệp sạch di dời đến khu công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung của huyện và thành phố. Quỹ đất sau khi di dời được chuyển đổi chức sử dụng đất sang chức năng dân dụng.
- Việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Ba Vì được phê duyệt. Việc quản lý, sử dụng đất trong khu vực ranh giới Vườn quốc gia Ba Vị thực hiện theo quy hoạch chi tiết Vườn quốc gia Ba Vì được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Việc quản lý, sử dụng đất lúa cần tuân thủ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Đất du lịch và phục vụ du lịch cần tuân thủ nguyên tắc không san lấp hồ ao, đồi núi, phá vỡ cảnh quan; giữ gìn, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, phát triển theo hướng thân thiện với môi trường và bền vững.
- Khu vực trong để (đất bãi sông Hồng, sông Đà, sông Tích) thực hiện theo quy định của Luật Đê điều, tuân thủ quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch để điều, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt. Chỉ giới thoát lũ được xác định chính xác theo quy hoạch phòng chống lũ được duyệt. Khu dân cư, các công trình hiện có nằm trong chỉ giới thoát lũ phải có kế hoạch di dời đảm bảo hành lang thoát lũ theo quy định.
- Đối với các nghĩa trang rải rác hiện có không phù hợp quy hoạch hoặc không đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh môi trường theo quy định, giai đoạn trước mắt khi chưa di dời được tồn tại nhưng tuyệt đối không hung táng, không mở rộng quy mô và có kế hoạch từng bước đi dời về nghĩa trang tập trung của xã, huyện và thành phố. Các xã (nằm ngoài khu vực phát triển đô thị) bố trí từ 1 đến 2 khu nghĩa trang tập trung đảm bảo khoảng cách vệ sinh môi trường phục vụ nhu cầu an táng của địa phương
- Các tuyến đường giao thông trong quy hoạch chung có tính định hướng.
- Hành lang bảo vệ hoặc cách ly các công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn lập quy hoạch tỷ lệ 1/500, tuân thủ Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Xây dựng và quy định hiện hành.
4.4. Định hướng tổ chức phát triển không gian:
4.4.1. Định hướng chung: Huyện Ba Vì được phát triển theo mô hình cấu trúc như sau:
- 3 trục ngang có chức năng kết nối huyện Ba Vì với trung tâm Hà Nội và các tỉnh, huyện lân cận, thúc đẩy phát triển kinh tế, gồm: Quốc lộ 32, đường cao tốc Hồ Chí Minh và trục không gian Sông Tích.
- 2 trục dọc có chức năng giao thông, kết nối các phân vùng nông nghiệp, du lịch và đô thị của toàn huyện: Trục thứ nhất là hệ thống liên kết các đường tỉnh lộ 415 và 412B từ phía Tây núi Ba Vì đi Việt Trì, trục thứ hai là đường để chạy ven sông Đà và sông Hồng bao quanh địa giới huyện Ba Vì.
- Hình thành 8 trung tâm tạo động lực hỗ trợ phát triển dịch vụ, du lịch và nông nghiệp toàn huyện, kết nối và thúc đẩy phát triển các xã, gồm: 2 đô thị là thị trấn Tây Đằng, đô thị Tản Viên Sơn; 6 trung tâm cụm xã (cụm đổi mới): Vạn Thắng, Minh Quang, Nhông, Sơn Đà, Thụy An, Yên Bài. . .
- Xây dựng huyện Ba Vì thành một trung tâm phát triển nông nghiệp, nông trại, chăn nuôi, du lịch nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí ở cửa ngõ phía Tây - Bắc Thủ đô Hà Nội theo hướng sinh thái và phát triển bền vững.
- Phát triển cơ cấu kinh tế: Thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp.
4.4.2. Phân vùng không gian huyện Ba Vì:
Không gian toàn huyện được phân thành hai vùng không gian chính:
- Vùng phía Bắc huyện Ba Vì, được xác định từ vị trí hồ Suối Hai hướng về phía Bắc, trong đó có bao gồm thị trấn Tây Đằng. Vùng phía Bắc với lợi thế địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống mặt nước sông hồ thuận lợi sẽ được tập trung phát triển các vùng nông nghiệp, chuyên canh.... Trong đó thị trấn Tây Đằng được xác định tiếp trục là thị trấn huyện lỵ của huyện Ba Vì, là trung tâm . thương mại dịch vụ, là động lực chính hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Vùng phía Nam huyện Ba Vì được xác định từ hệ thống mặt nước hồ Suối Hai, hồ Mèo GD hướng về phía Nam huyện, trong đó có bao gồm cả khu vực rừng quốc gia Ba Vì. Vùng phía Nam với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn được xác định trọng tâm là phát triển các khu du lịch, nhà nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch khám phá cảnh quan thiên nhiên. Tại đây sẽ hình thành một trung tâm dịch vụ du lịch mới là đô thị Tản Viên Sơn. Đây sẽ là động lực chính hỗ trợ phát triển các vùng du lịch của huyện Ba Vì, đặc biệt góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các xã miền núi.
4.4.3. Định hướng tổ chức không gian đô thị:
- Thị trấn Tây Đằng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục của huyện Ba Vì. .
- Phát triển trục không gian hành chính - thương mại - văn hóa trên quốc lộ 32, kết nối với trung tâm Hà Nội, thị xã Sơn Tây và các tỉnh phía Tây Bắc. Phát triển trục không gian kinh tế - du lịch theo tuyến đường tỉnh lộ 412 nối từ cảng sông Hồng đến hồ Suối Hai. Hình thành trung tâm hành chính huyện và thị trấn tại khu vực nút giao giữa tuyến đường quốc lộ 32 với đường tỉnh lộ 412. .
- Đô thị Tản Viên Sơn là trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho 7 xã miền núi. Tại đây hình thành khu trung tâm dịch vụ hỗ trợ, quảng bá du lịch, trung tâm buôn bán thương mại, hình thành trung tâm hành chính trong tương lai khi thành lập thị trấn Tản Viên Sơn.
- Bổ sung hệ thống hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, công viên cây xanh... và hạ tầng kỹ thuật đầu mối như giao thông đối ngoại, bến xe khách, cảng sông... đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện.
- Cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư làng xóm hiện hữu, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa tôn giáo tín ngưỡng.
- Phát triển xây dựng mới trung tâm dịch vụ và khu đô thị sinh thái ở phía Nam thị trấn Tây Đằng và trong khu vực đô thị Tản Viên Sơn.
4.4.4. Định hướng tổ chức không gian khu dân cư nông thôn:
- Phát triển hệ thống giao thông đô thị kết nối đến các điểm dân cư làng xóm hiện hữu.
- Xây dựng các cụm đổi mới, trung tâm công cộng cho các cụm xã, khu vực điểm dân cư nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất thông qua hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, tiêu thụ sản phẩm. Cụm đổi mới có quy mô từ 15 -20 ha, được tổ chức gắn với trung tâm tiểu vùng trong huyện và nằm trên trục giao thông chính với bán kính phục vụ 2 - 3 km để thuận tiện cho người dân tiếp cận.
- Xác định các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị và nông thôn.
- Cải tạo các khu dân cư, làng xóm hiện có, bổ sung các công trình thiết chế văn | hóa, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật còn thiếu đáp ứng cho nhu cầu của dân cư. Tôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống gắn với phát triển làng nghề và khai thác các hoạt động phục vụ du lịch. Trong các khu đất ở nông thôn, quy hoạch mới được phép phát triển các dự án nhà ở (đất giãn dân, đất phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, đất tái định cư...), dự án xây dựng công trình công cộng (hành chính, hỗ trợ sản xuất, nhà trẻ, nhà văn hóa thôn...) nhưng có giới hạn về quy mô.
- Xác định các vùng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi (đất trồng lúa, màu, cây ăn quả, rừng, nuôi trồng thủy sản); phát triển mô hình VAC trong sản xuất kinh tế hộ gia đình, các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp, các vùng sản xuất năng suất và chất lượng cao, kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp.
- Bảo tồn, tôn tạo các công trình di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng đã và chưa được xếp hạng; Bảo tồn các công trình kiến trúc cổ, lâu đời có giá trị, cảnh quan thiên nhiên như sông, suối, hồ, ao, đồi, núi, các động thực vật... kết hợp phát triển du lịch nhưng không được phá vỡ cảnh quan tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường.
- Bảo vệ các công trình an ninh quốc phòng; đảm bảo an toàn hành lang cách ly các công trình hạ tầng kỹ thuật, để điều, thủy lợi...
4.4.5. Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế:
a. Về du lịch:
- Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Phát triển du lịch theo hướng khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa hình, điều kiện tự nhiên gắn với việc bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái tự nhiên và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đồng thời phát huy truyền thống bản sắc dân tộc,
- Phát huy thế mạnh và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch lễ hội, vui chơi thể thao, du lịch nông nghiệp, làng nghề...
- Hình thành các cụm, tuyến du lịch theo chủ đề như: Tuyến du lịch đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, tuyến du lịch các làng bản dân tộc thiểu số ven núi Ba Vì (dân tộc Dao, Mường); tuyên du lịch di tích văn hóa lịch sử xứ Đoài đình Tây Đằng, Chu Quyến; tuyến du lịch Vườn quốc gia Ba Vì, Thiên Sơn Suối Ngà; điểm du lịch Hồ Suối Hai, Ao Vua, Đầm Long...
b. Về nông nghiệp:
Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại. Tập trung xây dựng mô hình trang trại, đầu tư chú trọng tăng sản lượng và năng suất.
Đảm bảo an toàn lương thực, tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao; Tiếp tục thực hiện tốt “dồn điền, đổi thửa” tạo ra những vùng chuyên canh quy mô lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả...phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện.
Trồng trọt: Ổn định diện tích trồng lúa, hình thành mở rộng và phát triển các vùng lúa cho năng suất chất lượng cao. Quy hoạch vùng trồng rau sạch, hoa màu, cây lương thực, cây công nghiệp, phát triển các giống cây trồng là thế mạnh và đặc sản của địa phương như chè, khoai lang, ngô... ..
Chăn nuôi, thủy sản: Phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản tập trung theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ, bền vững, khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Phát triển các khu chăn nuôi bò sữa theo mô hình trang trại kết hợp với quy mô hộ gia đình.
Lâm nghiệp: Quy hoạch bảo vệ và phát triển các khu đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất phù hợp với quy hoạch ngành. Các khu rừng cần được bảo vệ theo quy hoạch đã được phê duyệt như: Vườn quốc gia Ba Vì, khu di tích lịch sử Vật Lại, khu di tích lịch sử K9. Một số khu rừng được kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như: khu Đá Chông, hồ Cẩm Quỳ, sườn Tây núi Ba Vì...
c. Về công nghiệp:
Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến có lợi thế gắn với phát triển nông nghiệp hàng hóa như chế biến các đồ nông lâm sản và chăn nuôi địa phương. Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nguồn nguyên liệu tự nhiên địa phương. Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn,
Tiếp tục đầu tư xây dựng và lấp đầy 2 cụm công nghiệp tập trung là Cam Thượng và Đồng Giai.
d. Về thương mại, dịch vụ:
Phát triển thương mại dịch vụ gắn kết và phục vụ cho các hoạt động du lịch, tạo các kênh phân phối hàng hóa, sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tập trung xây dựng mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tại các khu vực phát triển đô thị, các chợ đầu mối, chợ nông sản và chợ dân sinh tại các trung tâm cụm xã, điểm dân cư nông thôn.
4.4.6. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội :
a. Về giáo dục đào tạo:
- Hệ thống đào tạo và dạy nghề: Phát triển các trung tâm giáo dục thương xuyên, cơ sở đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp cho lao động địa phương.
- Giáo dục phổ thông: Cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các trường tiểu | học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, nhà trẻ mẫu giáo để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia và bán kính phục vụ theo Quy chuẩn Xây dụng, đặc biệt ưu tiên ở các cụm xã có địa hình đi lại khó khăn.
b. Về y tế
Định hướng phát triển hệ thống y tế là đầu tư xây dựng bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh, khuyến khích hình thức xã hội hóa nhằm nâng cao chất | lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nâng cấp bệnh viện đa khoa Ba Vì thành bệnh viện hạng II với quy mô 400 giường bệnh; xây dựng mới bệnh viện miền núi Ba Vi với quy mô 150 giường.
Cải tạo và mở rộng các trạm y tế xã tại các xã trong địa bàn huyện Ba Vì.. c. Về thể dục thể thao:
Đáp ứng đa dạng nhu cầu vui chơi, hoạt động thể thao các cấp trên địa bàn huyện. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mạng lưới các công trình thể dục thể thao tạo điều kiện cho phát triển thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.
Quy hoạch xây dựng các trung tâm văn hóa - thể thao cấp huyện tại thị trấn, khu đô thị mới, trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã tại các cụm đổi mới và trung tâm xã.
4.4. Thiết kế đô thị:
Khu vực thị trấn Tây Đằng và đô thị và Tản Viên Sơn:
Cấu trúc không gian đô thị được tổ chức theo trục, tuyến lõi trung tâm cùng với mạng đường giao thông vành đai bao quanh đô thị kết nối với các vùng lân cận và khu vực điểm dân cư ngoài vùng phát triển đô thị. Trong khu vực phát triển đô thị, các tuyến trục chính kết hợp mạng giao thông nhánh liên kết các khu chức năng đô thị.
- Không gian đô thị chủ yếu là các công trình thấp tầng, mật độ xây dựng thấp và dành tối đa quỹ đất cho cây xanh, công viên. Tại khu vực trung tâm đô thị dọc các tuyến đường chính đô thị được phép xây dựng công trình cao tầng (7- 9 tầng), tạo điểm nhấn không gian cho đô thị. Công trình có chiều cao thấp dần về hai phía, gắn kết với các khu vực dân cư làng xóm và khu vực nông nghiệp ngoài vùng phát triển đô thị.
Các công trình trụ sở cơ quan, văn phòng thấp tầng và trung tầng tập trung tại trung tâm hành chính huyện, thị trấn và đô thị. Các công trình công cộng văn hóa, giáo dục, thể thao thấp tầng kết hợp với các khu công viên, cây xanh và khu dân cư làng xóm hiện hữu.
- Trung tâm các đơn vị ở, nhóm nhà ở xây dựng mới là các công trình công cộng đơn vị ở, cây xanh, thể dục thể thao, trường học, nhà trẻ mẫu giáo. Các khu dân cư làng xóm hiện có được cải tạo chỉnh trang, bổ sung các công trình hạ tầng xã hội còn thiếu. Đối với các điểm dân cư nông thôn cải tạo xây dựng bổ sung hệ thống đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, gìn giữ cấu trúc làng xóm truyền thống với mật độ xây dựng thấp, công trình thấp tầng, bảo vệ không gian cây xanh, mặt nước, di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc truyền thống địa phương.
Các tuyến trục giao thông chính: - Các tuyến giao thông chính của đô thị là tuyến đường quốc lộ 32, tuyến đường Hồ Chí Minh, các đường tỉnh lộ 411, 412, 414...
Các điểm nhấn chính: Điểm nhấn chính của đô thị tại khu vực trung tâm thị trấn, trung tâm đô thị Tản Viên Sơn, khu vực dọc đường quốc lộ 32, khu vực phía Nam hồ Suối Hai... khuyến khích xây dựng các công trình cao khoảng 7 - 9 tầng.
Điểm nhìn, hướng nhìn quan trọng:
- Trên tuyến đường quốc lộ 32, hướng từ cầu Trung Hà về trung tâm Thành phố và ngược lại.
- Trên tuyến đường tỉnh lộ 411, 412, 414 và tuyến đê sông Hồng và ngược lại.
- Trên tuyến đường Hồ Chí Minh hướng từ trung tâm Hà Nội đi sông Đà và ngược lại.
Vùng bảo tồn cảnh quan tự nhiên: Các vùng cần được bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái như: Vườn quốc gia Ba Vì, khu Đá Chông, khu di tích K9, hồ Suối Hai, hồ Cẩm Quỳ, khu Đầm Long...
4.5. Định hướng phát triển hạ tầng kĩ thuật:
4.5.1. Quy hoạch giao thông:
a) Giao thông đối ngoại:
+ Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2: đoạn qua huyện dài khoảng 26,8km, quy mô mặt cắt ngang đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 80 - 100, quy mô 4 làn xe.
+ Đường vành đai 5: đoạn qua huyện dài khoảng 2 km, quy mô đường cao tốc 6 làn xe.
+ Quốc lộ 32: đoạn chạy ngoài đô thị có quy mô đường cấp II 4 làn xe, đoạn qua thị trấn Tây Đằng có vai trò là đường trục chính đô thị (bề rộng mặt cắt ngang B= 35m, 6 làn xe), chiều dài đoạn qua huyện khoảng 14,9 km,
+ Tuyến đường nối QL32 với QL32C thông qua cầu Việt Trì - Ba Vì đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc bổ sung vào Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam và thực hiện Dự án theo hình thức BOT tại công văn số 1320/TTg-KTN ngày 25/7/2014 (kết hợp với một phần tuyến đường nối QL32-Nghĩa trang Yên Kỳ - Hồ Suối Hai, đường tỉnh 413, 412B hình thành trục đường giao thông kéo dài kết nối đến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2), cụ thể được thực hiện theo dự án riêng.
b) Các tuyến đường tỉnh, đường huyện, liên xã:
- Các tuyến đường tỉnh (TL411, TL4113, TL41 1C, TL412, TL413, TL414, TL415, TL412B) cải tạo nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III cho 4 làn xe (riêng đường tỉnh 414C nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III với 2 làn xe), kết nối huyện Ba Vì với các huyện, thị xã lân cận như Sơn Tây, Thạch Thất và các tỉnh lân cận; ngoài ra còn có chức năng liên kết các cụm xã trong huyện với nhau và với trung tâm huyện.
- Các tuyến đường huyện lộ, liên xã: cải tạo nâng cấp, xây mới đạt tiêu chuẩn đường cấp IV + V với quy mô 2 làn xe, kết hợp với hệ thống đường tỉnh tạo thành khung giao thông chính trong huyện, liên kết các khu vực nông thôn với các thị trấn, trung tâm cụm xã và các khu vực du lịch, dịch vụ..
Các đoạn qua khu dân cư tùy điều kiện hiện trạng bổ sung hè, hệ thống cấp, thoát nước, chiếu sáng, đáp ứng nhu cầu giao thông và sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
c) Các tuyến đường tại khu vực phát triển đô thị: Các tuyến đường trong thị trấn Tây Đằng, khu đô thị Tản Viên Sơn, khu vực trung tâm cụm xã, các khu đặc thù (khu du lịch, nghỉ dưỡng...) được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, cụ thể theo các quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
d) Giao thông đường thủy:
- Khai thông luồng lạch để khai thác tối đa các tuyến vận tải đường sông trên 3 tuyến sông Hồng, sông Đà, sông Tích:
- Xây dựng hệ thống cảng (cảng Chẹ, cảng Tây Đằng) và các bến bốc xếp . hàng hóa, bến khách qua sông để phục vụ nhu cầu giao thông đường thủy và phát triển kinh tế của địa phương.
đ) Giao thông công cộng: Tập trung phát triển hệ thống xe buýt, liên kết các khu vực thị trấn, trung tâm cụm xã, khu du lịch dịch vụ quan trọng để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của huyện. Duy trì hoạt động 2 tuyến xe buýt kế cận đang hoạt động (Tuyến số 76, Tuyến số 19), phát triển thêm các tuyến buýt nội huyện và khuyến khích mở rộng các dịch vụ bán công cộng như xe buýt đưa đón học sinh và công nhân.
e) Bến, bãi đỗ xe:
- Xây dựng mới bến xe khách Cam Thượng quy mô khoảng 5 ha, 4 bến xe cấp huyện với têu chuẩn bến xe loại 3 (Tây Đằng, Trung Hà, Bất Bạt, Chẹ) và bến xe tải Vân Hòa quy mô 3 ; 5 ha (tại khu vực giao cắt giữa đường Hồ Chí Minh và đường tỉnh lộ 416).
- Bãi đỗ xe: bố trí tại các khu vực của thị trấn Tây Đằng, đô thị Tản Viên Sơn và trung tâm cụm xã, trung tâm xã. Vị trí, quy mô cụ thể các bãi đỗ xe sẽ được xác định theo quy hoạch chung thị trấn Tây Đằng và đô thị Tản Viên Sơn.
g) Cầu qua sông: Cải tạo nâng cấp cầu Trung Hà hiện có; xây dựng mới cầu qua sông Đà trên tuyến đường Hồ Chí Minh), cầu Đồng Quang (qua sông Đà trên tỉnh lộ 414), cầu qua sông Hồng nối QL32 với QL32C và các cầu trên tuyến sông Tích.
h) Các nút giao thông quan trọng: Xây dựng các nút giao khác mức tại các nút giao thông quan trọng:
Nút giao Đường Hồ Chí Minh-Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình-Trục Hồ Tây - Ba Vì;
Nút giao đường Hồ Chí Minh-Đường Vành đai 5;
Nút đường Hồ Chí Minh-đường tỉnh TL414;
Nút giao đường Hồ Chí Minh đường tỉnh TL413;
Nút giao Đường Hồ Chí Minh - đường tỉnh TL412B. (Quy mô, cấu tạo các thành phần đường, hành lang bảo vệ; vị trí, quy mô, phạm vị xây dựng của các cảng, bến thuyền du lịch, bến bãi đỗ xe... được xác định theo Dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024Nguồn: Invert.vn
Đăng ký theo dõi kênh Bất Động Sản Invert để nhận thông tin các dự án mới nhất.Từ khóa » Dự án Mở Rộng đường 32 đến Năm 2030
-
Quyết định Phê Duyệt Mở Rộng Quốc Lộ 32 Thành 50m - Hoài Đức
-
Hà Nội Sắp Mở Rộng Quốc Lộ 32 đoạn Qua đô Thị Vệ Tinh Sơn Tây Lên ...
-
Đề Xuất Cải Tạo Quốc Lộ 32 Từ Sơn Tây đến Cầu Trung Hà - Hànộimới
-
Phê Duyệt Chỉ Giới đường đỏ Tuyến Quốc Lộ 32 - Hồ Suối Hai
-
Bản đồ Quy Hoạch đường 32 - Chia Sẻ Thông Tin Miễn Phí
-
Dự án BOT Quốc Lộ 32 Qua Phú Thọ: Nguy Cơ “chết Lâm Sàng”
-
Tin Tức Hoài Đức Online - Hà Nội Sắp Mở Rộng Quốc Lộ 32 đoạn Nhổn
-
Bộ Giao Thông Muốn Phú Thọ Cân Nhắc Việc đầu Tư Tuyến Nối Quốc ...
-
Hội Nghị Lấy ý Kiến Hồ Sơ Chỉ Giới đường đỏ Tuyến Quốc Lộ 32, đoạn ...
-
Bản Đồ Quy Hoạch Hoài Đức Mới Nhất - Đến 2030
-
Bản đồ Quy Hoạch Huyện Đan Phượng (Hà Nội) đến Năm 2030
-
Ưu Tiên Gần 15.000 Tỷ đồng Vốn đầu Tư Công Thực Hiện Nhiều Dự án ...
-
Hiện Trạng 5 Tuyến Vành đai ở Hà Nội - VnExpress
-
Điều Chỉnh Quy Hoạch Chung Xây Dựng Thành Phố Uông Bí đến Năm ...