Thông Tin Về Cá Thanh Ngọc, Cá Bãi Trầu - Bế Cá Mini

Giới thiệu thông tin chung về cá thanh ngọc, cá bãi trầu - Tên khoa học:Trichopsis vittata (Cuvier, 1831) - Chi tiết phân loại: Bộ: Perciformes (bộ cá vược) Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng) Tên đồng danh: Osphronemus (?menus) vittatus Cuvier, 1831; Ctenops vittatus (Cuvier, 1831) Tên tiếng Việt khác: Bã trầu; Bảy trầu Tên tiếng Anh khác: Talking gourami Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu từ khai thác trong tự nhiên phục vụ xuất khẩu. - Tên Tiếng Anh:Croaking gourami - Tên Tiếng Việt: Bãi trầu - Nguồn cá: cá thanh ngọc có nguồn gốc trong tự nhiên bản địa, ở các ruộng đồng

cá thanh ngọc, cá bãi trầu

Đặc điểm sinh học cá thanh ngọc, cá bãi trầu

- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á … - Chiều dài cá (cm):7 - Nhiệt độ nước (C):24 – 30 - Độ cứng nước (dH):5 – 20 - Độ pH:6,0 – 8,0 - Tính ăn:Ăn động vật, trùng chỉ, lăn quăng - Hình thức sinh sản:Đẻ trứng - Chi tiết đặc điểm sinh học: Phân bố: Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia và Việt Nam (miền nam) Tầng nước ở: Giữa – mặt Sinh sản: Cá đẻ trứng tổ bọt, cá đực chăm sóc trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng sau khi đẻ. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng 2 ngày sau khi nở và bắt đầu ăn luân trùng, moina ...

cá bãi trầu

Kỷ thuật nuôi và chăm sóc cá thanh ngọc, cá bãi trầu

- Thể tích bể nuôi (L):70 (L) - Hình thức nuôi:Ghép - Nuôi trong hồ rong:Có - Yêu cầu ánh sáng:Vừa - Yêu cầu lọc nước:Ít - Yêu cầu sục khí:Trung bình - Loại thức ăn:côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, cung quăng, ... - Chi tiết kỹ thuật nuôi: Chiều dài bể: 40 cm Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể nước tĩnh trồng nhiều cây thủy sinh và thực vật nổi. Cá hiền, thích hợp bể nuôi chung. Tuy nhiên cá đực có thể gây hấn và đánh nhau trong môi trường chật hẹp hoặc khi đến giai đoạn phát dục. Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, chịu được môi trường chật và nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ Thức ăn: Cá ăn phiêu sinh động vật, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ, cung quăng, ...

Từ khóa » Cá Bã Trầu Kiểng