Thông Tin Tổng Quan, đặc điểm, Cách Trồng Cây Phát Tài Núi | Canh Điền

Bạn có biết vì sao lại đặt tên gọi là cây phát tài núi không ạ? Khởi nguồn của tên gọi này là do cây được tìm thấy trên núi cao, đất ẩm mát, có lớp thực bì dày, hệ vi sinh vật trong đất nhiều. Do đó cây luôn tươi tốt quanh năm, qua đó cây cũng thể hiện ý nghĩa mang lại tiền của, tài lộc cho người trồng cây đúng như tên gọi của nó.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Phát tài núi II. Đặc điểm của cây Phát tài núi III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Phát tài núi 1. Ý nghĩa phong thủy 2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh IV. Cách trồng và chăm sóc cây Phát tài núi 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc cây

I. Giới thiệu về cây Phát tài núi

Tên thường gọi:Cây phát tài núi
Tên gọi khác:Cây đại lộc, cây phất dụ rồng, cây huyết rồng
Tên khoa học:Dracaena draco L
Họ thực vật:Cây thuộc họ Dracaenaceae (Bồng Bồng)
Nơi sống:Cây phát tài thường mọc nhiều ở trên núi cao, được tìm thấy và trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
Tuổi thọ:Là cây sống lâu năm
Thời gian nở hoa:Cây có hoa màu vàng
Cây phát tài núi
Cây phát tài núi thuộc họ Dracaenaceae (Bồng Bồng)

II. Đặc điểm của cây Phát tài núi

  • Hình dáng bên ngoài: Phát tài núi là cây thân gỗ, mập, vỏ cây màu trắng xám, ở trên thân cây trung tuổi và cây cổ thụ có nhiều vết lõm nông do các lá cây già rụng đi và để lại sẹo. Đặc biệt ở phần thân cây có nhiều rễ phụ mọc ra và cắm xuống đất giống như cây si, cây sanh.
  • Kích thước: Cây phát tài núi ngoài tự nhiên cao khoảng 5m, đối với cây trồng nội thất hoặc ngoại thất hãm chiều cao chỉ khoảng 1 – 2m.
  • Cành: Cành của cây phát tài núi thường ít mỗi cây chỉ phân khoảng 3 – 5 nhánh từ gốc lên, thân cây và cành thường trơ trụi, lá chỉ mọc ở ngọn cành.
  • Lá: Lá cây phát tài núi thuôn dài, nhọn như hình mũi giáo, lá ngọn thẳng như lá lúa, lá gốc hơi bẻ cong. Chiều dài lá khoảng 20 – 40cm, bề rộng chỉ khoảng 2 – 4cm, màu xanh đậm, mềm, bóng rất đẹp mắt, lá có bẹ phình rộng ra ôm sát vào thân cây, lá chỉ mọc tập trung ở ngọn cành và ngọn cây. Khi lá già thường vàng úa rồi rụng đi và để lại sẹo lõm trên thân cây.
  • Hoa: Hoa cây phát tài núi thường mọc thành chùm từ ngọn cành với những bông hoa nhỏ li ti, màu vàng lưa thưa, khi hoa rụng cánh cũng là lúc kết quả.
  • Quả: Quả Phát tài núi có hình cầu nhỏ, tròn khi non quả màu xanh và khi chín chuyển màu vàng cam. Trong lõi có chứa hạt nhỏ, hạt thường dùng để ươm cây.

III. Ý nghĩa và tác dụng của cây Phát tài núi

1. Ý nghĩa phong thủy

Cây phát tài núi là cây sống lâu năm và quanh năm xanh tốt, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt. Do đó trưng cây trong nhà sẽ mang lại cho gia chủ sức khỏe dẻo dai, trường thọ và mang lại nhiều may mắn, phát tài, phát lộc, thuận lợi trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp kinh doanh, buôn bán.

2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây phát tài núi sở hữu một vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính, bề thế nên cây được lựa chọn trồng nhiều ở trong sân vườn, hành lang, sảnh khách sạn, sảnh công ty, sân bay, khu nghỉ dưỡng, công viên…

Bên cạnh đó, cây phát tài núi cũng được trồng làm cây nội thất trang trí cho phòng khách, bàn làm việc, phòng họp… vừa tôn lên vẻ uy nghiêm, lại vừa hấp thụ các loại khí độc phát ra từ phương tiện làm việc như: máy tính, máy in, điều hòa…

TÌm hiểu về cây phát tài núi
Cây phát tài núi mang lại cho gia chủ sức khỏe dẻo dai, trường thọ và mang lại nhiều may mắn, phát tài, phát lộc, thuận lợi trong cuộc sống…

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Phát tài núi

1. Cách trồng cây

Cây phát tài núi được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, gieo hạt và cách nhanh nhất là đào cả gốc và rễ cây to, chặt ngọn chỉ để lại phần thân gốc khoảng 1 – 1,5m đem về trồng nhưng phải có cách chăm sóc đặc biệt cây mới sinh trưởng tốt. Sau đây là cách trồng cây phát tài núi bằng cách giâm cành.

  • Chọn giống

Chọn cây mẹ to khỏe mạnh, lá xanh tốt, không có biểu hiện sâu bệnh. Chọn cành giống phát tài núi vừa phải (to khoảng ngón tay cái), chặt ra thành nhiều đoạn kích thước khoảng 30cm rồi để khô hai đầu vết chặt khoảng hai ngày. Trước khi đem trồng cần ngâm đầu gốc vào dung dịch thuốc siêu rễ đã pha sẵn khoảng 15 phút.

  • Đất trồng

Cây phát tài núi bản chất là cây mọc trên núi nên không kén chọn đất, chỉ cần đất ẩm là đủ. Nếu trồng trong khuôn viên nhà mà chất đất sỏi đá nghèo dinh dưỡng thì cây vẫn phát triển được nhưng phải tưới ẩm thường xuyên.

  • Cách trồng

Chọn chậu hoặc khay có lỗ thoát nước để ươm cành, xốp hoặc xơ dừa xuống đáy chậu giúp hút nước tốt, cho đất thịt vào nửa chậu, cho phân vi sinh hoặc phân bò vào giữa và trên mặt là lớp đất mỏng. Cắm đoạn gốc của cành phát tài núi vào chậu ươm cho đến khi nhú nhiều mầm, cành khỏe là đem trồng nơi đất mới.

2. Cách chăm sóc cây

Vì là cây ưa ẩm nên sau khi ươm cành cần tưới nước luôn cho chậu ươm, tưới liên tục mỗi ngày một ngày một lần vào những ngày sau đó.

Sau khi ươm khoảng 7 – 10 ngày, pha phân vi lượng dùng để bón vào gốc cho cành ươm để cành tích trữ đủ dinh dưỡng để nảy mầm. Nên tưới định kỳ hai lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.

Khi cây đã nhú nhiều mầm, cần cung cấp nhiều phân hơn và chia nhỏ cho mỗi lần, chăm cây đến khoảng một năm thì đào cả đất, gốc rễ đem trồng nơi đất thích hợp làm cảnh.

Nếu muốn tạo dáng cho cây Phát tài núi được như ý muốn cần phải tiến hành cắt tỉa từ lúc cây còn non, cành lá xấu bị sâu bệnh thì tỉa bỏ.

Thường xuyên làm cỏ, vun xới đất để cây mọc rễ mới và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Cây phát tài núi chủ yếu chỉ có sâu ăn lá làm lá bị rách hoặc thủng lỗ, loại sâu này chỉ nên bắt bằng tay từ khi có số lượng ít, tránh phun thuốc sâu lên cây cảnh khi trồng gần nhà làm ô nhiễm không khí.

Cây phát tài núi tuy là thực vật rừng nhưng khi được chăm sóc, cắt tỉa lại có giá thành rất cao. Do cây có hình dáng đẹp nên được rất nhiều yêu cây lựa chọn trồng hơn nữa cây dễ trồng, dễ chăm sóc và thích hợp trồng ở mọi nơi. Nếu bạn yêu cây, hãy trồng thêm vào bộ sưu tập cây cảnh nhé.

Đánh giá post

Từ khóa » Cách Trồng Cây Phát Lộc Núi