Thông Tin Thị Trường: Thực Tiễn, Vấn đề Và Giải Pháp

I. Bối cảnh và những vấn đề đặt ra

Thông tin thị trường là một loại hàng hoá đặc biệt với đầy đủ các yếu tố của một thị trường như: Có quan hệ giữa người mua và người bán, quan hệ cung - cầu, quy luật về giá cả, có cạnh tranh... Bên cạnh chức năng phục vụ cho việc ra quyết định sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin thị trường còn có chức năng quan trọng khác là nâng cao nhận thức xã hội về các quan hệ thị trường, về hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy việc tạo ra cơ sở hạ tầng đủ mạnh cùng với việc sử dụng công nghệ hiện đại, tương thích giữa cơ quan cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp (DN) là hết sức quan trọng, đòi hỏi nguồn đầu tư lớn. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cho các DN không thể hiện được tốt. Như vậy, mỗi cơ quan, mỗi lĩnh vực trong cả hệ thống cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cần có những giải pháp và đổi mới một cách toàn diện để có thể thích ứng với tình hình.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, có 3 xu thế đang tác động sâu sắc và làm biến đổi cả về nội dung, hình thức, cường độ của hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường có thể kể tới, bao gồm :

- Xu thế hội nhập kinh tế trong điều kiện khu vực hóa và toàn cầu hoá

- Thế giới đang dịch chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế dịch vụ

- Xã hội loài người đang phát triển để trở thành một xã hội thông tin

Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA/CEPT, AC-FTA, các diễn đàn APEC, ASEM... thực thi các hiệp định th­ương mại tự do (FTA) song ph­ương và đa ph­ương, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, cùng với việc đẩy nhanh tiến trình cải cách, mở cửa, hội nhập đã góp phần làm phong phú, sống động thương mại và thị trư­ờng nước ta.

Các FTA đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với trên 200 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các DN của Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường toàn cầu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Với các FTA thế hệ mới ,chúng ta sẽ có điều kiện tăng tốc mở cửa với thế giới, tạo lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó - cơ sở để xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh. Khung khổ pháp lý của các hiệp định sẽ là khuôn mẫu cho việc vận hành các nền kinh tế trong thế kỷ XXI, với những quy phạm, quy định cao hơn, toàn diện hơn. Việt Nam sẽ được chơi trên một sân chơi đẳng cấp - sân chơi của các “đại gia”. Đây là một cơ hội thực sự vì chưa bao giờ Việt Nam có được một vị thế tốt như hiện nay. Tác động tổng thể đối với nền kinh tế Việt Nam là rất tích cực, song không có nghĩa đúng với mọi ngành, mọi DN. Cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu thiếu các chính sách vĩ mô thích hợp và những cải cách bên trong cần thiết.

Thế giới đang trải qua những thay đổi to lớn. Ba xu hướng đang tác động mạnh lên nền kinh tế các nước: i) sự chững lại của quá trình toàn cầu hóa; ii) bùng nổ các ứng dụng công nghệ và iii) sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến cố kiểu “thiên nga đen- black swan - một sự kiện vượt quá những gì thường được dự kiến về một tình huống nào đó và có những hậu quả nghiêm trọng”, gây bất ngờ và xáo trộn mọi dự tính.

Đại dịch Covid-19 sẽ chứng kiến sự lên ngôi của Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) và ở chiều ngược lại là bước thụt lùi của Quản trị toàn cầu (Global governance). Khi vai trò của các quốc gia được đề cao, thì điều này cũng đồng nghĩa với vai trò và ảnh hưởng của các thiết chế đa phương trong quản trị toàn cầu như UN, WTO, WB, IMF... lại giảm đi một cách tương ứng và ngược lại. Điều đó sẽ tác động sâu sắc đến việc thay đổi nhận thức về "kịch bản toàn cầu hóa mới 2.0", trong đó xuất hiện làn sóng dịch chuyển, sắp xếp lại lớn nhất và với tốc độ nhanh nhất mà thế giới chưa từng chứng kiến về đầu tư, sản xuất, thương mại, cung ứng, hậu cần, dịch vụ... những nhân tố cấu thành "nền kinh tế chuỗi" của quá trình toàn cầu hóa 1.0 hiện nay.

Với bối cảnh kinh tế thế giới và trong n­ước có nhiều biến động, một cách tổng quát, có thể dự báo các xu hướng vận động của thị trường nước ta trong những năm tới như sau:

- Một là, thị trư­ờng sẽ đ­ược thúc đẩy phát triển theo h­ướng hình thành thị trường cạnh tranh thực sự do áp lực cả từ phía thực thi các chính sách của Chính phủ và từ phía hoạt động của các DN theo cơ chế thị trường.

- Hai là, thị trư­ờng sẽ phát triển theo h­ướng vừa gắn kết chặt chẽ giữa thị trường đô thị, nông thôn và miền núi và có sự bứt phá nhanh v­ượt trội của thị trư­ờng đô thị, thị tr­ường vùng - khu vực có lợi thế so sánh về quy mô sản xuất, khả năng thu gom, trung chuyển hàng hoá.

- Ba là, thị tr­ường ngày càng "nhạy cảm" hơn với các biến động của thị trường khu vực và thị tr­ường quốc tế.

Trong điều kiện nền kinh tế mở với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhất là các DN có vốn đầu t­ư nư­ớc ngoài (FDI) và các DN (hãng) phân phối hàng hoá sản xuất ở nư­ớc ngoài trên thị tr­ường Việt Nam sẽ kéo theo những tác động của thị tr­ường ngoài n­ước đến thị tr­ường nội địa n­ước ta. C­ường độ của những tác động đó tỷ lệ với tỷ trọng của các doanh nghiệp n­ước ngoài trong nền kinh tế nói chung và hoạt động thư­ơng mại nói riêng. Trong xu thế này, thị trư­ờng các hàng hoá cơ bản có ảnh h­ưởng lớn đến thị tr­ường hàng hoá khác; các hàng hoá, tư liệu đầu vào trung gian cho các ngành sản xuất trong nư­ớc sẽ "nhạy cảm" hơn đối với những tác động của thị trư­ờng ngoài n­ước.

Sự nhích lại gần và dần dần thống nhất các vùng kinh tế lớn của đất nước về qui mô các loại thị trường, tốc độ phát triển, cơ cấu và giá cả hàng hoá, dịch vụ (các loại) cũng là một xu thế. Có thể xem đó cũng là quá trình thị trường hoá các quan hệ kinh tế, thị trường vẫn còn ở giai đoạn phát triển thấp, vẫn còn khép kín ở các vùng địa lý lớn, các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, vùng đồng bằng, trung du, miền núi ven biển và hải đảo, giữa các vùng phía Nam và phía Bắc... Quá trình này chắc chắn diễn ra nhanh hơn nhiều ở những vùng mà tự cung, tự cấp, kinh tế hiện vật còn nặng nề so với các vùng đồng bằng, đô thị lớn.

Song song với xu thế trên sẽ là quá trình tiếp tục tự do hoá (có sự quản lý, định hướng vĩ mô của Nhà nước) các yếu tố cơ bản và nhạy cảm nhất của thị trường (giá cả hàng hoá và dịch vụ, tỷ giá hối đoái và lãi suất...) để chúng được hình thành và vận động theo các qui luật tự nhiên của thị trường, nhất là qui luật cung - cầu, qui luật cạnh tranh. Nhìn nhận trên mọi giác độ, khía cạnh phát triển của thị trường thì xu thế tất yếu nói trên chính là động lực của bản thân sự phát triển đó.

Sức ép tới từng chủ thể, đặc biệt là các DN vì thế cũng gia tăng. Thông tin thị tr­ường và chất l­ượng thông tin trở thành đòi hỏi cấp thiết, là vấn đề “thời sự” đối với các DN nhằm xác lập, điều chỉnh chiến lư­ợc kinh doanh, thực thi những “đấu pháp, quyết sách hợp lý ” trong một môi tr­ường đã, đang và sẽ biến động từng ngày, từng giờ, với nhiều mạo hiểm, rủi ro, khôn l­ường.

Bối cảnh quốc tế và trong nước đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường, cả về sự đa dạng của nguồn tin lẫn nội dung và hình thức, cả về loại hình và nội dung của lượng thông tin cần tư vấn và cung cấp cho doanh nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam, các phương pháp tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin thị trường theo kiểu truyền thống (sử dụng chuyên gia, sách báo, hồ sơ lưu trữ, điện thoại, hội nghị, hội thảo...) sẽ vẫn tồn tại song song với việc sử dụng những phương tiện, công cụ hiện đại như: máy tính nối mạng, hệ thống truyền thông đa phương tiện... các loại thẻ tín dụng, thẻ nợ, thẻ thông minh đang mở ra khả năng để áp dụng các phương thức cung cấp thông tin và thanh toán chi phí cho việc cung cấp tin với những phương thức mới.

II. Giải pháp cho thời gian tới

1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức thông tin

- Trung ương:

Hiện nay, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, thì hệ thống tổ chức có chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin thị trường bao gồm: các tổ chức Nhà nước (gồm cả các cơ quan nghiên cứu, các phương tiện thông tin đại chúng…), các hiệp hội, các cơ quan, tổ chức xã hội trong và ngoài nước khác. Trong đó, các tổ chức Nhà nước là thành phần chủ yếu, bao gồm các Bộ, Ngành trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý Nhà nước về thương mại, thị trường như: Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), Tài chính (Hải quan), Y tế và các Bộ, Ngành khác có liên quan đến thương mại và thị trường như: Ngân hàng, Xây dựng, Giao thông, Vận tải...

Ngoài các tổ chức Nhà nước nêu trên, hệ thống các cơ quan thông tin thương mại, thị trường còn bao gồm các tổ chức phi chính phủ như: Hiệp hội ngành hàng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức nghiên cứu, xúc tiến thương mại, thị trường khác. Đa phần trong những tổ chức này thường thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin thị trường chuyên ngành, chuyên sâu, chuyên lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ.

Trên cơ sở xác định cơ cấu của hệ thống tổ chức thông tin thị trường, cần tiến hành kiện toàn bộ máy của hệ thống:

- Hệ thống Thống kê: Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy thống kê thương mại của Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê địa phương đủ số lượng về biên chế và chất lượng cán bộ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác thống kê thương mại phù hợp cơ chế quản lý và hội nhập quốc tế.

- Tại các Bộ, Ngành sẽ tuỳ theo khối lượng công tác thông tin, bao gồm cả thống kê cũng như ứng dụng công nghệ thông tin mà nghiên cứu thành lập Phòng hoặc Trung tâm Tin học - Thống kê nhằm đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ như đã qui định.

- Riêng tại Bộ Công Thương - Bộ quản lý ngành, có vị trí đầu mối về thông tin thương mại và thị trường, tổ chức bộ máy là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu. Cơ cấu bộ máy thông tin của Bộ cần được tổ chức hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo, huy động được mọi công chức, mọi cơ quan đơn vị tham gia thông tin, đồng thời triệt để sử dụng cũng như tạo mọi điều kiện sử dụng tốt công nghệ thông tin và thu thập, xử lý và khai thác thông tin.

- Địa phương

Cục Thống kê tỉnh, thành phố là cơ quan thống kê trên địa bàn. Là cơ quan thu thập xử lý và cung cấp thông tin thống kê thương mại, thị trường trên phạm vi địa bàn cho các cơ quan quản lý thương mại của địa phương và các đối tượng khác.

Sở Công Thương, tuỳ đặc điểm từng địa phương mà quyết định hình thức tổ chức và biên chế cho công tác thông tin, thống kê của Sở. Ở những thành phố lớn trực thuộc Trung ương có thể tổ chức Phòng thống kê thương mại (phụ trách cả thông tin thương mại), các tỉnh khác có thể có biên chế 1 đến 3 người nằm trong một phòng khác như: Phòng Thông tin và Xúc tiến thương mại, phòng Kế hoạch và Đầu tư hoặc Trung tâm thông tin, xúc tiến thương mại...

2. Cơ chế quan hệ, phốihợp thông tin.

Đối với các Bộ, Ngành, ngoài thông tin thống kê ngành hàng hoặc kết quả hoạt động của các DN, cần cung cấp thông tin thương mại khác như: chính sách, dự báo, chiến lược và biện pháp đối với ngành hàng quản lý, thông tin thị trường, mạng lưới kinh doanh, khách hàng, kết quả thực hiện chính sách chuyên ngành...

Các Bộ, ngành chỉ tham gia quản lý nhà nước về thương mại như Bộ Tài chính (cả Tổng cục Hải quan), Ngân hàng Nhà nước, Y tế... chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin quản lý liên quan đến thương mại, thị trường. Riêng đối với Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về thống kê hải quan đầy đủ dưới dạng cơ sở dữ liệu. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm cung cấp thông tin tổng hợp, thông tin thị trường và các yếu tố môi trường ngoài nước tác động đến thương mại.

Các Sở Công Thương cung cấp thông tin thương mại trên địa bàn lãnh thổ, bao gồm cả thông tin thống kê thương mại và thông tin về sản xuất, cân đối cung - cầu trên địa bàn.

Việc trao đổi thông tin được thực hiện theo sơ đồ: Bộ Công Thương được nhận thông tin chuyên ngành từ các Bộ, ngành, các hiệp hội ngành hàng, thông tin tổng hợp từ các địa phương. Ngược lại, Bộ Công Thương cung cấp thông tin tổng hợp cho các thành viên theo yêu cầu, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong hệ thống thống kê tập trung mối quan hệ phối hợp giữa các Bộ, Ngành, Địa phương nói chung đã được thể chế hoá bằng chế độ báo cáo thống kê. Tuy vậy, cần được thường xuyên cải tiến hoàn thiện phù hợp với tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính ngày càng sâu rộng.

Các Hiệp hội ngành hàng cần phải đóng vai trò tích cực và quan trọng hơn trong việc cung cấp các thông tin chuyên ngành cho các hội viên của mình. Có nhiều thông tin chuyên ngành cần chung cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành, nhưng nếu để từng doanh nghiệp tự thu thập hoặc phân tích thì sẽ không làm được và rất tốn kém. Các DN cần phải sẵn sàng đóng góp kinh phí cho công tác thông tin thị trường của các Hiệp hội, đồng thời yêu cầu Hiệp hội cung cấp thông tin cần thiết cho nhu cầu của mình.

3. Hoàn thiện mô hình trao đổi thông tin giữa Bộ Công Thương và ngành công thương các địa phương

3.1. Nội dung thông tin trao đổi.

a. Thông tin quản lý Nhà nước

- Thông tin về các chủ thể tham gia hoạt động thương mại

- Thông tin quản lý thị trường trong nước

- Thông tin quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

- Thông tin nội bộ của cơ quan Bộ Công Thương

b. Thông tin phục vụ kinh doanh

- Thông tin về thị trường trong và ngoài nước

- Thông tin về DN, sản phẩm và dịch vụ trong và ngoài nước, cơ hội kinh doanh…

- Thông tin về cơ chế, chính sách thương mại trong và ngoài nước

- Thông tin về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, kinh doanh quốc tế và xúc tiến thương mại…

3.2. Xác định các chức năng nghiệp vụ trong mô hình

a. Tạo nguồn, qui trình thu thập và cập nhật thông tin

Thông tin thương mại, thị trường trao đổi giữa Bộ Công Thương và ngành Công thương các địa phương về cơ bản được chia thành hai loại: Thông tin có cấu trúc và thông tin phi cấu trúc.

b. Phân loại, xử lý, phân tích, tổng hợp và tổ chức lưu trữ thông tin

Sau khi được thu thập, thông tin được xử lý, phân loại theo 2 loại thông tin: thông tin có cấu trúc và thông tin phi cấu trúc.

Hai loại thông tin này được cập nhật vào máy tính thành các loại dữ liệu khác nhau, tuỳ theo thể loại dữ liệu mà có xử lý riêng rồi được trao đổi theo các chương trình truyền số liệu.

c. Đầu mối trong quan hệ trao đổi thông tin

Theo hoạt động thông tin thương mại hiện nay của Bộ , các đầu mối thông tin đã xác định được phạm vi hoạt động : Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số với E- moit chuyên về thông tin nội bộ và trang web moit.gov.vn cung cấp thông tin quản lý; Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại chuyên về thông tin thị trường giá cả trong nước và quốc tế, thông tin về chủ thể tham gia hoạt động thương mại, kể cả thông tin về xuất nhập khẩu, hoạt động xúc tiến thương mại được chuyển tải qua mạng .

Tại ngành công thương ở các địa phương, đối với các Sở CôngThương ở các thành phố, trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… vừa có phòng Thống kê, vừa có Trung tâm thông tin và Xúc tiến thương mại, có thể giao nhiệm vụ trao đổi cung cấp thông tin quản lý cho phòng Thống kê, thông tin phục vụ DN giao cho Trung tâm thông tin và Xúc tiến thương mại thực hiện. Đối với các Sở khác không có bộ phận thống kê độc lập, toàn bộ thông tin thương mại giao cho Trung tâm thông tin và Xúc tiến thương mại thực hiện.

Mô hình thu thập và trao đổi thông tin thương mại và thị trường

Như vậy, tuỳ từng nơi, từng Sở, trên cơ sở tổ chức bộ máy thông tin (phục vụ quản lý và kinh doanh) có thể giao cho một tổ chức đầu mối hoặc tách thành 2 đầu mối thực hiện trao đổi.

Trong bối cảnh thực trạng hiện nay về cả điều kiện làm việc, cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị nếu một đơn vị đứng ra làm đầu mối có thể quá tải.Với vai trò, nhiệm vụ thực tế đang thực hiện, với nội dung thông tin thương mại đề cập trong mô hình phục vụ công tác quản lý và phục vụ công tác kinh doanh, ta có thể xây dựng thành 2 đầu mối trao đổi thông tin giữa Bộ Công Thương và ngành ở các địa phương.

4. Xác lập mô hình cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu thống kê Hải quan

4.1. Tổ chức cung cấp thông tin

Việc tổ chức cung cấp thông tin có thể được xây dựng theo mô hình sau:

Mô hình cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu thống kê Hải quan

Các sản phẩm thông tin có cấu trúc không cố định: Là các biểu mẫu có cấu trúc thay đổi tuỳ theo yêu cầu của nhóm hoặc đối tượng sử dụng thông tin.

- Các sản phẩm thông tin phi cấu trúc: Là các dòng số liệu, nhóm số liệu đơn lẻ, tỷ lệ %… được tổng hợp xử lý theo mặt hàng, thị trường, thời kỳ… theo yêu cầu cụ thể, đơn lẻ của các đối tượng sử dụng thông tin.

- Trang Web Customs & Commerce Information có các thông tin cấu trúc, cấu trúc không cố định, phi cẩutúc nhằm tăng cường khả năng cung cấp.

- Nhóm các cơ quan cấp I : Văn phòng Trung ương, Văn phòng chính phủ, Văn phòng quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước.

- Nhóm các cơ quan cấp II : Các Bộ quản lý kinh tế thương mại chung như Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Công Thương, Tài chính.

- Nhóm các cơ quan cấp III : Các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế.

- Nhóm các cơ quan cấp IV : Các Hiệp hội, ngành nghề

4.2. Nâng cấp các phần mềm tin học và công tác truyền số liệu

Việc nâng cấp phần mềm cập nhật thông tin tại các cửa khẩu cần được nghiên cứu và thực hiện sớm, công tác truyền số liệu cũng cần được nâng cấp về phương thức và đường truyền dữ liệu, cũng như chu kỳ gửi số liệu về Tổng cục cần được đẩy nhanh hơn …

5. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường trong doanh nghiệp

Trong thời gian trước mắt, các DN cần thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau:

- Cần lựa chọn cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin thị trường có uy tín, có tư cách pháp nhân và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

- Nội dung hợp đồng pháp lý đối với cơ quan cung cấp dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cần xác định rõ những yêu cầu chính như: Cách thức cung cấp dịch vụ tư vấn cung cấp thông tin, loại thông tin, tần suất cung cấp thông tin, yêu cầu bảo mật thông tin và đặc biệt phải quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên …

- Cần tổ chức một hệ thống lưu trữ, cập nhật, phân tích thông tin của riêng mình để có thể kiểm chứng được những thông tin mới, và quan trọng hơn trên nền của những thông tin cũ sẽ sử dụng được thông tin mới hiệu quả hơn, chuẩn xác hơn và do đó đưa ra được quyết định kip thời và chính xác hơn.

- Tổ chức các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin thị trường để nâng cao khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin , nâng cao trình độ nghiệp vụ cần thiết cho đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp.

Hệ thống tổ chức thông tin thị trường trong doanh nghiệp

6. Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử để tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin thị trường

Thương mại điện tử (TMĐT) giúp cho DN thu được nguồn thông tin thị trường phong phú cập nhật và giảm chi phí thu thập thông tin. Để tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, các DN cần có giải pháp tích cực hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, sử dụng các chương trình phần mềm hệ thống thích hợp với hoạt động của doanh nghiệp, hoàn thiện và đào tạo đội ngũ làm thông tin để tận dụng được sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra mạng Internet và dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng là các nguồn thông tin thị trường nhanh nhậy trợ giúp tìm kiếm thông tin với tốc độ cao. Để có thể khai thác nguồn thông tin này có hiệu quả, các doanh nghiệp cần có những cán bộ khai thác thông tin thị trường am hiểu về kỹ thuật khai thác tin và nhanh nhậy trước phản ứng của thị trường.

Vũ Huy Hùng

Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến thương mại - VIOIT

Từ khóa » Thị Trường Thông Tin Là Gì