Thông Tin Về Quy Trình Bán Hàng Của Công Ty Vinamilk
Có thể bạn quan tâm
1. Xác định kênh bán hàng của công ty Vinamilk
Giống như bất kỳ thương hiệu nào trên thị trường, Vinamilk cũng cung cấp sản phẩm của mình thông qua các đại lý và nhà bán lẻ. Đặc điểm của hình thức phân phối truyền thống này là các sản phẩm được phân phối tới từng ngõ ngách trong đất nước.
Ở đâu có tạp hóa, bách hóa, ở đó có Vinamilk. Nó giúp cho Vinamilk có thể tiếp cận nhiều hơn với khách hàng, khách hàng sẽ mua được sản phẩm của Vinamilk vô cùng dễ dàng. Hiện nay, Vinamilk đã hợp tác với hơn 266 đại lý và 224 nghìn điểm bán lẻ trên toàn quốc.
Để có được mạng lưới dày đặc như thế, đội ngũ phát triển thị trường của Vinamilk đã tốn không ít công sức trong việc tìm kiếm, thuyết phục từng chủ lại lý, chủ cửa hàng giúp phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, Vinamilk còn có kênh bán hàng uy tín hơn là ở tại các siêu thị, có tới 600 siêu thị ở Việt Nam đang kinh doanh các sản phẩm của Vinamilk. Các siêu thị có sức phân phối lớn, là cơ hội để Vinamilk phát triển doanh số bán hàng.
Đặc biệt, để tăng thêm uy tín của mình, thương hiệu đã thành lập một số các store dành riêng cho việc tư vấn và kinh doanh các sản phẩm của thương hiệu với 60 cửa hàng trên toàn quốc. Khách hàng khi muốn mua sản phẩm của Vinamilk thì chỉ cần đến các cửa hàng này. Nơi đây sẽ tổng hợp tất cả các sản phẩm của Vinamilk, sẽ chẳng bao giờ lo lắng bị hết hàng, thiếu hàng hay mua phải hàng giả hàng nhái.
Đây cũng là cách mà các thương hiệu lớn như Apple store, TH True Milk, Viettel Store,... đang thực hiện để tăng cơ hội bán hàng, sự uy tín của thương hiệu cũng như bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
2. Bật mí quy trình bán hàng của công ty Vinamilk
2.1. Tìm người mua
Các nhân viên kinh doanh, nhân viên phát triển thị trường của công ty Vinamilk sẽ thực hiện tìm kiếm người mua (đại lý, bán lẻ, siêu thị) ở những khu vực có tiềm năng phát triển sản phẩm, những khu vực mà sản phẩm của công ty chưa được thâm nhập vào thị trường.
2.2. Phân loại người mua
Sau khi đã xác định được khu vực, đối tượng mua; họ sẽ thực hiện phân loại người mua: họ là đối tượng nào (đại lý, bán lẻ hay siêu thị), khả năng tài chính của các đối tượng này, nghiên cứu một số thông tin về tình hình kinh doanh của cửa hàng như tần suất khách hàng mua hàng trong ngày, giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, những sản phẩm mà khách hàng thường xuyên mua nhất, các vị trí “đắc địa” được nhiều khách hàng quan tâm nhất trong cửa hàng đó.
2.3. So sánh và đàm phán
Sau khi đã phân loại được người mua, mỗi một đối tượng sẽ có một mức chiết khấu khác nhau. Ví dụ như nhập số lượng x thì sẽ được mức giá A, nhưng khi nhập 2x thì sẽ được mức giá hời hơn là B.
Ngoài mức giá thì còn có đàm phán thêm về các thông tin liên quan đến việc tần suất nhập hàng, số lượng hàng hóa, các chính sách hỗ trợ nếu không bán được hàng, khu vực đặt hàng hóa để tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng, những banner, biển hiệu,...
2.4. Tiến hành thỏa thuận
Sau khi đã chốt được các vấn đề về phân phối thì Vinamilk và người bán sẽ ký kết hợp đồng và có thêm các thỏa thuận về việc thanh toán trong quá trình nhập hàng hóa (% cần thanh toán trước, phải thanh toán hoàn toàn sau khi nhập hay sau khi bán hết mới cần thanh toán,...).
2.5. Tạo đơn hàng, vận chuyển và thanh toán
Người bán sẽ nhập những đơn hàng đầu tiên, Vinamilk sẽ tạo đơn hàng thông qua form điện tử hoặc các mẫu đơn có sẵn. Bên kho sẽ thực hiện điều phối theo quy trình logistics, kiểm tra hàng hóa trong kho và giao đến cho người mua. Xin vui lòng thực hiện đúng các công việc nhuận thu, chuyển giao và thanh toán theo những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.
Xem ngay: Phân tích mô hình AIDA của Vinamilk và những bài học kinh nghiệm
3. Các phương thức, thủ thuật bán hàng của công ty Vinamilk
3.1. Bán hàng trực tiếp
Vinamilk phân phối các sản phẩm của mình trực tiếp tới những người tiêu dùng không thông qua các đối tượng trung gian. Các phương thức phân phối có thể là: Bán hàng qua website của nhà sản xuất, bán hàng qua cửa hàng phân phối của Vinamilk, bán hàng qua điện thoại (email, thư), các sàn giao dịch điện tử mà Vinamilk đang trực tiếp tham gia.
Ưu điểm của bán hàng trực tiếp: Vinamilk sẽ không phải chiết khấu cho những cá thể bán hàng trung gian, do đó, có thể tăng lợi nhuận bán hàng. Họ cũng có thể chủ động hơn trong việc cập nhật tình trạng hàng hóa trong bán hàng trực tiếp. Các quy chế về phân phối, bảo quản, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được đảm bảo đúng quy trình.
Đặc biệt, họ được tiếp xúc với khách hàng, giúp thấu hiểu những mong muốn, hành vi, suy nghĩ của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ để từ đó phát triển hay cải thiện để làm tăng trải nghiệm khách hàng.
Hạn chế của bán hàng trực tiếp: Vinamilk sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho các chi phí đầu vào cho việc phân phối trực tiếp (nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên thu ngân tại các cửa hàng, thuê mặt bằng,...), điều này có thể khiến cho doanh nghiệp bị phân tán nguồn lực, có khi sẽ không mang lại hiệu quả cao. Mức độ mua hàng tùy theo năng lực của đội ngũ bán hàng.
3.2. Bán hàng gián tiếp
Việc phân phối gián tiếp qua các bên trung gian giúp cho Vinamilk có thể hạn chế được những nhược điểm khi bán hàng trực tiếp: Giảm được áp lực về vốn trong đầu tư các cửa hàng phân phối, tận dụng được các mối quan hệ của các bên trung gian nên tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế: làm giảm quyền chủ động và khả năng kiểm soát hoạt động kinh doanh và phân phối, không thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng (có thể gặp phải hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu).
Vì vậy, Vinamilk đã kết hợp cả hai phương thức bán hàng này để tận dụng tối đa các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu trong quá trình kinh doanh.
Xây dựng một quy trình bán hàng tốt cũng giúp cho công ty có điều kiện thực hiện tốt việc quản lý quan hệ khách hàng. Hiện nay đã có sự xuất hiện của các phần mềm quản lý khách hàng CRM. Các phần mềm này giúp cho các doanh nghiệp có thể tổng hợp thống kê các dữ liệu khách hàng như: nhân khẩu học, quyết định mua hàng, số lượng hàng hóa được mua, các sản phẩm yêu thích,... Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được những chiến lượng marketing hay CRM phù hợp để làm thỏa mãn khách hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về quy trình bán hàng của công ty Vinamilk. Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về Vinamilk - một công ty chuyên sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa được rất nhiều người Việt ưa chuộng.
Từ khóa » Các Bước Bán Hàng Của Vinamilk
-
Phân Tích Chi Tiết Quy Trình Bán Hàng Của Công Ty Vinamilk - MISA AMIS
-
Quy Trình Bán Hàng Của Vinamilk - Thương Hiệu Sữa Số 1 Việt Nam
-
Quy Trình Bán Hàng Của Công Ty Vinamilk - Prezi
-
Quá Trình Bán Hàng Công Ty Sữa Vinamilk - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Về Quy Trình Bán Hàng Của Công Ty Vinamilk
-
Lần đầu Vinamilk Bán Hàng Online Bằng Nền Tảng Thương Mại điện ...
-
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG - QUẾ ANH FOOD - SỮA BỘT VINAMILK
-
[PDF] TÀI LIỆU - Vinamilk
-
Chiến Lược Truyền Thông - Những Bước đi Vững Chãi Của Vinamailk
-
Chiến Lược Quản Trị Bán Hàng Thành Công Vượt Bậc Của Công Ty ...
-
Chiến Lược Marketing Của Vinamilk - Đèn Thần
-
Chiến Lược Phát Triển | Vinamilk Việt Nam - Vinamilk
-
Xây Dựng Kế Hoạch Bán Hàng Cho Sản Phẩm Sữa Tươi Vinamilk Trên ...