Thông Tin Tổng Quan Về Bệnh Hạ Huyết áp Tư Thế đứng
Có thể bạn quan tâm
Bệnh hạ huyết áp tư thế đứng là một dạng huyết áp tụt xuống thấp khi đang ngồi chuyển sang đứng và đang nằm chuyển sang ngồi. Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị bệnh.
Hạ huyết áp tư thế đứng là gì?
Hạ huyết áp tư thế đứng được gọi là tình trạng hạ huyết áp xảy ra khi bạn đứng lên, ngồi hoặc nằm xuống. Tình trạng này có thể nhẹ và các cơn có thể kéo dài dưới vài phút. Tuy nhiên, khi bị tụt huyết áp kéo dài có thể báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vì thế nên bạn cần đi khám để có giải pháp điều trị sớm nếu thường xuyên cảm thấy choáng váng khi đứng lên ngồi xuống.
Tình trạng cấp tính thường có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như do bị mất nước hoặc nằm lâu ở trên giường. Nếu do nguyên nhân này thì thường điều trị đơn giản. Tuy nhiên, nếu tình trạng này là mãn tính thì có thể bắt nguồn từ một vấn đề sức khỏe khác, nên cách điều trị sẽ cần thay đổi.
Các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế đứng
Triệu chứng phổ biến nhất là hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đang nằm, ngồi dậy hoặc đang ngồi một chỗ lại đứng lên. Triệu chứng thường chỉ khoảng một vài phút.
- Đi tìm các nguyên nhân dẫn tới hoa mắt chóng mặt
- Hãy xem căng thẳng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như thế nào!
- Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Hay quên liệu có phải là bệnh và phải làm sao để khắc phục?
- Phân biệt 8 loại đau đầu có thể bạn từng gặp phải
Các dấu hiệu và triệu chứng hạ huyết áp tư thế đứng gồm:
- Chóng mặt hoặc khi đứng lên thấy chóng mặt
- Hoa mắt
- Yếu các cơ
- Ngất xỉu
- Buồn nôn
- Nhầm lẫn
Hạ huyết áp tư thế đứng có nguy hiểm không?
Đôi khi tình trạng chóng mặt hoa mắt khá nhẹ nhàng – bắt nguồn từ việc cơ thể bị mất nước nhẹ, đường huyết tụt giảm hoặc do cơ thể tăng thân nhiệt. Hoa mắt chóng mặt cũng có thể xảy ra khi bạn đứng lên sau khi đang ngồi quá lâu. Nếu triệu chứng này chỉ thỉnh thoảng xuất hiện thì không nguy hiểm và không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu như bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng của bệnh thì nên đi khám. Bởi đây có thể dấu hiểu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị ngất xỉu thì cần được đưa đi cấp cứu sớm.
Hãy ghi lại những triệu chứng bạn gặp phải, thời gian xảy ra và kéo dài bao lâu, bạn đang làm gì vào thời điểm đó. Nếu gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt vào các thời điểm nguy hiểm như đang lái xe thì nên đi khám để có được phương án điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn tới hạ huyết áp tư thế đứng
Khi đứng lên, trọng lực làm cho máu đọng lại ở vùng chân và bụng. Hệ quả là huyết áp tụt giảm vì có ít máu lưu thông trở lại tim hơn.
Đối với người bình thường, các tế bào đặc biệt (cơ quan thụ cảm) gần tim và động mạch cổ sẽ cảm nhận được mức huyết áp thấp hơn khi thay đổi tư thế. Sau đó, các cơ quan thụ cảm sẽ gửi tín hiệu tới các trung tâm trong não, để báo hiệu cho tim đập nhanh hơn và bơm nhiều máu hơn giúp ổn định huyết áp. Các tế bào này cũng thu hẹp các mạch máu và làm tăng huyết áp.
Hạ huyết áp tư thế đứng xảy ra khi có vấn đề làm gián đoạn quá trình tự nhiên của cơ thể chống lại tụt huyết áp. Một số vấn đề làm ảnh hưởng bao gồm:
- Mất nước: Bị sốt, nôn mửa, không uống đủ nước, tiêu chảy nặng, hoạt động mạnh và đổ mồ hôi nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước, làm giảm thể tích máu. Mất nước nhẹ có thể gây ra các triệu chứng của tụt huyết áp như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chóng mặt.
- Vấn đề tim mạch: Một số bệnh tim có thể dẫn tới huyết áp thấp như nhịp tim chậm, các vấn đề về van tim, đau tim và suy tim. Những tình trạng này khiến cơ thể không đáp ứng được các tín hiệu từ cơ quan thụ cảm để bơm nhiều máu hơn khi đứng lên.
- Vấn đề về nội tiết: Tuyến giáp gặp vấn đề, suy tuyến thượng thận và hạ đường huyết có thể gây hạ đường huyết tư thế đứng. Bệnh tiểu đường cũng có thể làm tổn thương các dây thần kinh thụ cảm gửi tín hiệu để điều chỉnh huyết áp.
- Rối loạn hệ thần kinh: Một số bệnh rối loạn hệ thần kinh như Parkinson, sa sút trí tuệ thể Lewy, suy giảm tự chủ đơn thuần và chứng amyloidosis có thể phá vỡ hệ điều hòa huyết áp thông thường của cơ thể.
- Sau khi ăn: Nhiều người bị hạ huyết áp sau khi ăn, tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi.
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hạ huyết áp tư thế đứng
Một số yếu tố làm ảnh hưởng, tăng nguy cơ bị hạ huyết áp tư thế đứng bao gồm:
- Người cao tuổi: Tình trạng này dễ gặp ở người từ 65 tuổi trở lên. Các cơ quan thụ cảm ở gần tim và các động mạch cổ giúp điều chỉnh huyết áp hoạt động chậm hơn khi tuổi tác tăng lên. Trái tim bị lão hóa cũng khó có thể tăng tốc và bơm máu đủ để bù đắp khi huyết áp bị hạ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc sử dụng thường xuyên để điều trị huyết áp cao hoặc bệnh tim, như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển và nitrat. Đây là các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm hạ huyết áp khi đứng lên ngồi xuống.
- Bệnh lý nền: Người gặp vấn đề về tim như van tim, đau tim và suy tim; có vấn đề về hệ thần kinh như mắc bệnh Parkinson; các bệnh tổn thương thần kinh như tiểu đường, làm tăng nguy cơ huyết áp thấp.
- Tiếp xúc với nhiệt độ cao: Sống ở môi trường quá nóng gây ra mồ hôi nhiều làm mất nước, dẫn tới nguy cơ giảm huyết áp.
- Nằm lâu trên giường: Người từng bị ốm, phải nằm nghỉ ở trên giường trong thời gian dài sẽ bị tụt huyết áp nếu muốn bắt đầu đứng lên.
- Phụ nữ mang thai: Thời gian mang bầu, hệ tuần hoàn của phụ nữ mở rộng nhanh chóng nên huyết áp dễ bị giảm. Đây là tình trạng bình thường và huyết áp có thể trở lại bình thường sau khi sinh.
- Uống rượu thường xuyên: Thường xuyên uống rượu có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
Các biến chứng của hạ huyết áp tư thế đứng
Tình trạng này tiếp diễn liên tục có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở người lớn tuổi. Bao gồm:
- Té ngã: Do ngất xỉu là biến chứng thường gặp ở người bị hạ huyết áp tư thế đứng.
- Đột quỵ: Sự thay đổi huyết áp khi thay đổi tư thế có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ do giảm lượng máu lưu thông lên não.
- Bệnh tim mạch: Hạ huyết áp có thể là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch và các biến chứng như đau ngực, suy tim và các vấn đề nhịp tim.
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán bệnh
Mục tiêu của điều trị bệnh là tìm ra nguyên nhân và xác định được phương pháp điều trị phù hợp. Nguyên nhân gây bệnh không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm:
- Theo dõi huyết áp: Bác sĩ sẽ đo huyết áp của người bệnh cả khi ngồi và đứng để so sánh các kết quả đo. Người bệnh bị hạ huyết áp tư thế đứng nếu như giảm 20mm thủy ngân (mm Hg) trong huyết áp tâm thu hoặc giảm 10mm Hg huyết áp tâm trương trong vòng 2 – 5 phút sau khi đứng.
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể.
- Điện tâm đồ: Để kiểm tra những bất thường trong nhịp tim và cấu trúc tim để tìm hiểu xem có vấn đề gì trong cung cấp máu cho cơ thể không.
- Siêu âm tim: Kiểm tra tim sẽ nhận ra các vấn đề của bệnh tim cấu trúc.
Điều trị
Điều trị hạ huyết áp tư thế đứng mục tiêu là giúp khôi phục mức huyết áp bình thường. Điều đó thường liên quan đến tăng lượng máu, giảm lượng máu tụ ở cẳng chân và các mạch máu đẩy máu đi khắp cơ thể.
Điều trị thường giúp giải quyết nguyên nhân gây ra như mất nước hoặc bệnh suy tim hơn là triệu chứng như huyết áp thấp.
Đối với bệnh thể nhẹ, một trong những cách điều trị đơn giản nhất là ngồi hoặc nằm xuống ngay sau khi cảm thấy chóng mặt hoa mắt khi đứng lên. Các triệu chứng sẽ biến mất nhanh chóng.
Khi bị hạ huyết áp do tác dụng phụ của thuốc gây ra, việc điều trị thường bao gồm việc thay đổi liều lượng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khác.
Phương pháp điều trị hạ huyết áp tư thế đứng gồm:
- Thay đổi lối sống: Bác sĩ có thể đề nghị điều chỉnh trong lối sống, gồm:
- Uống đủ nước; uống ít hoặc không uống rượu;
- Tránh để thân nhiệt tăng cao;
- Gối cao đầu khi ngủ;
- Tránh bắt chéo chân khi ngồi;
- Nếu không bị huyết áp cao, bác sĩ có thể đề nghị tăng lượng muối trong chế độ ăn. Đối với các trường hợp hạ huyết áp sau khi ăn thì bác sĩ có thể đề xuất nên ăn các bữa nhỏ, ít carbohydrate.
- Để giảm chóng mặt và choáng váng khi thay đổi tư thế bạn hãy chuyển động từ từ khi muốn thay đổi từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng. Khi muốn đi ra khỏi giường, hãy ngồi trên mép giường khoảng 1 phút trước khi đứng lên.
- Tránh gập người để nhặt đồ mà hãy ngồi xổm bằng đầu gối.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc để điều trị bệnh bao gồm midodrine (Orvaten) và droxidopa (Northera). Hai loại thuốc này khi sử dụng kéo dài đều có tác dụng phụ. Khi sử dụng thuốc, tránh nằm thẳng trong bốn giờ sau khi uống để giảm nguy cơ tăng huyết áp khi nằm.
Đào Tâm
Tin liên quan
Thông thảo: Vị thuốc giúp thông sữa lợi tiểu, trừ tiêu thũng
Trầm cảm ở nam giới – Chớ coi thường!
Lúc nào cũng thấy mệt mỏi, buồn ngủ – dưới đây là nguyên nhân!
Từ khóa » Hiện Tượng Hạ Huyết áp Tư Thế
-
Hạ Huyết áp Tư Thế - Rối Loạn Tim Mạch - Cẩm Nang MSD
-
Thế Nào Là Hạ Huyết áp Tư Thế? | Vinmec
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
Hạ Huyết áp Tư Thế Là Gì, Làm Sao để Kiểm Soát Và Phòng Ngừa?
-
Hạ Huyết áp Tư Thế: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Phòng Ngừa
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Bệnh Hạ Huyết áp Tư Thế
-
Các Biến Chứng Nguy Hiểm Do Hạ Huyết áp Tư Thế đứng
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Phòng Ngừa Hạ Huyết áp Tư Thế Như Thế Nào - Siêu Thị Y Tế
-
Hạ Huyết Áp Tư Thế Đứng - Nhà Thuốc Phương Chính
-
Hạ Huyết áp Tư Thế đứng - Khi Nào Cần Dùng Thuốc?
-
Huyết áp Thấp - Một Nguyên Nhân Gây Tai Biến Mạch Não