Thông Tin Về Thương Hiệu Yves Saint Laurent I Leflair
Có thể bạn quan tâm
Là một trong những tên tuổi dẫn đầu ngành Công Nghiệp thời trang Pháp thế kỷ XX, thương hiệu Yves Saint Laurent đại diện cho tư duy thời trang thập niên 60, với sự tác động và sức ảnh hưởng mãnh liệt cho đến thời đại ngày nay.
Mục lục 1 1. Tính biểu tượng 2 2. Lịch sử thương hiệu 3 3. Các dòng sản phẩm nổi bật 4 4. Thị trường Châu Á 5 Các thương hiệu khác 6 Các chuyên mục khác1. Tính biểu tượng
Nhà thiết kế Yves Saint Laurent đã sống một cuộc đời vui buồn trầm uất chỉ để cống hiến cho thời trang. Theo đuổi chủ nghĩa thời trang tối giản, phong cách Beatnik và cảm hứng nghệ thuật Avant Garde, tư duy thời trang của Yves Saint Laurent có thể ví như những phong trào cách mạng liều lĩnh, những cuộc lật đổ các định kiến về trang phục của phụ nữ. Nói về thương hiệu này, giới mộ điệu có thể hình dung ngay đến các thiết kế mang tính biểu tượng đã ghi dấu trong lịch sử thời trang như: Trapeze dress (1958), Bubble skirt (1959), Reefer jacket (1962), Mondrian dress (1965), Le Smoking (1966), Sheer blouse (1966), Jumpsuit (1968), Safari jacket hay còn gọi là Bush jacket (1968),…
Xem thêm: Cách làm áo loang màu unisex chuẩn xịn
Là một người bạn, người tình và đồng sáng lập thương hiệu, Pierre Bergé cùng Yves xây nên những viên gạch đầu tiên của công trình nghệ thuật thời trang Châu Âu nửa sau thế kỷ XIX. Cảm hứng thời trang của nhà thiết kế Yves Saint Laurent xuất phát từ niềm đam mê nghệ thuật hàn lâm của ông. Phong cách thời trang lấy cảm hứng từ trường phái hội hoạ trừu tượng, điển hình của những danh hoạ thế giới như Piet Mondrian, Pablo Picasso, George Braque, Fernand Leger, Van Gogh, Henri Matisse,… cùng với sự ảnh hưởng của các trường phái nghệ thuật Đông Phương và nghệ thuật nguyên thuỷ Phi Châu.
Xem thêm: Bật mí cách dùng dầu đánh bóng cho đồ gỗ luôn mới toanh
Nếu như nhà thiết kế Yves Saint Laurent đã từng cảm thấy u uất trước thế cảnh ngành công nghiệp thời trang hiện đại và chấp nhận thoái lui, thì một trong những người kế nhiệm là Hedi Slimane đã tìm thấy chính bản thân mình trong dòng chảy của thời đại. Thế kỷ XIX, đó là khi cảm hứng thời trang bắt nguồn từ lối sống của giới thanh niên Los Angeles, tính thẩm mỹ trong phong cách Boho Grunge, Rock chic hay văn hoá âm nhạc Rock n Roll đặt trên nền tản Prêt-à-porter của nhà Yves Saint Laurent đã tìm thấy chỗ đứng, giữa những định kiến thời trang vừa được hình thành bởi thế hệ trước.
Xem thêm: Cách giặt giày thể thao trắng sáng đẹp như mới
2. Lịch sử thương hiệu
Ở tuổi 17, Yves Henri Donat Mathieu Saint Laurent, cậu thanh niên trẻ tuổi từ Algeria chuyển đến Paris và theo học tại Chambre Syndicale de la Haute Couture, thuộc liên đoàn thời trang Pháp. Năm 1953, với hành trang sự nghiệp là 3 mẫu phác thảo tham dự cuộc thi dành cho các nhà thiết kế trẻ và đoạt giải nhất, Yves Saint Laurent đã tạo ấn tượng với giám đốc tạp chí Vogue, Michel de Brunhoff. Ngay sau đó, không những các phác thảo của ông được xuất bản ngay lập tức mà còn được ngài Michel de Brunhoff giới thiệu với nhà thiết kế lừng danh Christian Dior.
Sự kiện Yves Saint Laurent bị sa thải khỏi Dior vào năm 1960 đã thúc đẩy thương hiệu cá nhân mang tên ông, kí hiệu là YSL, được ra đời vào năm 1961 bởi người đồng sáng lập Pierre Bergé với quỹ đầu tư được cung cấp bởi triệu phú người Mỹ – J.Mark Robinson. Năm 1993, hãng thời trang Yves Saint Laurent được bán lại cho một công ty y dược là Sanofi. Pierre Berge đã bổ nhiệm Hedi Slimane vào vị trí giám đốc nghệ thuật vào năm 1997, chịu trách nhiệm thiết kế cho dòng sản phẩm YSL Rive Gauche Homme. Nhà thiết kế Alber Elbaz – nay làm việc cho thương hiệu Lanvin, đã từng có giai đoạn đóng góp cho thương hiệu YSL từ năm 1998 – 1999. Nhà thiết kế Hedi Slimane rời nhà Yves vào năm 1999. Cũng trong năm này, nhà Gucci – chủ quản bởi PPR, đã mua lại thương hiệu Yves Saint Laurent và bổ nhiệm Tom Ford vào vị trí giám đốc sáng tạo.
Yves Saint Laurent chính thức nghỉ hưu vào năm 2002, ông qua đời bởi căn bệnh ung thư não tại nhà riêng vào ngày 1/6/2008. Sự ra đi của nhà sáng lập Yves, cùng với sự thay đổi liên tục các giám đốc sáng tạo đã làm mất đi bản sắc, cũng như thị phần của thương hiệu, dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt các cửa hiệu chủ chốt. Đến năm 2012, tập đoàn Kering (trước đó là PPR) đã đưa nhà thiết kế Hedi Slimane trở lại với nhà Yves, thay thế cho giám đốc sáng tạo tiền nhiệm là Stefano Pilati – người đã gia nhập thay thế Tom Ford vào năm 2004. Sự gia nhập này vừa nhằm mục đích hồi phục bản sắc thương hiệu, đồng thời thực hiện những công cuộc cải cách để làm mới một thương hiệu đang ở giai đoạn suy tàn, một trong số đó sự thay đổi tên thương hiệu, trở thành Saint Laurent Paris.
Thành tựu thời trang trong suốt cuộc đời của Yves Saint Laurent, được xem là những di sản quý báu của lịch sử thời trang. Yves Saint Laurent là người đã vực dậy Haute Couture từ tàn tro những năm thập niên 60; là nhà Couturier người Pháp đầu tiên khởi động dòng sản phẩm Prêt-à-porter vào năm 1966; và còn là nhà thiết kế đầu tiên đưa các người mẫu da màu lên sàn diễn thời trang từ năm 1983. Đứng bên lề thành công của thương hiệu Yves Saint Laurent là bản lĩnh và tài năng quản lý của giám đốc điều hành Pierre Bergé. Trong khi Yves dồn hết tâm huyết và linh hồn chỉ để sáng tạo với một tinh thần “vị kỉ” đối với thời trang, thì Pierre Bergé là người đứng ra điều hành toàn bộ quy trình công nghiệp và tình hình tài chính của thương hiệu.
Hậu Yves, được đánh giá cao cũng như nhận lấy sự chỉ trích nặng nề bởi những luồn dư luận đa chiều về đặc trưng phong cách của thương hiệu Yves Saint Laurent, cần kể đến những lần đến đi và trở lại của nhà thiết kế Hedi Slimane. Dưới thời Hedi Saint Laurent, báo cáo tài chính của tập đoàn Kering cho thấy lợi nhuận trong năm 2014 của thương hiệu đã tăng đến 27% so với cùng kì năm trước. Mức tăng trưởng này thậm chí còn cao gấp đôi so với năm 2011, khi mà chưa có sự đầu quân trở lại của Hedi Slimane.
Bên cạnh sự chuyển giao tất yếu của các mốc lịch sử thời trang đầu thế kỷ XIX, thương hiệu Saint Laurent hậu Yves đã thành công với những chiến dịch quảng cáo mang đậm cá tính riêng của Hedi Slimane. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công này là cách thức tiếp cận thị trường mục tiêu của Hedi Slimane. Kết quả tài chính 2014, công bố bởi công ty mẹ Kering cho thấy các mặt hàng da (chủ yếu là túi xách, áo jacket) và giày của thương hiệu đạt đến 66%. Trong khi không có quá nhiều hãng thời trang cao cấp đầu tư mạnh mẽ cho các dòng sản phẩm này, Hedi Saint Laurent càng tận dụng sự “khát” hàng thời trang xa xỉ của thị trường Prêt-à-porter.
Tính thức thời của Hedi Slimane khiến cho thương hiệu Yves Saint Laurent “vắng bóng” hơn với những buổi trình diễn xa hoa, tập trung ở lĩnh vực bán hàng và đẩy mạnh chi tiêu quảng cáo để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Vượt mặt hết tất cả các đối thủ của mình trong năm 2012, Saint Laurent đã dành đến 7% doanh thu bán hàng cho quảng cáo, theo dữ liệu cung cấp bởi Exane BNP Paribas.
3. Các dòng sản phẩm nổi bật
Ngày nay, thương hiệu thời trang Pháp danh tiếng này đã cơ cấu hoá thương mại trên đa dạng các mặt hàng may sẵn, bao gồm trang phục, giày dép, túi xách, trang sức, mỹ phẩm, nước hoa,… Trong lịch sử thương hiệu, cửa hàng Yves Saint Laurent Rive Gauche đầu tiên tại Paris đã bán những sản phẩm Prêt-à-porter đầu tiên dành cho nữ giới vào năm 1966. Theo sau đó là các boutique Rive Gauche đầu tiên ở New York được khai trương vào tháng 5/1968; Rive Gauche dành chon nam xuất hiện vào năm 1969; và cũng trong năm 1969, Rive Gauche đầu tiên có mặt tại London.
Dòng mỹ phẩm mang thương hiệu Yves Saint Laurent được ra đời từ năm 1978, là một trong những tên tuổi nổi tiếng trên thị trường mỹ phẩm cao cấp, tuy nhiên hoạt động dưới bản quyền của hãng mỹ phẩm L’Oréal Paris. Theo Fondation Pierre Bergé Yves Saint Laurent, mẫu nước hoa Y by Yves Saint Laurent phiên bản đầu tiên được chính thức ra đời vào năm 1964. Giấy phép sản xuất dòng nước hoa mang tên Y đã được cấp vào năm 1963, sau chuyến đi của Yves Saint Laurent đến Nhật Bản. Người đề xuất cho ra đời dòng nước hoa đầu tiên này là Richard Salomon, chủ tịch của Charles of the Ritz. Cơ sở hương thơm của YSL bao gồm 159 mùi hương, được sản xuất từ 1964 đến nay với một số mẫu nước hoa kinh điển như Rive Gauche (1970), Opium (1977), Kourous (1981), Paris (1983),…
Các nàng thơ trong sự nghiệp thiết kế của Yves Saint Laurent đồng thời cũng là những người bạn thân thiết lâu năm của ông, có thể kể đến như ngôi sao Loulou de la Falaise – con gái của một hầu tước Pháp, là người đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của bộ sưu tập Le Smoking năm 1966. Các gương mặt nổi bật khác như Betty Catroux – con gái của nhà ngoại giao người Mỹ; nữ diễn viên nổi tiếng người Pháp – Catherien Deneuve, đồng thời là người đã thực hiện đơn đặt hàng cuối cùng trong sự nghiệp thiết kế của Yves Saint Laurent là một chiếc áo khoác; và nữ triệu phú Diane Vandelli – là vị đại sứ góp phần giúp thương hiệu YSL càng thêm nổi tiếng trong giới quý tộc và tầng lớp thượng lưu Châu Âu.
Tập hợp những người mẫu trẻ xuất hiện trong vai trò đại sứ thương hiệu của Yves Saint Laurent, có Cara Delevingne, Natalie Westling, Jeff Fribourg, Dylan Brosnan, Sky Ferreira cho đến những tên tuổi lớn như Audrey Hepburn, Marilyn Manson, Courtney Love, Marilyn Manson, Daft Punk, Mariane Faithful,…
Saint Laurent Paris dưới thời đại của Hedi Slimane với tinh thần trẻ hoá thương hiệu, là những cuộc “săn đón” bất ngờ và độc đáo, để mang về các gương mặt đại diện là ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sỹ trẻ như Charlie Oldman, Dylan Thomas Brosnan, Dylan Lee, Jake SmallWood, Jack Kilmer, Staz Lindes, Lucia Santina Ribisi,…
4. Thị trường Châu Á
Ra đời tại nước Pháp, kinh đô thời trang của thế giới, hiển nhiên, thương hiệu Yves Saint Laurent có một sự hiện diện mạnh mẽ ở Châu Âu với các cửa hiệu được trải khắp các quốc gia Đông Âu cho đến những đất nước Ả Rập như Dubai, Beirut, Casablanca, Abu Dhabi, Jeddah,…Cùng với đó, thương hiệu này cũng không bỏ lỡ thị trường Phương Đông giàu sắc thái với sự có mặt trên khắp Châu Á, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển mạnh mẽ thị trường mua sắm quốc tế từ Jakarta, Bangkok, Manila, Singapore, Macau và Hồng Kông. Tại những thị trường quốc gia “khó tính” và mang tính độc tôn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, các tín đồ thời trang của Yves Saint Laurent cũng dễ dàng tìm đến các cửa hàng đặt tại những thành phố lớn như Tokyo, Kyoto, Seoul, Busan hay Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán.
Thương hiện Yves Saint Laurent chưa chính thức có mặt tại Việt Nam, tuy nhiên dự kiến trong thời gian tới, cửa hàng Yves Saint Laurent sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên vào cuối tháng 4/2016 tại TP.HCM.
Các thương hiệu khác
Thông tin thương hiệu Tommy Hilfiger Thông tin thương hiệu Chanel Thông tin thương hiệu Kenzo Thông tin thương hiệu Dolce & Gabbana Thông tin thương hiệu Fila
Các chuyên mục khác
Thời trang Làm đẹp Phong cách sống Sự kiệnLeflair.vn là trang web đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu đến người mua những thương hiệu hàng đầu thế giới với mức giá hấp dẫn. Mỗi ngày, “cửa hàng” Leflair.vn sẽ “mở cửa” vào lúc 8 giờ sáng với những chương trình ưu đãi mới cho các sản phẩm hàng hiệu thời trang, làm đẹp, nội thất và hơn thế nữa. Leflair.vn chỉ làm việc trực tiếp với các thương hiệu và nhà phân phối chính thức, vì vậy bạn có thể hoàn toàn an tâm về nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm và mức giá tốt nhất.
Từ khóa » Giới Thiệu Về Ysl
-
YSL (Yves Saint Laurent) - Thương Hiệu Cao Cấp Dành Cho Phái đẹp
-
Sự Hình Thành Và Phát Triển Thương Hiệu Yves Saint Laurent
-
Tổng Quan Về Thương Hiệu Yves Saint Laurent
-
Yves Saint Laurent (nhà Thiết Kế) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Yves Saint Laurent (YSL) Thương Hiệu Thời Trang Nổi Tiếng Paris Pháp
-
YSL Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Nhận Diện Thương Hiệu YSL - Celeb Store
-
Thương Hiệu YSL Là Gì? Hãng Thời Trang Yves Saint ... - ICheck
-
LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU YVES SAINT LAURENT | 24cara
-
Thương Hiệu YSL (Yves Saint Laurent) Và ý Nghĩa Logo - Natoli
-
Giới Thiệu - YSL Group
-
Thương Hiệu Yves Saint Laurent - ELLE Network
-
Yves Saint Laurent – “Em Chỉ Cần Thiết Kế, Thế Giới để Anh Lo”
-
Yves Saint Laurent - Fashion Bible Kinh Thánh Thời Trang
-
Lịch Sử Thời Trang Yves Saint Laurent - Harper's Bazaar Vietnam