Thông Tin Về Diễn Viên Hoài Linh - Wiki Phununet

Hoài Linh (sinh năm 1969 tại Cam Ranh, Khánh Hòa, quê quán Đại Lộc, Quảng Nam) là một diễn viên hài kịch người Việt Nam nổi tiếng hiện nay. Hoài Linh là danh hài đạt được nhiều giải thưởng như Cù Nèo Vàng, Mai Vàng và diễn cho sân khấu Nụ Cười Mới và các sân khấu ở hải ngoại. Anh là bạn diễn lâu năm và ăn ý với nghệ sĩ hài Chí Tài.

Tiểu sử Hoài Linh có một tuổi thơ vất vả, đầy khó khăn. Hoài Linh, tên đầy đủ là Võ Nguyễn Hoài Linh sinh ngày 18 tháng 12 năm 1969 tại Cam Ranh trong một gia đình có tất cả 6 người con (ba trai, ba gái) và anh là con thứ tư và là con trai trưởng trong gia đình. Cha mẹ anh quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Ngoài một người chị cả đã có gia đình còn ở lại Việt Nam, gia đình anh đã sang Hoa Kỳ theo diện HO vào năm 1995 vì trước đó cha anh phục vụ trong lực lượng Đặc Biệt với chức vụ đại uý, bị tù cải tạo 6 năm tại (Biên Hòa), cho đến năm 1982 mới được tha về. Mẹ anh điều hành một nhà hộ sinh tư ở Cam Ranh. Hoài Linh sống ở Cam Ranh cho đến năm 1975 sau đó theo gia đình di tản vào (Dầu Giây), anh học hết bậc trung học ở trường phổ thông trung học Thống Nhất A (Trảng Bom). Vào năm 1988, gia đình anh trở về Cam Ranh để lo thủ tục xin hoàn lại nhà cửa bị tịch thu, sau đó vào Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992 cho đến ngày sang Hoa Kỳ cuối năm 1993. Trong thời gian này Hoài Linh gia nhập đoàn ca múa nhạc Ponaga, sau đó theo học tại trường múa chuyên tu (tu nghiệp chuyên môn) cho đến năm 1990 lại quay về với đoàn múa.

Bố mẹ anh quê quán ở Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngoài một người chị cả đã có gia đình còn ở lại Việt Nam, gia đình anh đã sang Mỹ theo diện HO vào năm 1995 vì trước đó ba anh phục vụ trong lực lượng Đặc Biệt với chức vụ đại uý, bị tù cải tạo 6 năm tại Suối Máu (Biên Hòa), cho đến năm 1982 mới được tha về. Mẹ anh điều hành một nhà hộ sinh tư ở Cam Ranh. Hoài Linh sống ở Cam Ranh cho đến năm 1975 mới theo gia đình di tản vào Long Khánh, anh học hết bậc trung học ở trường phổ thông trung học Thống Nhất A (Trảng Bom). Vào năm 1988, gia đình anh trở về Cam Ranh để lo thủ tục xin hoàn lại nhà cửa bị tịch thu, sau đó mới về Sài Gòn vào năm 1992 cho đến ngày được sang Mỹ vào cuối năm 1993. Trong thời gian này Hoài Linh gia nhập đoàn ca múa nhạc Ponaga, sau đó theo học tại trường múa chuyên tu (tu nghiệp chuyên môn) cho đến năm 1990 lại quay về với đoàn múa.

Khi Hoài Linh có ý định theo đoàn múa, gia đình anh đã tỏ ra không hài lòng và tìm cách ngăn cản vì bố mẹ anh muốn anh theo ngành sư phạm, nhưng vì vấn đề lý lịch nên không thành. "Nếu mà làm thấy giáo thì bây giờ mặt cháu đạo mạo lắm chứ không như bây giờ, đạo mạo một chút thôi nhưng mà vẫn quậy!", Hoài Linh nói đùa như vậy. Trong thời gian cộng tác với đoàn muá Ponaga, anh đã lưu diễn khắp các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam. Về múa Hoài Linh được sự chỉ dẫn của vũ sư Đặng Hùng trong khi về dân ca thì anh tự học lấỵ Vào năm 1991, anh tham dự cuộc thi "Những Giọng Hát Hay" tại Nha Trang và được giải thưởng. Anh và bạn bè kéo nhau ra bãi biển uống nước, tại đây anh gặp Thanh Lộc, một diễn viên của ban kịch tỉnh Khánh Hòa mới giải tán và gia nhập đoàn Ponaga, rủ anh phối hợp để làm một cặp song tấu hài diễn chung trong chương trình của đoàn. Hoài Linh vui vẻ nhận lời, hai anh em diễn thử và có kết quả tốt. Rồi từ đó anh chính thức bước vào lãnh vực tấu hài, rất thích hợp với bản tính của anh là người thường hay đùa giỡn trong gia đình ngay từ nhỏ. Tuy nhiên Hoài Linh cho biết vẫn run khi diễn hài lần đầu tiên trước khán giả vì "mình giỡn cho khán giả nó khác, còn giỡn ở nhà nó khác". Nhưng lần tấu hài đầu tiên tại Diên Khánh đó với màn "Tô Ánh Nguyệt Tân Thời" với Thanh Lộc, anh đã được khán giả cổ võ khiến anh lên tinh thần và lấy lại được bình tĩnh và tự tin trong những lần xuất hiện sau. Hoài Linh còn có một năng khiếu đặc biệt khác là nói được nhiều giọng điạ phương Việt Nam. Anh cho biết là khi di tản vào ở Long Khánh đã có dịp nói chuyện với rất nhiều người thuộc đủ các miền cũng như anh có bạn bè người Bắc, Trung, Nam, ngoài ra anh cũng cho biết thêm ông cố anh là người Bình Định (gốc Gò Bồi), có thể nhờ vậy cộng với một năng khiếu sẵn có nên Hoài Linh dễ thu nhập được để bắt chước được giọng của nhiều miền trong khi thường ngày anh nói Đà Nẵng ở gia đình. Ngoài khả năng về múa, hát dân ca, tấu hài, Hoài Linh còn hát được cả tân nhạc. Đối với anh, ngành hài là thích hợp nhất, tuy nhiên phải là loại hài nghiêng về dân gian. Hơn thế nữa anh rất thích dân ca. Anh đã tự soạn một số kịch bản tấu hài để trình diễn và thu CD, những tiết mục này được nhiều khán giả khen ngợi vì tính hài hước lấy bối cảnh là cuộc sống hàng ngày gần gũi.

Khi mới sang Mỹ, Hoài linh và gia đình ở Orlando, Florida khoảng 10 tháng. Ngay sau đó đã được mời điều khiển chương trình trình diễn trong một tiệc cưới tại nhà hàng Sài Gòn để rồi sau đó liên tục được mời cộng tác thường trực tại đây cũng như được mời đi show nhiều nơi. Sau đó vào khoảng tháng 9 năm 1994, một mình Hoài Linh bay về Cali sinh hoạt. Quyết định này đến với anh trong một buổi đi hát ở Tiểu Bang Florida, tại đây anh gặp Thanh Tuyền và Trizzie Phương Trinh và "hai người đó đã xúi cháu qua Cali", ngay ngày hôm sau anh đã từ giã Florida và cùng với bà dì tên Lệ Ẩn - trong thời gian xuống thăm gia đình anh - về ở luôn California cho đến bây giờ. Với sự bảo lãnh của dì, anh được bố mẹ đồng ý cho đến một nơi xa lạ mà anh hoàn toàn chưa hình dung như thế nào mà chỉ nghe nói sơ về sự sinh hoạt văn nghệ mạnh mẽ tại đây.

Ở California, Hoài Linh cư ngụ tại nhà ông cậu thứ 10 ở Los Angeles và 2 tuần sau anh mới có dịp xuống Little Saigon và được Nhật Tùng đưa đến quán cà phê Tao Nhân. Tại quán này anh đã lên tấu hài bài "Truyện Tình Karaoke" và một bài tân nhạc. Khán giả rất thích thú qua những tiếc mục của anh, nhất là chủ quán là ca sĩ Thiên Hương, cũng là người Bình Định. Đêm hôm đó cũng có mặt tay viết kịch bản được nhiều người biết tới hiện nay là Ngô Tấn Triển, nghệ thuật diễn xuất Hoài Linh đã được nhà viết kịch bản này để ý tới và sáng tác nhiều kịch bản cho Hoài Linh diễn sau này. Một tuần sau, anh đã gặp Vân Sơn và được mời cộng tác sau khi Bảo Liêm tách rời từ mấy tháng trước. Hoài Linh đã nhận lời ngay vì "giữa hài với hài nó dễ nẩy sinh tình cảm". Đến tháng 10 năm 1994, cặp Vân Sơn- Hoài Linh chính thức diễn chung với nhau trong chương trình văn nghệ do một chùa tổ chức ở Orange County. Kể từ cuối năm 1995, Hoài Linh cộng tác độc quyền cho Vân Sơn Productions trong những sản phẩm video (kể từ video số 4) và audio, cũng như cùng nhau có mặt tại rất nhiều chương trình đại nhạc hội để trở thành cặp tấu hài được rất nhiều người ưa thích.

Tháng 8 năm 1996, Hoài Linh về VN thăm người yêu là người anh đã quen một thời gian trước khi rời VN. Lúc đó Hoài Linh thường đi hát karaoke tại nhà người yêu là nơi cho mướn karaoke, trong khi người vợ tương lai của anh không hề biết anh chàng ốm tong teo đó là một diễn viên tấu hài. Sau này người yêu của anh mới biết được do những video phổ biến tại Việt Nam và "bà ấy chỉ nói là mắc cưới quá, không khen mà cũng không chê", như lời Hoài Linh kể. Để kỷ niệm cho mối tình của mình, anh đã đặt tựa đề "Tình Karaoke" cho một CD do trung tâm Tú Quỳnh phát hành để "nhớ lại tình xưa". Chuyến về VN đó của anh là để chính thức thành hôn với Thanh Hương và bảo lãnh sang sống chung tại Hoa Kỳ từ tháng 4 năm 1997. Hiện nay hai người cư ngụ tại thành phố Garden Grove (california).

Ngoài việc lưu diễn, thu video hoặc audio, Hoài Linh còn dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu về dân ca, là một bộ môn anh rất thích. Trong thời gian ở VN, anh trở về Đà Nẵng để xin những nghệ nhân ở đây một số tài liệu dân ca miền Quảng Nam, Đà Nẵng rất có giá trị đưa sang Mỹ, dựa trên đó để sáng tác và coi như là cái vốn truyền lại cho những người đi sau để bảo tồn di sản văn hoá quý báu.

Sự nghiệp Hoài Linh là một nghệ sĩ đa tài. Anh vừa là một danh hài xuất chúng, vừa là nghệ sĩ kịch và ca sĩ với nhiều ca khúc được khán thính giả yêu thích. Khi Hoài Linh có ý định theo đoàn múa, gia đình anh đã tỏ ra không hài lòng và tìm cách ngăn cản vì cha mẹ anh muốn anh theo ngành sư phạm, nhưng vì vấn đề lý lịch nên không thành. Trong thời gian cộng tác với đoàn múa Ponaga, anh đã lưu diễn khắp các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Nam. Vũ sư Đặng Hùng là người đã dạy anh về bộ môn múa, trong khi về dân ca thì anh tự học. Vào năm 1991, anh tham dự cuộc thi Những Giọng Hát Hay tại Nha Trang và được giải thưởng. Tại Nha Trang, anh gặp Thanh Lộc (một diễn viên của ban kịch tỉnh Khánh Hòa mới giải tán, gia nhập đoàn Ponaga), mời anh phối hợp để làm một cặp hài diễn chung trong chương trình của đoàn. Hoài Linh vui vẻ nhận lời, hai người diễn thử và có kết quả tốt. Rồi từ đó anh chính thức bước vào lãnh vực hài kịch, rất thích hợp với bản tính của anh là người thường hay đùa giỡn trong gia đình. Tuy nhiên, Hoài Linh cho biết, anh vẫn run khi diễn hài lần đầu tiên trước khán giả. Lần diễn đầu tiên tại Diên Khánh với màn Tô Ánh Nguyệt tân thời với Thanh Lộc, anh đã được khán giả khích lệ và là động lực khiến anh cố gắng diễn thật hay. Hoài Linh còn có một năng khiếu đặc biệt khác là nói được nhiều giọng địa phương Việt Nam. Do khi di tản vào ở Long Khánh anh đã có dịp nói chuyện với rất nhiều người đến từ các miền khác nhau, nhờ vậy nên Hoài Linh dễ thu nhập được để bắt chước được giọng của nhiều miền trong khi thường ngày anh vẫn nói giọng Quảng Nam với gia đình. Ngoài khả năng về múa, hát dân ca, diễn hài, Hoài Linh còn hát được cả tân nhạc. Đối với anh, ngành hài là thích hợp nhất, tuy nhiên phải là loại hài nghiêng về dân gian. Thời gian định cư tại Mỹ, gia đình của anh ở tại thành phố Orlando, bang Florida. Tại đây, anh đã được mời điều khiển chương trình một tiệc cưới tại nhà hàng Sài Gòn, sau đó liên tục được mời cộng tác thường trực tại đây cũng như được mời đi show nhiều nơi. Vào khoảng tháng 10 năm 1994, một mình Hoài Linh trở về California sinh hoạt. Anh gặp Thanh Tuyền và Trizzie Phương Trinh. Ở California, Hoài Linh cư ngụ tại nhà ông cậu thứ 10 ở Los Angeles và 2 tuần sau anh mới có dịp xuống Little Saigon và được Nhật Tùng đưa đến quán cà phê Tao Nhân. Tại quán này, anh đã lên tấu hài bài Chuyện tình Karaoke và một bài tân nhạc. Khán giả rất thích thú qua những tiếc mục của anh, nhất là chủ quán là ca sĩ Thiên Hương, cũng là người Bình Định. Đêm hôm đó cũng có mặt tay viết kịch bản được nhiều người biết tới hiện nay là Ngô Tấn Triển, nghệ thuật diễn xuất Hoài Linh đã được nhà viết kịch bản này để ý tới và sáng tác nhiều kịch bản cho Hoài Linh diễn sau này. Một tuần sau, anh đã gặp Vân Sơn và được mời cộng tác sau khi Bảo Liêm người diễn ăn ý với Vân Sơn đã rời bỏ. Đến tháng 10 năm 1994, cặp Vân Sơn - Hoài Linh chính thức diễn chung với nhau trong chương trình văn nghệ cho một tổ chức ở Quận Cam. Kể từ cuối năm 1995, Hoài Linh cộng tác độc quyền cho Vân Sơn Productions trong những sản phẩm video (kể từ video số 4) và audio, cũng như cùng nhau có mặt tại rất nhiều chương trình đại nhạc hội để trở thành cặp tấu hài được rất nhiều người ưa thích. Gia đình Tháng 8 năm 1996, Hoài Linh về lại Việt Nam thăm người yêu là người anh đã quen một thời gian trước khi rời Việt Nam. Người yêu của Hoài Linh vốn ở một quán karaoke mà anh thường xuyên tới hát. Cũng chính việc này, mà anh đã đặt tên cho CD mới nhất của mình là Tình Karaoke do trung tâm Tú Quỳnh phát hành. Chuyến về Việt Nam đó của anh là để chính thức thành hôn với Thanh Hương và bảo lãnh sang sống chung tại Hoa Kỳ từ tháng 4 năm 1997. Hiện nay hai người cư ngụ tại thành phố Garden Grove, California.[cần dẫn nguồn] Anh tự nhận là “một người cha vô cùng khó tính, nhưng không ép uổng con cái, chỉ muốn con làm gì cũng phải biết phấn đấu, phải có cái tâm.”. Ngoài cô con gái ruột duy nhất, Hoài Linh còn có một cậu con trai nuôi được anh đặt tên là Hoài Lâm.[2][3] Anh là anh ruột của ca sĩ Phương Trang và ca sĩ Dương Triệu Vũ (tên thật là Võ Nguyễn Tuấn Linh)

Hoạt động hiện tại

Hiện nay Hoài Linh là cây hài ăn khách nhất của Sân khấu Nụ Cười Mới (Việt Nam) (và có thể nói là nghệ sĩ được khán giả chờ đón nhiều nhất và chờ đợi lâu nhất trong các chương trình có sự tham gia của anh, "Tui chờ 6 tiếng đồng hồ rồi, phải coi cho bằng được Hoài Linh" - Một khán giả nói). Các vai diễn của của Hoài Linh tại sân khấu này đã giúp anh đoạt giải Mai Vàng của báo Người Lao Động qua vai diễn "Người Nhà Quê".[5] Tại sân khấu này, Hoài Linh đã thực hiện nhiều live show như Bí mật, bật mí, bị mất, Những tên cướp biển vùng Càribê, Hoài Linh Kung fu, Hoài Linh Kỳ án,... được khán giả chào đón nồng nhiệt.[5] Năm 2009, Hoài Linh hợp tác cùng Nhật Cường sáng lập công ty Đại Cồ Việt chuyên đào tạo diễn viên, tổ chức chương trình,...[6] Năm 2010, anh cùng một người bạn mở quán Tiểu Nhị Mì Gia. [cần dẫn nguồn] Là một nghệ sĩ lớn trong làng nghệ thuật Việt Nam và hải ngoại, anh được đông đảo người hâm mộ biết đến và như một "quy luật tự nhiên", nhiều fan club (hội những người hâm mộ) của Hoài Linh lần lượt xuất hiện bằng sự yêu thương chân thành mà khán giả dành cho một người con đất Việt. CUỘC ĐỜI CỦA HOÀI LINH

Là nghệ sĩ hải ngoại đầu tiên được kết nạp hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu TP. HCM (2007), ba lần đoạt giải Mai Vàng (2006, 2007, 2009), cái tên Hoài Linh đủ sức thu hút lượng khán giả đáng kể. Vậy mà nếu gặp anh ngoài đời, người ta sẽ không khỏi ngạc nhiên vì anh rất đỗi bình dị với áo sơ mi, quần tây, chân lẹp xẹp đôi dép da hai quai… Có lần mời anh quay chung clip “Phép màu” để làm từ thiện, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã thốt lên: “Sao anh giản dị thế!”. Cùng các nghệ sĩ đàn em ăn cơm trưa xong, anh nhảy tót lên phía sau chiếc xe máy vẫy vẫy tay: “Anh đi nhé! See you!”. Cái đuôi tóc dài bay phấp phới… Hoài Linh còn bình dân trong cả cách đối nhân xử thế, có thể tự nhiên choàng vai một người xa lạ tình cờ nhận ra anh trong quán ăn hay ngoài đường, như thân quen tự bao giờ…

Trên sân khấu, anh làm cho khán giả cười nghiêng ngửa với nét hài tỉnh rụi, duyên dáng của mình qua anh trạng “10 tuổi” lí lắc, lanh chanh trong vở Trạng Quỳnh, hay “ngạc nhiên chưa” khi anh xuất hiện trong những vai giả gái thướt tha, yểu điệu, thì lại cũng có thể khơi dậy nước mắt của họ bằng những vai già như ông Tư đau đáu nỗi nhớ quê hương trong Dạ cổ hoài lang, ông Năm lạc lõng giữa căn nhà rộng mênh mông của con cái ở chốn thị thành trong Người nhà quê…

Nhưng Hoài Linh có một “cõi riêng” mà không ai thâm nhập được, một “thánh đường” chỉ có anh là con chiên với những lời thì thầm cho chính mình. Đó là sự cô độc! Nghe qua thật khó tin một người đang ở đỉnh cao nghệ thuật, có quá nhiều fan trong và ngoài nước như anh lại có thể gậm nhấm nỗi buồn một mình trong một ngôi nhà rất bình thường, không xa hoa, không phô trương? Khóc cười trên sân khấu, trong phim, nhưng anh đã khóc cười với chính mình kể từ khi chập chững bước ra đời năm…11 tuổi.

Tuổi thơ dữ dội

Tuổi thơ của Hoài Linh trải dài từ quê hương Cam Ranh bão lụt liên miên đến Dầu Giây (Đồng Nai). Nhà 8 miệng ăn, 6 đứa con, thân mẫu của Hoài Linh chật vật lắm cũng không lo nổi, Hoài Linh còm nhom từ bé, nhưng được cái lanh lẹ, sáng dạ, thấy mẹ vất vả, anh xót lòng theo bọn trẻ canh mỗi lần tầu hỏa dừng ở trạm kiểm soát Dầu Giây, thì tranh thủ xách mía ghim, chôm chôm,chuối khô, chuối sấy, trà đá, nước sâm… lên bán cho hành khách. Cơm ăn không đủ no, cả nhà phải lót dạ bằng củ chuối khoai sắn qua ngày, có khi Hoài Linh còn lén mẹ đi mót lúa, bắt ốc, làm đủ thứ việc, dãi nắng, dầm mưa cũng không quản ngại, những lần nhảy tàu suýt chết, miễn đỡ đần được mẹ phần nào trong cuộc sống cơ cực. Cuộc sống cứ thế trôi qua, Hoài Linh may mắn có một ông bố yêu thương con. Nhà tuy nghèo nhưng ông vẫn cố gắng cho các con ăn học đàng hoàng. Nhọc nhằn là thế nhưng nhắc lại anh vẫn có thể cười… vô tư: vừa rao mía ghim vừa hát nghêu ngao kể cũng… vui!

Khi anh tốt nghiệp trung học, gia đình trở về Cam Ranh làm rẫy. Bây giờ Hoài Linh đã là một chàng trai trưởng thành. Có lẽ Tổ nghiệp đã “chú ý” Hoài Linh từ lúc đó, nên run rủi cho một người không trường lớp chuyên nghiệp như anh đoạt giải giọng hát hay của TP Nha Trang, rồi được nghệ sĩ Thành Lộc – diễn viên của đoàn ca múa nhạc dân tộc Ponaga – tiến dẫn hát dân ca, làm biên đạo múa, diễn hài... Hoài Linh gác ước mơ làm thầy giáo sang một bên,vì niềm đam mê nghệ thuật đã nhen nhúm trong lòng anh. Năm 1993, anh và gia đình được người bạn của bố anh bảo lãnh cho sang Mỹ. Thế là anh đành xếp xó kỳ vọng làm nghệ sĩ của mình.

Làm lại từ đầu

Tuy ngoại hình “mình hạc xương mai”, nhưng Hoài Linh có một nội lực rất lớn và một trí nhớ đến khủng khiếp. Anh thẫn thờ nhắc lại chuyện quá khứ: "Chuyến xe từ sân bay Orlando đã đưa chúng tôi tới một thế giới hoàn toàn xa lạ. Ở đó, thời tiết lạnh cứng cả tay chân, thở ra khói. Ở đó, ngoại trừ bạn của bố tôi và họ hàng của mẹ thì chúng tôi chả quen ai. Ở đó, chúng tôi ngại ra đường vì sợ vốn tiếng Anh của mình chưa đủ để nói chuyện với người nước ngoài. Và ở đó, tôi phải bắt đầu cuộc sống mới bằng hai bàn tay trắng. Chẳng lẽ ngửa tay sống bằng tiền trợ cấp hoài, tôi đi chặt thịt heo mướn cho một hãng thịt, làm công cho một hãng điện tử, phụ xếp đồ laghim, làm MC, hát đám cưới, sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng và cả… đám ma.

Sống ở xứ người còn khắc nghiệt hơn ở quê nhà, người ta tính kỹ từng giờ công, cái gì cũng tính ra bằng tiền, cả một ngọn rau, cây cải mà nếu ở quê, tôi chỉ cần hái ở vườn ra ăn. Tôi làm tối tăm mặt mày, suýt ho ra máu…”Bộ xương khô” của tôi chưa thích nghi được với môi trường làm việc nên ngã bệnh. Rồi ông trời xui khiến cho tôi hát chung sân khấu với chị Thanh Tuyền, được chị và Trizzie Phương Trinh hướng dẫn sang Califonia tham gia đại nhạc hội.

Chuyến xe đưa tôi đến phi trường để sang Cali đã lật sang trang mới cho cuộc đời tôi. Đó là bệ phóng giúp tôi thành danh trong nghệ thuật sau này. Giấc mơ xưa của tôi được tiếp nối. Dành dụm được một số tiền, năm 1996, tôi trở về thăm quê hương.

Trong đời tôi quả có những chuyến xe định mệnh, đánh dấu những bước ngoặt trên con đường mưu sinh. Khi bước xuống chiếc xe đưa tôi về quê nhà, nhìn lại cảnh cũ, kỷ niệm buồn vui chợt ùa về khiến tôi ngộp thở. Nước mắt tự dưng rơi, nhưng có lẽ những giọt nước mắt trong lòng làm nhức nhối con tim vốn đa cảm của tôi. Bao nhiêu buồn tủi, nhớ thương trong suốt thời gian tha phương nơi xứ người như có dịp trút ra, tôi đã khóc như một đứa trẻ.Và ngay lúc đó, tôi hiểu rằng, chuyến xe này đã giúp tôi có một quyết định: “tôi sẽ về Việt Nam lập nghiệp!”"

“Con của trời”

Nghệ sĩ Phước Sang từng kể rằng: “Lúc quay phim Võ Lâm truyền kỳ ở Đà Lạt, mới sáng sớm mà trời đã âm u, mây đen vần vũ, báo hiệu một cơn mưa to. Cả đoàn có nguy cơ khăn gói về, phí một ngày quay. Thấy mọi người lo rầu, Hoài Linh kêu đi mua đồ về cúng. Lạ thật, chẳng hiểu anh “hô phong hoán vũ” thế nào mà chỉ sau 30 phút, trời quang mây tạnh, nắng nhấp nháy. Ai cũng mừng!”.

Show nào có mặt Hoài Linh, dù hôm đó mưa tầm tã, thì sát giờ diễn, cũng tự dưng tạnh mưa. Có show gần ngày diễn thấy thất thu vé bán, cầu cứu Hoài Linh thì y như rằng đêm đó nghẹt đông khán giả.

Nhiều chuyện lạ xảy ra xoay quanh anh, khiến ai cũng tin rằng, Hoài Linh chắc có tánh “linh”. Hỏi anh, anh gật đầu chứng nhận: “có lẽ vì trời phật chứng tri thành tâm của tôi!

Cái thành tâm này đã phát sinh và lớn dần theo những tháng ngày gian khó mà Hoài Linh đã trải qua, những may mắn mà anh có được. Chính vì thành danh từ những thăng trầm, khốn khổ, nên anh luôn mở lòng chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp, với những mảng đời bất hạnh. Anh làm việc miệt mài dù đã nhiều lần mệt đến ngất xỉu vì kiệt sức, nhiều lần bị hoa đầu chóng mặt vì chứng rối loạn tiền đình, vậy mà bước ra sân khấu, anh vẫn diễn như say, để rồi khi tấm màn nhung vừa hạ xuống, anh ngã lăn ra bất tỉnh. Bận bịu biết bao việc nhưng anh chưa từ chối bất kỳ hoạt động từ thiện nào. Anh quan niệm, mình đã hưởng phước, được “của trời cho” thì phải biết sử dụng cho có ý nghĩa.

Nỗi niềm riêng

Vượt qua những tin đồn về giới tính bằng một thái độ hết sức bình thản và một mái ấm như bao người khác, Hoài Linh vẫn tiếp tục công việc thường ngày của mình. Tuy bận rộn với công ty riêng Đại Cồ Việt vừa thành lập hồi cuối năm 2009, nhưng anh vẫn xuất hiện đều đặn trong các vở diễn của sân khấu Nụ Cười Mới (Hữu Lộc) và các sân khấu bạn.

Buổi tối, thường là giờ khắc mà Hoài Linh “sợ” nhất, vì đó là lúc anh phải trực diện với nỗi buồn lo của riêng mình, chứ không còn dám “tỉ tê” với mẹ như xưa nữa khi tuổi mẹ đã cao, cần sự bình an cho tâm hồn.

Nhìn anh cười cười, nói nói, pha trò, hài hước, chứ mấy ai biết được đằng sau nụ cười đó, có lắm nỗi niềm biết thổ lộ cùng ai! HOÀI LINH KỂ CHUYỆN NGHỀ VÀ CHUYỆN NGƯỜI

Khán giả yêu mến một Hoài Linh diễn hài khiến họ phải bật cười bất ngờ và sảng khoái. “Nhưng ngoài đời ai gặp cũng hỏi tại sao Hoài Linh trầm chứ không rổn rảng, tưng bừng như trên sân khấu. Khi đã quá thấm chữ “nghề” và “đời”, con người ta sẽ như thế. Đúng là ngoài đời tôi có nhiều khoảng lặng quá, nhất là mười năm gần đây”, Hoài Linh nói.

Hoài Linh sinh năm 1969 tại Cam Ranh, Khánh Hòa, quê quán Đại Lộc, Quảng Nam

Ngoài sân khấu, Hoài Linh như gầy hơn trong chiếc áo sơmi rộng dù đã là cỡ nhỏ nhất. Mái tóc đã thôi không còn dày và lấp ló đôi ba sợi bạc. Gương mặt phờ phạc với đôi mắt thiếu ngủ trũng sâu. Lần phỏng vấn đầu tiên, tôi gặp Hoài Linh khi anh đang ở trường quay. Thỉnh thoảng Hoài Linh vừa chọc cười mọi người bằng một câu tếu táo rồi đưa tay che miệng ngáp một cách uể oải, mắt đờ đẫn nhìn - ánh nhìn như vô định... Vai diễn cuộc đời Khi khán giả cười đến chảy nước mắt với vai thằng Mắm bán báo của Hoài Linh trong vở Thằng Mắm con Muối, ít ai biết đó là một phần trong quá khứ nhọc nhằn của anh. Vở kịch xoay quanh hai nhân vật: thằng Mắm và con Muối - những đứa trẻ mồ côi, bươn chải từ bé để nuôi sống mình từng ngày.

Hoài Linh & Việt Hương trong vở diễn Thằng Mắm Con Muối

Đó là hình ảnh của Hoài Linh và những người bạn bán hàng rong trạc tuổi mình khi anh mới 13, 14 tuổi. Những cung đường ở ngã ba Dầu Giây (Đồng Nai) với những năm tháng bạc phếch bụi đất, nắng rát đầu trần và cả những cơn mưa miền Nam bất chợt, cậu bé Hoài Linh còi cọc, đen nhẻm và lanh lợi bám những chuyến xe, chuyến tàu, người đi đường để bán mía ghim, trà đá, chuối khô, chôm chôm, mít xẻ... như sống lại trong Hoài Linh khi anh diễn vai thằng Mắm. Hoài Linh khẳng định nhân vật thằng Mắm như trải thảm đỏ để anh bước vào nhân vật bởi nó quá gần, quá giống với một lát cắt tuổi thơ anh. Lần đầu tiên trong nghề diễn hài, Hoài Linh khóc thật trên sân khấu. Việt Hương (vai con Muối) cũng sụt sùi khóc theo. Đó là một trong những nhân vật mà Hoài Linh vào vai nhanh và dễ nhất, diễn hài nhưng gây xúc động nhất. Trong một tiểu phẩm khác, Hoài Linh vào vai một cậu diễn viên học việc chạy loăng quăng cho đoàn hát của chú Thoòng. Vai diễn này là một phần quá khứ của Hoài Linh những ngày tham gia đủ các loại vai trò trong Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng (Khánh Hòa) đầu những năm 1990...

Hoài Linh trong vai nữ

Cái chất nông dân lam lũ đã thấm đẫm trong hình hài, lời ăn tiếng nói của Hoài Linh. Thế nên phần lớn nhân vật của Hoài Linh là vai những ông già, người nông dân chất phác, khắc khổ. Lội ruộng, bắt tôm, bắt cá, lái máy cày, cấy lúa, làm vườn... Hoài Linh diễn rất đạt. “Những vai đó tôi gần như không diễn mà có bao nhiêu vốn sống vận bấy nhiêu. Những việc đó hồi nhỏ tôi đã trải qua hết” - Hoài Linh bảo.

Nỗi đau có thật

Khác hẳn với một Hoài Linh đa dạng góc cạnh và rộn ràng trên sân khấu, dường như đã cho đi quá nhiều tiếng cười, anh như chắt chiu tiếng cười với chính mình. Anh Thanh Phương, trợ lý của diễn viên Hoài Linh, kể: “Những lúc có chuyện buồn, anh Linh rủ tôi đi câu tôm, câu cá từ trưa cho tới 11g đêm. Cứ ngồi yên lặng suốt, không nói tiếng nào”.

Bán cười cho thiên hạ

Mua tiếng khóc cho mình Khóc cho kiếp nhân sinh Cười trần gian bạc bẽo.

Khóc những khi lạnh lẽo Cười những lúc đớn đau. Khóc cho kiếp tằm dâu Cười trò đời tráo trở.

Khóc những khi lầm lỡ Cười những lúc đắng cay. Ba vạn sáu nghìn ngày Chỉ một đôi cười, khóc.

(Bài thơ Khóc, cười của Hoài Linh viết sau cánh gà)

Hoài Linh bậm môi trầm ngâm rồi bảo: “Đã là diễn viên thì diễn bi hay hài đều bạc. Cười đó rồi khóc đó. Tâm lý không ổn định, cảm xúc cứ bấp bênh. Người diễn viên hài trải lòng với khán giả bằng tiếng cười còn nỗi buồn phải giữ lại, ép lại. Cái hài không giải tỏa được nỗi buồn mà cứ ấp ủ hoài nên nặng nề đầu óc, thành ra trầm cảm, lặng đi, lừ đừ và càng thấm đẫm cái buồn”.

Hoài Linh không có bạn thân là đồng nghiệp, còn những người bạn thân thuở cơ hàn xa dần xa dần vì ngại sự nổi tiếng của anh.

Không có bạn tâm giao nhưng Hoài Linh thừa nhận mình còn may mắn khi gặp được một vài người có thể coi như người thân. Nhưng họ lần lượt ra đi đột ngột. Đầu năm 2011, buổi tối diễn live show của mình thì sáng đó nghệ sĩ Kim Ngọc mất. Hoài Linh ngồi bất động khi nhận tin... Đó là người mà anh thương, tôn trọng như người mẹ thứ hai. Hoài Linh hay gọi là “má Kim Ngọc”.

Sự ra đi đột ngột của má Kim Ngọc là cú sốc lớn thứ hai với Hoài Linh chỉ chưa đầy nửa năm sau cái chết cũng rất đột ngột của nghệ sĩ Hữu Lộc - người mà anh coi như em trai.

Hoài Linh gọi điện thoại dặn dò Hiếu Hiền lo chu đáo cho mẹ và tuyệt nhiên không đả động gì tới đêm diễn. Trước đó, vai người chồng bà chủ nợ được giao cho Hiếu Hiền. Tối hôm ấy, sau khi diễn xong một phân cảnh, thấy khán giả vỗ tay rần rần, ngó ra thấy Hiếu Hiền, Hoài Linh quay ngoắt vô cánh gà. Diễn viên Việt Hương chụp lấy tay Hoài Linh tha thiết: “Anh mà không diễn là tụi em đi hết một nhóm!”.

Suốt phần sau của vở diễn đó, Hoài Linh không dám nhìn mặt Hiếu Hiền vì sợ sẽ bật khóc bởi thương thằng em. Anh bảo cái cảnh Hiếu Hiền chắp tay lạy trước bàn thờ tổ, mắt đỏ hoe sau khi diễn xong là hình ảnh đau đớn nhất trong đời diễn hài của mình.

Sau cánh gà

Hoài Linh trong vai cụ già quen thuộc, vai diễn mang thương hiệu Hoài Linh

Những bạn diễn chung với Hoài Linh đều không lạ gì chuyện anh có hẳn một “bệnh viện dã chiến” ngay sau cánh gà mỗi khi anh làm live show. Có lần diễn viên kịch Trần Bùm nói vui mà thật: “Ai diễn chung với Hoài Linh riết cũng bị “đau tim” luôn. Ảnh cứ diễn sung quá là xỉu ngon ơ. Làm việc ghê quá mà. Những ai tinh ý khi thấy Hoài Linh nói chầm chậm trở lại hoặc đang diễn mà thò tay bắt mạch là biết ảnh đang mệt, chịu không nổi”. Trong hậu trường của live show Hoài Linh cách đây 3-4 năm đã có hẳn một “bệnh viện dã chiến” với xe cứu thương, các loại thuốc và phương tiện, dụng cụ y tế cấp cứu tại chỗ, một bác sĩ túc trực cùng hai bình ôxy. Hoài Linh cứ diễn xong một màn là vô cánh gà để bác sĩ đo huyết áp, đưa bình ôxy cho thở. Đêm đó diễn bốn màn là bốn lần anh phải thở ôxy. Khán giả nghiêng ngả với một Hoài Linh tấu hài rất duyên trên sân khấu, nhưng chẳng thể biết được người diễn viên ấy âm thầm chống chọi từng ngày với nhiều căn bệnh nguy hiểm: hở van tim, tụt đường huyết, hạ canxi, đau bao tử. Lúc nào trong túi của Hoài Linh cũng có máy đo huyết áp, thuốc tim và thuốc huyết áp. Anh kể về sức khỏe của mình mà cười, nhẹ tênh: “Một năm tui vô 70-80 chai nước biển, chích nát ven luôn. Hồi trước tui thấy kim tiêm là sợ nhưng bây giờ chai luôn rồi. Nè, coi cánh tay tui nè”. Hoài Linh chỉ vào những nốt thâm mờ trên cẳng tay mình, nơi những lần lấy ven nhiều tới mức vỡ ven, không thể lấy nổi và để lại những vết sẹo mờ. “Có người không hiểu, nói mình ham tiền chết cũng đáng. Còn tôi thì không thể mất uy tín với khán giả được một khi cái tên của mình đã in trên băngrôn...”, Hoài Linh nói rồi nhoẻn miệng cười với kiểu cười rất Hoài Linh.

CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA CA SỸ HOÀI LINH

Hoài Linh từng đau khổ vì đa tình Với riêng năm 2006, Hoài Linh thật sự nổi bật. Anh gặt hái được khá nhiều thành công trong nghề nghiệp. Hãy nghe anh tự bạch về cuộc sống và nghề nghiệp của mình.

Sở thích của tôi hơi quái so với các nghệ sĩ khác. Về ẩm thực, tôi thích những món được kho mặn, hơi khô như cá kho, cá khô. Tôi lại không thích ăn những món có nước như canh hay cháo, nên tôi hay bị bạn bè chọc "khô như mắm". Tôi ăn mặc cũng rất xuề xoà, không thích sự cầu kỳ. Ra đường tôi thường mặc áo thun, quần jeans, đội nón lụp xụp và tự mình đi xe máy. Tôi thích tụ họp bạn bè ở những quán nhậu, quán sinh tố nơi lề đường, nói chuyện hàn huyên. Tôi là một Hoài Linh cực kỳ đơn giản.

Diễn viên Hoài Linh. Ảnh: ĐAKT.

Diễn viên Hoài Linh. Ảnh: ĐAKT.

Gia đình

Gia đình chiếm một vị trí rất quan trọng đối với tôi, tôi đã được sống trong sự đùm bọc yêu thương của gia đình. Nếu nói gia đình tôi hoàn hảo thì hơi quá, nhưng phải nói là mọi người dành cho nhau những tình cảm rất nồng nàn và đầy yêu thương. Từ nhỏ tôi đã chịu ảnh hưởng của 3 người đàn bà: bà nội, bà ngoại và mẹ. Còn bố tôi là người rất hiền lành. Mẹ tôi thỉnh thoảng có cầm roi đánh con cái, chứ bố tôi thì không bao giờ.

Bạn bè

Nhiều người nói bạn bè thuộc giới nghệ sĩ sống rất giả. Nhưng tôi lại nghĩ khác. Nếu mình nghi ngờ người đối diện mình sống giả, chắc chắn mình sẽ nhận được điều đó. Tại sao mình mới chơi với người ta, chưa biết người ta như thế nào đã vội giữ kẽ? Tất nhiên trong các mối quan hệ không tránh khỏi va vấp, nhưng trước tiên mình phải sống thật với họ đã, rồi mới đòi hỏi họ sống thật với mình. Tôi chơi với mọi người bằng cái tâm của mình, bởi vậy tôi rất may mắn, luôn nhận được những tình cảm chân thật. Thực ra trong 10 người chơi với mình, không phải tất cả đều thật. Nhưng không có người dối trá thì làm sao thấy được người chân thật.

Tình cảm

Tôi là người đa tình. Những tình cảm đến một thoáng, bất chợt đều có thể làm tôi rung động ngay. Vì tôi là người luôn cần tình cảm và tâm hồn lãng mạn của người nghệ sĩ. Song cái lãng mạn của tôi đến thời điểm này không còn bồng bột như tuổi trẻ, hay theo kiểu văn chương. Tuy nhiên, những cái lãng mạn thường có sự bất ngờ và không lường trước được điều gì sắp xảy ra, chắc chắn mình sẽ va vấp và tỉnh ngộ. Tôi từng đau khổ chính vì sự đa tình, nhưng không nhiều lắm. Một lần cũng đủ sợ lắm rồi.

Tiền bạc

Có thể trong mắt đồng nghiệp, tôi là người có nhiều sô diễn, nhưng sự giàu có không thể đánh giá bằng vật chất, bởi vì sự giàu có được làm nên từ rất nhiều yếu tố.

Tôi là người xài tiền phóng khoáng, mặc dù tôi biết làm ra đồng tiền khó khăn. Đôi lúc tôi vẫn bị thiếu tiền khi cần tiền giải quyết công việc gì đó. Nhưng đó không phải là động lực để tác động vào con người tôi. Tiền không phải là mục tiêu mà tôi vươn tới.

Vai diễn

Có lẽ khán giả Việt Nam chú ý tôi bắt đầu từ những vai giả gái. Từ tình cảm khán giả, tôi đã vào vai nữ rất nhiều và trở thành sở trường. Tôi không sợ bị chỉ trích khi đóng quá nhiều vai nữ. Từ xưa có rất nhiều diễn viên nữ đóng vai nam như NSND Phùng Há, song sao bà lại không sợ bị chỉ trích?

Không biết người khác giả gái như thế nào, nhưng với tôi giả gái không chỉ làm đẹp cho mình mà phải tạo cho khán giả cảm nhận được nhân vật là nữ thật. Giả nữ là phải đẹp. Đa số vai nữ tôi đóng đều mặc áo dài, vì không có bộ trang phục truyền thống nào có thể qua mặt được. Trong chiếc áo dài tôi trở thành một người nữ tính hẳn.

Duyên hài

Tôi thật sự không biết mình duyên hài từ khi nào. Khi khán giả cho tôi chỗ đứng tôi mới đi tìm thêm duyên hài cho mình. Đôi khi tôi nói một câu rất bình thường cũng có thể làm cho khán giả cười được.

Ngoại hình cũng là một ưu thế của tôi. Nhiều khán giả thương tôi, lo cho thân hình ốm yếu của tôi dễ bị bệnh. Nhiều lúc tôi cảm thấy mệt mỏi, muốn tự bồi dưỡng cho cơ thể, nhưng là để có thêm sức khoẻ thôi. Ai chê tôi là "con mắm", tôi chịu, chứ nhất định không tăng cân.

Giải thưởng

Đối với nghệ sĩ khác có thể những giải thưởng họ thường thấy, thường được và phải được, nhưng với riêng tôi giải thưởng về vật chất không quan trọng, nhưng về tinh thần rất lớn.

Vì tất cả những gì tôi đóng góp, nỗ lực bước đầu có kết quả, cho tôi thấy được những gì mình đã làm. Vì vậy giải thưởng làm cho tôi xúc động, là sự động viên tinh thần rất lớn. Số tiền thưởng dành cho Diễn viên được yêu thích trong Liên hoan Sân khấu xã hội hoá tôi không dám xài. Tôi để 2 triệu đồng tiền thưởng phía sau bằng khen treo ở nhà, xem đó là kỷ vật quý giá trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình.

Gia đình Hoài Linh gồm những ai? Thông tin về ca sĩ Ngô Kiến Huy Diễn viên Hiếu Hiền và vợ khoe ảnh con trai cute Thông tin về ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng Thanh Thảo và scandal với Bình Minh Những MC xinh đẹp nhất Việt Nam (st)

Từ khóa » Diễn Viên Hoài Linh Sinh Năm Bao Nhiêu