Thông Tin Về Bấm Huyệt Chữa đau Cánh Tay Mà Bạn Cần Biết - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân gây đau cánh tay là gì?
- Vì sao bấm huyệt có thể chữa đau cánh tay?
- Bấm huyệt chữa đau cánh tay có hiệu quả?
- Cách bấm huyệt điều trị bệnh đau cánh tay
- Lưu ý, kiêng kỵ
- Những phương pháp đông y khác điều trị đau cánh tay
Bấm huyệt trong Y học cổ truyền là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận Y học cổ truyền. Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả, có phạm vi chữa bệnh rộng, và giá trị phòng bệnh lớn. Thông thường với các mặt bệnh về cơ xương khớp, bấm huyệt được ứng dụng trên lâm sàng rất nhiều. Sau đây, bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Huyền sẽ cung cấp một vài thông tin về bấm huyệt chữa đau cánh tay. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gây đau cánh tay là gì?
Đau cánh tay có thể do nhiều vấn đề khác nhau, từ chấn thương khớp đến dây thần kinh bị nén. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơn đau cánh tay có thể bắt đầu đột ngột hoặc phát triển theo thời gian.
Trong nhiều trường hợp, đau cánh tay thật sự bắt nguồn từ vấn đề ở cổ hoặc cột sống ở phía trên của bạn. Đau cánh tay, đặc biệt là cơn đau lan sang cánh tay trái của bạn. Thậm chí điều này có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.
Xem thêm: Gãy xương bàn tay và những điều cần biết
Nguyên nhân gây đau cánh tay và các triệu chứng kèm theo có thể từ nhẹ đến nặng. Các nguyên nhân có thể gây ra đau cánh tay bao gồm:
Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần kinh bị chèn ép xảy ra khi một dây thần kinh chịu quá nhiều áp lực xung quanh do: xương, cơ, sụn, hay gân chèn ép.
Bong gân
Bong gân là tình trạng dây chằng hoặc gân bị kéo căng hoặc rách. Chúng là những vết thương thông thường. Bạn có thể chăm sóc bong gân nhẹ tại nhà. Nhưng những trường hợp bong gân nặng hơn có thể phải phẫu thuật. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm: sưng, bầm tím, hạn chế vận động khớp và khớp không ổn định.
Đau tim
Các cơn đau tim xảy ra khi máu không thể đến tim do tắc nghẽn, cắt đứt nguồn cung cấp oxy của tim. Điều này có thể khiến các phần cơ tim chết nếu oxy không nhanh chóng được cung cấp.1
Ngoài ra còn do các nguyên nhân như viêm gân, gãy xương, viêm khớp dạng thấp…1
Vì sao bấm huyệt có thể chữa đau cánh tay?
Cơ chế tác dụng của bấm huyệt tác động theo các cơ chế sinh hóa tiết ra các hormone, thuyết kinh mạch, cơ chế kiểm soát cổng. Nhờ đó tạo ra tác dụng thư giãn giảm đau. Do đó dựa trên tác động cơ chế chữa bệnh của bấm huyệt, nên bấm huyệt chữa đau cánh tay có hiệu quả điều trị.2
Bấm huyệt chữa đau cánh tay có hiệu quả?
Không có đủ các nghiên cứu về các điểm huyệt và tác dụng chữa bệnh của chúng để xác định liệu chúng có hữu ích hay không. Tuy nhiên, hầu hết các bằng chứng đến từ các tài liệu về Y học cổ truyền và kết quả ghi chép trong sách cho thấy: Bấm huyệt có tác dụng hỗ trợ điều trị đau cánh tay.3
Ngoài ra, mọi người nên tiếp tục sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị y tế nào do bác sĩ khuyến nghị khi điều trị đồng thời bấm huyệt.
Cách bấm huyệt điều trị bệnh đau cánh tay
Vị trí huyệt thường được sử dụng trong bấm huyệt chữa đau cánh tay
Đại chùy – GV14
Vị trí: GV14 là huyệt nằm giữa đốt sống cổ C7 và ngực D1.
Cách xác định vị trí huyệt như sau: Người bệnh ngồi ngay ngắn, đầu hơi cúi xuống, bệnh nhân cúi ngửa, quay đầu. Đốt sống nào động đậy và cao nhất là đốt sống cổ 7. Huyệt ở chỗ nằm ngay dưới đốt này.
Kiên ngung – LI15
LI15 nằm vị trí: Ở cùng vai xương đòn; nơi bắt đầu cơ delta.
Cách xác định vị trí huyệt như sau: Người bệnh dang ngang cánh tay, mỏm cùng vai và mấu động lớn xương cánh tay sẽ làm xuất hiện 2 chỗ lõm. Huyệt nằm ở trong chỗ lõm nhỏ phía trước.
Kiên tĩnh – GB21
Vị trí: GB21 nằm vị trí giữa Đại chùy – GV14 và Kiên ngung – LI15.
Cách xác định vị trí huyệt như sau: Đầu tiên xác định các huyệt trên, rồi lấy trung điểm. Huyệt nằm ngay ở điểm giữa hai huyệt trên.
Khúc trì – LI11
LI11 nằm vị trí: Tận cùng phía ngoài nếp gấp khuỷu tay.
Cách xác định vị trí huyệt như sau: Gấp cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để phía trên ngực, cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, đánh dấu đầu ngoài nếp gấp khuỷu. Huyệt nằm ngay ở đây.
Thủ tam lí – LI10
LI10 nằm vị trí: Dưới huyệt Khúc trì – LI11 khoảng 4cm.
Cách xác định vị trí huyệt như sau: Đánh dấu đầu ngoài nếp gấp khuỷu, rồi lấy điểm nằm dưới đó khoảng 4cm trên đường nối huyệt Khúc trì hướng xuống ngón cái.
Dương trì – TE4
TE4 nằm ở vị trí: Chỗ trũng ở nếp lằn chỉ cổ tay phía mu tay, giữa gân cơ duỗi chung ngón tay và gân cơ duỗi riêng ngón út.
Cách xác định vị trí huyệt như sau: Bệnh nhân ngửa bàn tay ra sau để rõ nếp gấp khớp và các gân. Huyệt ở chỗ trũng trên nếp lằn chỉ cổ phía mu tay, giữa gân cơ duỗi chung ngón tay và gân cơ duỗi riêng ngón út.
Hợp cốc – LI4
LI4 nằm ở vị trí: Ở chỗ lõm giữa xương ngón tay cái và ngón trỏ.
Cách xác định vị trí huyệt như sau: Bệnh nhân đặt đốt 2 ngón tay cái bàn tay bên này lên trên hổ khẩu (giữa ngón 1 và 2) bàn tay bên kia; tận cùng ngón tay cái là huyệt.3
Chỉ định, chống chỉ định
Sử dụng các huyệt trên khi bạn bị đau cánh tay. Tốt hơn hết các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền. Bác sĩ sẽ thăm khám và hướng dẫn cụ thể một cách trực tiếp.
Bấm huyệt hầu như khá là an toàn, vì đây là một loại phương pháp điều trị không xâm nhập. Tuy nhiên, vấn đề chấn thương ở những vị trí huyệt thì không nên tiến hành dây ấn. Nó có thể khiến cho vấn đề trầm trọng hơn.
Quy trình điều trị trong bao lâu?
Tùy vào đáp ứng điều trị trên lâm sàng, tình trạng của bệnh nhân. Mà sẽ có phác đồ châm cứu, bấm huyệt cụ thể, thời gian và lựa chọn huyệt. Các bạn hãy đến các cơ sở uy tín về chuyên ngành Y học cổ truyền để được bác sĩ tư vấn.
Lưu ý, kiêng kỵ
Việc thực hiện bấm huyệt chữa đau cánh tay khá là dễ dàng. Lưu ý là lực bấm các huyệt chữa đau cánh tay phải tác động đến khi có cảm giác tức nặng, người được bấm huyệt có cảm giác dễ chịu.
Ở những trường hợp có các tổn thương da trên bề mặt các huyệt, hoặc đang mắc các bệnh lý da liễu; thì không nên tác động. Ví dụ như viêm nhiễm trên vùng da tại huyệt hay tổn thương mọc mụn nước, thì không nên thao tác bấm huyệt.
Những người đã từng bị đông máu hoặc có các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông. Nên nói chuyện với bác sĩ trước khi được bấm huyệt hoặc xoa bóp.
Những phương pháp đông y khác điều trị đau cánh tay
Ngoài phương pháp bấm huyệt, trong đông y còn có các phương pháp khác để chữa đau cánh tay như nhĩ châm; dùng thuốc sắc, châm cứu… Tùy theo những vấn đề trên bệnh nhân mà một liệu trình điều trị phù hợp sẽ được bác sĩ đưa ra.
Xem thêm: Châm cứu chữa đau cổ tay: Tác dụng, cách châm cứu và lưu ý
Bài viết trên đây là một vài thông tin về cách bấm huyệt chữa đau cánh tay hiệu quả. Hy vọng các bạn có thể thực hành tại nhà thường xuyên thông qua bài viết này. Nếu có những thắc mắc và muốn được khám chữa đau cánh tay bằng Y học cổ truyền, thì hãy đến các cơ sở chuyên ngành uy tín.
Từ khóa » Các Huyệt ở Bắp Tay
-
Tìm Hiểu Các Huyệt đạo Trên Cánh Tay | Vinmec
-
Tìm Hiểu Các Huyệt ở Bắp Chân | Vinmec
-
Day ấn Huyệt Trị Viêm Khớp Cánh Tay Ngoài - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Xoa Bóp - Bấm Huyệt điều Trị Cơ Nhị đầu Cánh Tay
-
Các Huyệt ở Bắp Chân Và Cách Bấm Huyệt Khai Thông Huyệt đạo
-
Chữa đau Cánh Tay Bằng Phương Pháp Xoa Bóp Bấm Huyệt - YouTube
-
Xoa Bóp Chữa đau Thần Kinh Tọa | 5 động Tác & 6 Huyệt
-
Tổng Hợp Tất Tần Tật Các Huyệt Đạo Trên Cơ Thể [Kèm ảnh]
-
Đau Cơ Bắp Tay – Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Giảm đau Nhức Mỏi Chân Hiệu Quả
-
Cách Bấm Huyệt Chữa đau Vai Gáy Không Khó Như Bạn Nghĩ
-
Huyệt Vùng Tay - PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y NAM AN
-
Hướng Dẫn 12 Vị Trí Bấm Huyệt Chữa đau đầu Gối Hiệu Quả