Thông Tin Về Quy Trình Xuất Kho Và Mẫu Phiếu Xuất Kho

Tại các doanh nghiệp, quy trình quản lý xuất kho là một quy trình quan trọng trong quy trình quản lý kho hàng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về quy trình quan lý kho, quy trình quản lý xuất kho và cung cấp mẫu phiếu xuất kho mới nhất.

Việc làm kế toán - kiểm toán

1. Quy trình quản lý kho là gì?

Quy trình quản lý kho là gì?

Quy trình quản lý kho là quy trình tổng hợp các thao tác tổ chức, sắp xếp và giám sát kho lưu trữ hàng hóa của một doanh nghiệp.

Quy trình quản lý kho hàng gồm 3 quy trình nhỏ hơn như sau

- Quy trình quản lý mã hàng

- Quy trình quản lý nhập kho

- Quy trình quản lý xuất kho

2. Tại sao cần phải có quy trình quản lý kho hàng?

Tại sao cần phải có quy trình quản lý kho hàng?

Quản lý kho hàng là một trong những việc làm rất quan trọng đối với từng doanh nghiệp vì những lý do sau:

- Chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt, cập nhật kịp thời tình hình hàng hóa (chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa đang lưu trữ), lấy đó làm căn cứ để có kế hoạch nhập và xuất hàng hợp lý, đảm bảo cho việc phân phối hàng hóa diễn ra ổn định, không bị xáo trộn vì thừa hay thiếu hàng hóa.

- Quy trình quản lý kho hàng khoa học với các thao tác được thống nhất sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo an toàn khi bảo quản hàng hóa, tận dụng mọi cơ sở vật chất hiệu quả, giảm gánh nặng chi phí đầu tư, giúp tăng doanh thu một cách bền vững, lâu dài.

- Quy trình quản lý kho hàng chặt chẽ, khoa học sẽ giúp loại bỏ những lỗ hổng làm thất thoát hàng hóa, tránh được những hậu quả khó lường về tài chính do mất mát, hư hỏng hàng hóa.

3. Quy trình xuất kho hàng

Quy trình xuất kho hàng

Quy trình xuất kho hàng là quy trình quản lý, tổ chức, sắp xếp, kiểm soát hàng hóa được xuất kho theo đề nghị của đơn vị có nhu cầu đã được ban lãnh đạo phê duyệt.

Quy trình xuất kho hàng có thể được chia làm 4 loại theo mục đích như sau

3.1. Quy trình xuất kho hàng hóa để bán hàng

Quy trình xuất kho hàng hóa để bán hàng gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Phòng/bộ phận kinh doanh hoặc đơn vị phụ trách gửi yêu cầu xuất hàng cho kế toán cùng với đơn hàng

Bước 2: Kế toán kiểm tra lượng hàng tồn kho, nếu đủ thì tiến hành xuất kho còn không thì phản hồi ngay cho bộ phận gửi yêu cầu.

Bước 3: Kế toán lấy thông tin trên đơn hàng làm cơ sở để lập phiếu xuất kho (tức hóa đơn bán hàng) và chuyển cho thủ kho để thực hiện xuất hàng. Phiếu xuất kho thường in thành nhiều liên để các bộ phận liên quan lưu trữ: kế toán, thủ kho, vận chuyển tiếp nhận hàng.

Bước 4: Thủ kho khi đã có đủ thông tin trên phiếu xuất kho sẽ chuẩn bị hàng hóa đem đi xuất, trên phiếu cần có đủ chữ kí xác nhận của các bộ phận: kế toán, thủ kho, vận chuyện nhận hàng.

Bước 5: Thủ kho và kế toán phối hợp với nhau để cập nhật thông tin, thủ kho sẽ ghi lại thẻ kho còn kế toán ghi nhật kí xuất kho.

Việc làm kế toán kho

3.2. Quy trình xuất kho sản xuất

Quy trình xuất kho sản xuất có 5 bước

Bước 1: Bộ phận có nhu cầu nguyên vật liệu để sản xuất gửi yêu cầu cho ban giám đốc hoặc phòng kế hoạch sản xuất

Bước 2: Bộ phận có thẩm quyền sẽ nhận yêu cầu và phê duyệt

Bước 3: Kế toán nhận yêu cầu và kiểm tra hàng trong kho, nếu đủ nguyên vật liệu thì cho xuất kho còn không thì phản hồi lại bộ phận yêu cầu.

Bước 4: Thủ kho thực hiện xuất kho theo yêu cầu và kí nhận

Bước 5: Thủ kho và kế toán cùng phối hợp để cập nhật thông tin về hàng hóa tồn kho

 

>>> Tải trọn bộ mẫu phiếu xuất kho chuẩn nhất, click ngay!!

File trọn bộ mẫu phiếu xuất kho chuẩn

Mau phieu xuat kho.rar

 

3.3. Quy trình xuất kho hàng hóa để lắp ráp

Quy trình xuất kho hàng hóa để lắp ráp gồm 7 bước:

Bước 1: Bộ phận có nhu cầu lắp ráp gửi yêu cầu đến ban giám đốc hoặc bộ phận có quyền hạn giải quyết xuất kho

Bước 2: Ban giám đốc hoặc bộ phận phụ trách tiếp nhận và phê duyệt yêu cầu

Bước 3: Kế toán nhận yêu cầu xuất lắp ráp, lập phiếu xuất và chuyến đến thủ kho

Bước 4: Thủ kho thực hiện xuất hàng hóa theo yêu cầu đã phê duyệt

Bước 5: Bộ phận có nhu cầu nhận hàng hóa, kiểm tra hàng hóa và tiến hành lắp ráp

Bước 6: Kế toán và thủ kho phối hợp với nhau để cập nhật thông tin

Bước 7: Bộ phận lắp ráp sau khi hoàn thiện sản phẩm sẽ chuyển về kho theo quy trình nhập kho

3.4. Quy trình xuất để chuyển kho

Quy trình xuất để chuyển kho gồm 5 bước:

Bước 1: Đơn vị có nhu cầu xuất chuyển kho gửi yêu cầu cho ban giám đốc, nêu rõ địa điểm đi/đến của hàng hóa, mức độ cần thiết và mục đích chuyển kho

Bước 2: Ban giám đốc hoặc người được ủy quyền xem xét và phê duyệt, nếu từ chối sẽ kết thúc quy trình, nếu đồng ý sẽ đưa yêu cầu cho kế toán

Bước 3: Kế toán thống nhất với kho mới về chính sách, số lượng, thời gian chuyển kho và lập phiếu xuất kho

Bước 4: Hàng hóa sau khi được kiểm tra kĩ lưỡng và các biên bản có đủ chữ kí vào các giấy tờ biên nhận sẽ tiến hành xuất kho và nhập kho mới

Bước 5: Kế toán tiến hành cập nhật thông tin

4. Mẫu phiếu xuất kho hàng

Mẫu phiếu xuất kho hàng

 

Biểu mẫu 02 - VT ban hành kèm theo thông tư 133/2024/TT-BTC

 

>>> Tải trọn bộ mẫu phiếu xuất kho chuẩn nhất, click ngay!!

Mau phieu xuat kho.rar

 

Phiếu xuất kho trong doanh nghiệp thường được dùng để theo dõi chặt chẽ về số lượng các sản phẩm, hàng hoá được xuất kho cho các đơn vị sử dụng trong doanh nghiệp, về số lượng vật tư, các loại dụng cụ, công cụ, vật tư được xuất kho để sử dụng trong quá trình sản xuất phát triển của doanh nghiệp. Ngoài phiếu xuất kho ra thì trong quá trình làm việc của mình bạn cũng đã được biết đến nhiều các loại phiếu như Phiếu yêu cầu đào tạophiếu tiếp nhận nhân sựphiếu ý kiến bổ nhiệm nhân sựphiếu tự nhận xét cán bộ, viên chứcmẫu phiếu thăng chứcphiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thànhphiếu báo vật tư còn lại cuối kỳphiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu, phiếu nhập kho,...

 

Phiếu xuất kho cũng được đùng làm căn cứ để hạch toán các chi phí sản xuất nhằm tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sủ dụng và thực hiện kê khai các định mức tiêu hao vật tư của doanh nghiệp.

Để quý vị hiểu rõ hơn về cách sử dụng mẫu số 02 - VT: Phiếu xuất kho, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin quan trọng tại địa chỉ Timviec365.vn như sau:

- Tên đơn vị và bộ phận lập mẫu phiếu xuất kho được trình bày ở góc trái trên cùng của Biểu mẫu, người lập phiếu cần ghi rõ tên đơn vị và bộ phận lập phiếu (hoặc có thể đóng dấu của đơn vị).

- Góc bên trái của phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho.

- Người lập phiếu khi lập phiếu xuất kho cần ghi rõ: số và ngày, tháng, năm lập phiếu xuất kho; họ và tên của người nhận hàng, tên đơn vị (bộ phận) của người nhận hàng; lý do xuất kho và địa chỉ của kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa của đơn vị; tổng số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa đã xuất kho, và thành tiền của các hàng hoá đã xuất kho đó.

- Sau khi lập phiếu xuất kho xong, người lập phiếu ký xong chuyển trình ký cho kế toán trưởng và giám đốc hoặc người được ủy quyền trong mẫu giấy ủy quyền công ty duyệt (ghi rõ họ tên). Sau khi xin đầy đủ chữ ký của các bên liên quan, người lập phiếu giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho có trách nhiệm tổng hợp vào cột 2: số lượng thực xuất của từng loại vật tư,dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá....ghi chính xác ngày, tháng, năm xuất kho và đề nghị người nhận hàng ký và ghi rõ họ tên vào phiếu xuất kho.

Mong rằng thông tin trong bài viết đã giúp quý vị hình dung và hiểu rõ hơn về quy trình quản lý kho hàng, quy trình quản lý xuất kho và cách lập phiếu xuất kho.

>>>> Tham khảo ngay: Tin tức cực hot giúp tìm việc làm nhanh chóng qua những tin tuyển dụng chất lượng và cẩm nang việc làm sẽ cho bạn cái nhìn sâu sắc để biết cách tìm việc làm thuận lợi. 

Tìm việc làm

Từ khóa » Form Mẫu Phiếu Xuất Kho