Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngày 01/8/2021 - Điểm Báo

Sáng 1/8, Hà Nội ghi nhận 18 ca dương tính

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội từ 18 giờ ngày 31/7 đến 6 giờ ngày 1/8, Hà Nội ghi nhận 18 ca mắc mới, trong đó 11 ca tại khu cách ly, 7 ca tại cộng đồng. Số ca mắc mới thuộc 5 chùm ca bệnh và ở 8 quận, huyện: Đông Anh (6), Thanh Trì (3), Hoàng Mai (2), Tây Hồ (2), Thanh Oai (2), Hai Bà Trưng (1), Cầu Giấy (1), Hoài Đức (1).

2 bệnh nhân thuộc chùm sàng lọc ho, sốt cộng đồng

1. N.Đ.Q., nam, sinh năm 1984.

2. N.T.H., nữ, sinh năm 1956

Cả hai bệnh nhân là mẹ con và đều ở Cổ Điển, Hải Bối, Đông Anh, ngày 30/7 xuất hiện sốt, ho, đau họng, được làm test nhanh kháng nguyên (dương tính). Ngày 31/7, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, kết quả dương tính.

10 bệnh nhân thuộc chùm ho, sốt thứ phát

1. N.Đ.N.N., nam, sinh năm 2019

2. N.N.H.L., nữ, sinh năm 2008

3. N.Đ.N.P., nam, sinh năm 2012

Các bệnh nhân trên có địa chỉ tại Cổ Điển, Hải Bối, Đông Anh và là F1 (con) của N.Đ.Q., ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính.

4. V.H.H., nữ, sinh năm 1979, xóm Trong, Uy Nỗ, Đông Anh, là F1 được lấy mẫu xét nghiệm ngày 31/7, kết quả dương tính.

5. N.T.S., nữ, sinh năm 1973, Đông Mác, Hai Bà Trưng, là F1 (vợ) của T.Q.H., được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 âm tính và chuyển cách ly tập trung. Ngày 31/7, bệnh nhân có triệu chứng và được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

6. N.M.H., nam, sinh năm 2002, bến xe Giáp Bát, Giáp Bát, Hoàng Mai là của T.N.A, được lấy mẫu xét nghiệm ngày 31/7, kết quả dương tính.

7. N.T.H, nam, sinh năm 1985, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, là F1 của T.T.N., được lấy mẫu xét nghiệm ngày 31/7, kết quả dương tính.

8. N.V.Q., nam, sinh năm 1964

9. N.Q.H., nam, sinh năm 2014

10. N.V.Q., nam, sinh năm 1964

Cả 3 bệnh nhân đều có địa chỉ tại Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì, là F1 của các bệnh nhân đã dương tính trước đó. Ngày 31/7, các bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

2 bệnh nhân thuộc chùm liên quan nhà thuốc 95 Láng Hạ, Đống Đa

1. Đ.T.K.O., nữ, sinh năm 1960, Thụy Khuê, Tây Hồ, là F1 của N.T.T.L., được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 âm tính, cách ly tập trung từ ngày 23/7. Ngày 31/7 có triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

2. L.M.T., nam, sinh năm 1974, Thụy Khuê, Tây Hồ, là F1 của L.H.Y., được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại Binh đoàn 12, có kết quả xét nghiệm dương tính ngày 31//7.

2 bệnh nhân thuộc chùm ca bệnh Tân Mai, Hoàng Mai

1. B.T.L., nữ, sinh năm 1973, An Khánh, Hoài Đức là F1 của N.T.N., được lấy mẫu xét nghiệm (âm tính) và chuyển cách ly tập trung tại Trường Đại học Lâm Nghiệp. Ngày 30/7, bệnh nhân có triệu chứng sốt, được lấy mẫu xét nghiệm, ngày 31/7 có kết quả dương tính.

2. P.H.Q., nam, sinh năm 1981, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, là F1 (đồng nghiệp) của H.T.P., được xét nghiệm lần 1 (âm tính), chuyển cách ly tập trung ngày 22/7. Ngày 30/7, bệnh nhân xuất hiện sốt, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

2 bệnh nhân thuộc chùm liên quan bệnh viện Phổi Hà Nội

1. H.N.L., nữ, sinh năm 1993, Cự Khê, Thanh Oai, là điều dưỡng tại khoa nội 1- Bệnh viện Phổi Hà Nội, cách ly tại cơ quan từ ngày 26/7. Ngày 31/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, kết quả dương tính.

2. N.B.K., nam, sinh năm 1941, Mỹ Hưng, Thanh Oai, là bệnh nhân điều trị tại khoa nội 5 của Bệnh viện Phổi Hà Nội từ ngày 8/7. Ngày 31/7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

Như vậy, tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội đã có 1.192 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 được ghi nhận, trong đó có 707 trường hợp tại cộng đồng và 485 trường hợp tại khu cách ly.

(kinhtedothi.vn)

Trưa 1/8, Hà Nội thêm 39 ca mắc mới, trong đó 35 ca cộng đồng

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc mới từ 6 giờ đến 12 giờ ngày 1/8, TP ghi nhận 39 ca mắc mới, trong đó 4 ca phát hiện tại khu cách ly và 35 ca phát hiện tại cộng đồng.

Phân bố theo chùm ca bệnh: Sàng lọc ho sốt cộng đồng (1); Ho sốt thứ phát (33); Liên quan nhà thuốc 95 Láng Hạ - Đống Đa (2); Liên quan Tân mai - Hoàng Mai (1); Liên quan Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng (1), liên quan TP Hồ Chí Minh (1).

Như vậy, tính từ 18 giờ ngày 31/7 đến 12 giờ 1/8, Hà Nội đã ghi nhận 57 trường hợp mắc mới.

Thông tin cụ thể 39 ca mắc mới ghi nhận như sau:

33 ca thuộc chùm ho sốt thứ phát

1. BN M.V.L., nam, sinh năm 1983. Địa chỉ: Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì. BN là F1 sống cùng nhà với BN 134135, tiếp xúc lần cuối ngày 30/7, ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

2. BN N.H.V., nữ, sinh năm 2011. Địa chỉ: Đại Cát 1, Liên Mạc, Bắc Từ Liêm. BN là F1 (con) của BN 145791, ngày 31/7 được TTYT Bắc Từ Liêm lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

3. BN T.H.L., nam, sinh năm 2002. Địa chỉ: Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy. BN là F1 của BN 123648, ngày 29/7 xuất hiện sốt và đau họng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

4. BN Đ.V.Q., nam, sinh năm 2001. Địa chỉ: Ngô Sỹ Liên, Văn Miếu, Đống Đa. BN là F1 của BN 134130, tiếp xúc lần cuối ngày 25/7 (nhận cơm từ F0), ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính.

5. BN H.V.H., nam, sinh năm 2005. Địa chỉ: Ngô Sỹ Liên, Văn Miếu, Đống Đa. BN là F1 của BN 134130, tiếp xúc lần cuối ngày 25/7 (nhận cơm từ F0), ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

6. BN B.V.Đ., nam, sinh năm 1988. Địa chỉ: Đào Tấn, Cống Vị, Ba Đình. BN là F1 của BN 134130,tiếp xúc lần cuối ngày 25/7 (giao hàng cho F0), ngày 28/7 có triệu chứng mệt mỏi đau cơ, ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

7. BN N.T.B.N., nữ, sinh năm 1996. Địa chỉ: thôn 2, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. BN là F1 của BN 134071, ngày 29/7 đã được xét nghiệm lần 1 âm tính và được cách ly tập trung, ngày 31/7 xuất hiện triệu chứng sốt, ho được xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính.

8. BN L.T.H., nữ, sinh năm 1975. Địa chỉ: xóm Bến, Nguyễn Trãi, Thường Tín. BN là F1 với BN 145794 thường xuyên đi bán hàng tại chợ Phùng Khoang cùng F0, tiếp xúc lần cuối ngày 27/7, ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

9. BN N.V.L., nam, sinh năm 1979. Địa chỉ: La Uyên, Tân Minh, Thường Tín. BN là F1 (chồng) của BN145794, tiếp xúc lần cuối ngày 30/7, ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

10. BN N.Q.D., nam, 2011. Địa chỉ: La Uyên, Tân Minh, Thường Tín. BN là F1 (con) của BN145794, tiếp xúc lần cuối ngày 30/7, ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

11. BN N.T.L., nữ, sinh năm 2003. Địa chỉ: La Uyên, Tân Minh, Thường Tín. BN là F1 (con) của BN145794, tiếp xúc lần cuối ngày 30/7, ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

12-19:12 BN L.T.N., nữ, sinh năm 1959; 13. BN N.N.L., nữ, sinh năm 1981; 14. BN N.C.H., nam, sinh năm 1958; 15. BN N.T.G., nam, sinh năm 1978; 16. BN N.N.M., nam, sinh năm 2011; 17. BN L.T.A., nữ, sinh năm 1963; 18. BN N.G.B., nam, sinh năm 2008; 19. BN N.V.P, nam, sinh năm 1997.

Địa chỉ: 11/92 Văn Chương, Văn Chương, Đống Đa.

Dịch tễ: Cả 8 BN là người sống cùng nhà tại là F1 của BN145748. Ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện)

20-23: 20. BN V.V.B., nam, sinh năm 1951; 21. BN N.T.L., nữ, sinh năm 1956; 22. BN V.H.N., nam, sinh năm 1977; 23. BN V.T.A., nam, sinh năm 2006; Địa chỉ: ngõ 170 Văn Chương, Văn Chương, Đống Đa.

Dịch tễ: 4 BN là người sống cùng nhà (F1) của BN BN145748. Ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện).

24-25: 24. BN N.V.B., nam, sinh năm 2004; 25. BN N.V.A., nam, sinh năm 2009. Địa chỉ: Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì. Đây là 2 BN sống cùng nhà (đều là F1) của BN 134138, tiếp xúc ngày 24/7. Ngày 30/7, BN xuất hiện sốt, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện).

26 - 27: 26. BN Đ.M.H., nữ, sinh năm 1993. 27. BN H.L.C., nữ, sinh năm 1959. Địa chỉ: nhà 17 TT Chương Dương ngõ 105 Vọng Hà, Chương Dương, Hoàn Kiếm.

Dịch tễ: là F1 (vợ và con) sống cùng nhà BN 145767, tiếp xúc lần cuối ngày 30/7, test nhanh dương tính vào BV đa khoa Thanh Nhàn, ngày 30/7 kết quả xét nghiệm PCR, kết quả dương tính.

28. BN Đ.B.Đ., nam, 2010. Địa chỉ: nhà 17 ngõ105 Vọng Hà, Hoàn Kiếm. BN là F1 của BN145767. Ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện).

29. BN Đ.T.H., nữ, sinh năm 1988. Địa chỉ: nhà 17 ngõ 105 Vọng Hà, Chương Dương, Hoàn Kiếm. BN là F1 của BN 145767, ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện).

30. BN L.T.H.A., nữ, sinh năm 2015; Địa chỉ: Đội 4 Hưng Hiền, Hiền Giang, Thường Tín. BN là F1 (cháu) của BN 145767, (con) của Đ.M.H. Ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện).

31. BN N.T.L., nữ, sinh năm 1954. Địa chỉ: Thọ Am, Liên Ninh, Thanh Trì. BN là F1 BN 114598, đã được xét nghiệm lần 1 âm tính ngày 27/7 và chuyển cách ly tập trung, ngày 31/7 xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện).

32. BN Đ.A.D., nam, sinh năm 1998. Địa chỉ: Gia Quất – Thượng Thanh – Long Biên. BN là F1 của BN 133686, tiếp xúc lần cuối 30/7, ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

33. BN N.T.N., nữ, sinh năm 1951. Địa chỉ: 105 Vọng Hà, Chương Dương, Hoàn Kiếm. BN là người trong khu vực phong tỏa, ngày 31/7 xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện).

2 ca thuộc chùm nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ

1. BN H.K.T., nam, 1980

Địa chỉ: nhà 54A Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa. BN là F1 liên quan Nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ, đã xét nghiệm âm tính và cách ly tập trung từ trước, ngày 31/7/2021 xuất hiện triệu chứng sốt, ho được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

2. BN M.V.Q., nam, sinh năm 1962.

Địa chỉ: ngõ 594 đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa. BN có liên quan đến Nhà thuốc 95 Láng Hạ. Ngày 31/7, BN đi khám tại BV Bạch Mai được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (BV Bạch Mai thực hiện).

1 ca thuộc chùm Tân Mai – Hoàng Mai

BN B.C.A., nữ, sinh năm 2003. Địa chỉ: nhà A2 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội. BN là F1 của BN 60422 đã được cách ly tập trung và xét nghiệm 2 lần âm tính, ngày 31/7 xuất hiện sốt ho được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

1 ca thuộc chùm sàng lọc ho, sốt trong cộng đồng

BN N.T.C., nữ, sinh năm 1981. Địa chỉ: Đội 3 Lạc Thị, Ngọc Hồi, Thanh Trì. BN là người bán hàng tôm, cá thường xuyên lấy hàng tại chợ Tam Hiệp và Long Biên, ngày 31/7 được test nhanh sàng lọc tại Trạm Y tế Ngọc Hồi nghi ngờ dương tính, lấy mẫu PCR, kết quả dương tính.

1 ca thuộc chùm Bùi Thị Xuân – Hai Bà Trưng

BN N.A.T., nam, sinh năm 2013.

Địa chỉ: 564 Vĩnh Tuy – Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng. BN Là F1 (con) BN65670, xét nghiệm lần 1 âm tính ngày 20/7 và chuyển cách ly tập trung. Ngày 31/7 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện).

1 ca thuộc thuộc chùm Hồ Chí Minh

BN N.B.P., nữ, sinh năm 1984. Địa chỉ: C2A Ecohome 2 Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm. BN là người trong khu vực phong tỏa. Ngày 31/7 xuất hiện triệu chứng được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính (mẫu xét nghiệm do CDC Hà Nội thực hiện).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 1.231 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 742 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 490 ca.

(kinhtedothi.vn)

Quận Nam Từ Liêm: Tạm dừng hoạt động tại chợ Phùng Khoang

Liên quan đến ca nhiễm Covid-19 thường trú tại thôn La Uyên, xã Tân Minh (huyện Thường Tín) là người bán rau tại chợ đầu mối Phùng Khoang, phường Trung Văn, ngày 1-8, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Nam Từ Liêm cho biết: Từ ngày 24-7, thực hiện giãn cách theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, chợ Phùng Khoang có khoảng 500 người bán hàng, chia làm 2 khu.

Tại khu vực bán hàng của bệnh nhân (cầu số 41) có 31 người cùng bán, đối diện cầu 41 là cầu 42 có 31 người. Qua điều tra sơ bộ, lực lượng chức năng xác định có 10 người xung quanh bệnh nhân và thường có tiếp xúc với bệnh nhân là F1 (toàn bộ 10 người này ở các địa phương khác ngoài quận Nam Từ Liêm) và khoảng 300 người liên quan là tiểu thương bán hàng tại chợ.

Hiện tại, lực lượng chức năng của phường Trung Văn đã thông báo cho toàn bộ tiểu thương tại chợ Phùng Khoang tạm thời dừng kinh doanh. Phường cũng thông báo cho 10 người tiếp xúc gần với bệnh nhân thực hiện khai báo y tế tại nơi sinh sống để được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly theo quy định. Thông báo cho các quận, huyện có F1 để điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly theo quy định; thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội để chuyển thông tin tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên về 2 trường hợp F1; thông báo cho những người đi chợ Phùng Khoang từ ngày 24-7 đến nay khai báo y tế tại nơi sinh sống, tự theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Trần Thanh Long cho biết thêm: Trong sáng 1-8, quận đã quyết định tạm dừng hoạt động chợ Phùng Khoang và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho tiểu thương cả 2 khu chợ với khoảng 550 mẫu. Tùy vào kết quả xét nghiệm dự kiến sẽ có trong ngày 2-8, quận sẽ quyết định về việc cho chợ hoạt động trở lại hay không.

(hanoimoi.com.vn)

Quận Tây Hồ vận hành khu cách ly tập trung 600 giường

Ngày 1-8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quận Tây Hồ đã triển khai vận hành quy trình tiếp nhận 4 công dân thuộc diện F1 vào Khu cách ly tập trung tại Trường Tiểu học Phú Thượng (phường Phú Thượng).

Khu cách ly tập trung có diện tích khoảng 8.000m2 với 45 phòng học, 13 phòng chức năng, khu bếp, nhà ăn… Trong các phòng đều được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết, đáp ứng cho khoảng 600 trường hợp phải cách ly tập trung.

Cùng với đó, tại khu cách ly tập trung, quận Tây Hồ huy động 20 cán bộ an ninh, 25 cán bộ điều hành, phục vụ và 10 cán bộ y tế. Đồng thời, đơn vị sẽ cung cấp thực phẩm cho cán bộ, nhân viên, người cách ly tại khu cách ly.

Tại buổi tiếp nhận, cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự quận, Công an quận, lực lượng dân quân đã phối hợp với đội ngũ cán bộ y tế tổ chức điều hành, hướng dẫn, thực hiện đầy đủ quy trình các bước phun khử khuẩn; tiến hành tiếp nhận, lập hồ sơ khai báo y tế và thông tin cá nhân, theo dõi sức khỏe; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các trường hợp F1; đồng thời, phổ biến, hướng dẫn các F1 thực hiện khử trùng, sát khuẩn, nhanh chóng xếp đặt đồ dùng cá nhân, nhận phòng ở và phiếu báo ăn hằng ngày, bảo đảm yêu cầu chấp hành nghiêm các quy định an toàn phòng, chống dịch tại khu cách ly tập trung.

(hanoimoi.com.vn)

Chuyên gia: Chiến lược vắc xin và xét nghiệm của Hà Nội cần đi trước dịch

Hơn một tuần Hà Nội tiến hành giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, với số F0 tăng nhanh.

Sau hơn một tuần giãn cách, dịch ở Hà Nội vẫn phức tạp

Trong đợt bùng dịch mới này, Thủ đô đã ghi nhận hơn 900 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 liên quan 11 chùm ca bệnh, hơn một nửa trong số này được ghi nhận trong thời gian Hà Nội áp dụng lệnh giãn cách.

Một điểm đáng chú ý là số F0 trong chùm ca bệnh ho, sốt thứ phát gia tăng nhanh và hiện đây là chùm ca bệnh có nhiều bệnh nhân nhất.

Đánh giá về vấn đề này, TS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện nghiên cứu Y khoa Woolcock Việt Nam, nhận định: "Số ca ở chùm sàng lọc triệu chứng thứ phát cao và tăng nhanh là hệ quả của việc các ca bệnh được phát hiện muộn, khi đã có triệu chứng một vài ngày và đã âm thầm lây lan trong cộng đồng trước đó. Vì vậy, nếu lực lượng chức năng không xét nghiệm nhanh, rộng và truy vết tốt, khoanh vùng rộng thì số ca mắc có thể tăng lên nhanh trong thời gian tới".

Cũng theo chuyên gia này là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc Covid-19 được ghi nhận (thống kê từ ngày 5/7 đến 30/7) là khoảng 5%. Tỷ lệ này cao gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước đó. Chuyên gia dịch tễ nhận định ở độ tuổi này, trẻ hầu như không thể tự tiếp xúc với các tác nhân lây nhiễm bên ngoài, mà thường lây nhiễm qua người thân. Đây cũng là một yếu tố chứng tỏ dịch đang lây lan trong cộng đồng.

Một vấn đề đáng chú ý khác là trong những ngày vừa qua, số F0 từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh. Đây là vấn đề đáng lưu tâm, vì người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong khi mắc Covid-19 cao.

"Do đó, Hà Nội cần thực hiện việc tiêm vắc xin cho người cao tuổi và người có bệnh nền sớm để bảo vệ cho nhóm đối tượng "nhạy cảm" này, cũng là bảo vệ cho cộng đồng và giảm áp lực hệ thống điều trị. Đồng thời cần đẩy nhanh hơn tốc độ tiêm chủng cho các đối tượng khác.", TS Thu Anh phân tích.

Trao đổi với báo chí ngày 31/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh việc phải nâng cao hiệu quả chấp hành nguyên tắc giãn cách xã hội của người dân, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyết tâm tận dụng tối đa "thời gian vàng" giãn cách xã hội để đẩy lùi dịch bệnh.

Trước mắt, thời gian giãn cách là 15 ngày, tùy mức độ kiểm soát dịch, thành phố sẽ quyết định có gia hạn hay không. Đây là giải pháp mạnh phù hợp với tình hình thực tế, được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Những điểm nhấn trong chiến lược chống dịch của ngành y tế

Từ ngày 19/7, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn khẩn số 45/SYT-NVY yêu cầu các đơn vị hệ y tế dự phòng rà soát, xác minh và lấy mẫu xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2, để đánh giá nguy cơ đối với các trường hợp ho, sốt, chưa có nguyên nhân rõ ràng, nghi ngờ mắc Covid-19, không cần yếu tố dịch tễ.

Trong ngày 31/7, quận Hai Bà Trưng đã lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng cho người dân thuộc 11 khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn. Quận Hai Bà Trưng dự kiến sẽ lấy khoảng 30.000 mẫu trong cộng đồng dân cư để xét nghiệm sàng lọc.

Về năng lực điều trị, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn: 1.000 giường, 5.000, 10.000, 20.000 giường và 50.000 giường, chia 4 tầng điều trị.

Bên cạnh đó, ở địa bàn Hà Nội, với phương châm 4 tại chỗ, ngoài các bệnh viện của Thành phố còn rất nhiều hệ thống y tế khác, Sở sẽ triển khai quy chế phối hợp để tận dụng tối đa nguồn lực y tế trên địa bàn, đó là các cơ sở y tế ngoài công lập, tuyến Trung ương, các bộ ngành, quân đội, công an.

Trong ngày 31/7, quận Hai Bà Trưng đã lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng cho người dân thuộc 11 khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn. Quận Hai Bà Trưng dự kiến sẽ lấy khoảng 30.000 mẫu trong cộng đồng dân cư để xét nghiệm sàng lọc.

Về năng lực điều trị, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng phương án, kịch bản chi tiết cho từng giai đoạn: 1.000 giường, 5.000, 10.000, 20.000 giường và 50.000 giường, chia 4 tầng điều trị.

Bên cạnh đó, ở địa bàn Hà Nội, với phương châm 4 tại chỗ, ngoài các bệnh viện của Thành phố còn rất nhiều hệ thống y tế khác, Sở sẽ triển khai quy chế phối hợp để tận dụng tối đa nguồn lực y tế trên địa bàn, đó là các cơ sở y tế ngoài công lập, tuyến Trung ương, các bộ ngành, quân đội, công an.

Để đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch Covid-19, phù hợp với diễn biến tình hình dịch Covid-19, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẩn trương thi công Trung tâm Hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19.

Hiện trung tâm này đang được gấp rút xây dựng tại ngõ 587 Tam Trinh, quận Hoàng Mai với quy mô 500-700 giường trên diện tích 3,5 ha. Để đảm bảo tiến độ, hiện nay có hơn 400 công nhân đang làm việc 24/24h.

UBND TP Hà Nội cũng vừa có văn bản hỏa tốc về chủ trương, kế hoạch trưng dụng 10 khu nhà tái định cư làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Thủ đô.

CDC Hà Nội cũng đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch Covid-19 cho người tiếp xúc gần (F1) và người về từ vùng dịch để trình Sở Y tế Hà Nội xem xét.

Để chủ động "tấn công" dịch Covid-19, Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin lớn nhất lịch sử. Thành phố đã xây dựng phương án tiêm chủng với công suất tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày.

Ngày 27/7, hàng trăm người dân gồm các tiểu thương, người trong khu vực có dịch, khu đông dân đã được tiêm chủng vắc xin Covid-19, mở đầu cho chiến dịch tiêm chủng mở rộng ở Thủ đô.

Hiện tại, Sở Y tế Hà Nội có 3 loại vắc xin. Với nguồn vắc xin về trong đợt tới, Sở sẽ triển khai tiêm chủng đạt được mục tiêu đề ra, hướng tới tháng 3/2022 sẽ tiêm được cho 70% người dân Hà Nội, tương ứng từ 5-6 triệu người.

(dantri.com.vn) Điều trị tại địa phương - 'then chốt' chữa các ca nhiễm COVID-19 nặng

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương cần tăng cường các trung tâm, bệnh viện hồi sức cấp cứu. Đây chính là điểm then chốt để tập trung cứu chữa các ca bệnh nặng, giảm tối đa số ca tử vong do COVID-19.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết theo khảo sát năm 2021, cả nước có hơn 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực, trên 2.000 bác sĩ làm việc tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực.

Tuy nhiên, số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị người bệnh COVID-19 ngày càng tăng cao như hiện nay. Nhiều địa phương đang thiếu các trang thiết bị phục vụ điều trị người bệnh nặng. Khoa Hồi sức tích cực của nhiều bệnh viện chưa thực hiện được các kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, không xâm nhập, tim phổi nhân tạo (ECMO), lọc máu…, do thiếu nhân lực chuyên sâu, thiếu trang thiết bị về hồi sức tích cực.

Trước những thách thức trên, để nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các bệnh viện trên toàn quốc, đáp ứng công tác thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 nặng trong thời gian tới, hệ thống khám, chữa bệnh cần khẩn trương thiết lập và đưa vào hoạt động các Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, Trung tâm hồi sức tích cực vùng. Việc thiết lập các Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, Trung tâm hồi sức tích cực vùng sẽ giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến cuối trong điều trị các ca bệnh nặng.

Bên cạnh đó, việc chuyển các ca bệnh nặng về các bệnh viện tuyến cuối sẽ tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, người bệnh cũng sẽ có xác suất tử vong cao trong quá trình di chuyển.

“Vì vậy, các trường hợp nặng này cần được điều trị ngay tại địa phương với sự tư vấn, hỗ trợ của các bác sỹ tuyến trên hoặc các chuyên gia đầu ngành”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Với những lý do trên, Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu các địa phương tăng cường năng lực hồi sức tích cực, tập trung cứu chữa ca bệnh nặng, giảm tối đa số ca tử vong.

Mới đây, Bộ Y tế đã chỉ định và thành lập 12 Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia quy mô từ 200-3.000 giường bệnh Hồi sức tích cực đặt tại các bệnh viện gồm: Bệnh viện Bạch Mai (cơ sở 2), Bệnh viện Việt Đức (cơ sở 2), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (cơ sở 2), Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 TPHCM (đặt tại cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu TPHCM), Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103.

Theo PGS Lương Ngọc Khuê, Đề án này là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách, đòi hỏi sự tham gia không chỉ riêng ngành y tế, Chính phủ, các bộ, ngành mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương và toàn xã hội.

Đề án được xây dựng với quan điểm chủ đạo, phát huy phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), thông qua nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến, đồng thời kết hợp phương châm “3 tập trung” (tập trung nguồn lực, tập trung chuyên gia, tập trung người bệnh COVID-19 nặng) để điều trị.

“Đây chính là điểm mới và sự điều chỉnh mới trong chiến lược điều trị ca bệnh COVID-19 từ 4 tại chỗ kết hợp với “3 tập trung”. Điều này thể hiện quyết tâm của ngành y tế, trong việc tập trung toàn bộ nhân lực tinh nhuệ, để dập dịch, cứu chữa người bệnh”, ông Lương Ngọc Khuê cho biết.

Đề án cũng đặt mục tiêu thiết lập mạng lưới các trung tâm thu dung, điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng trên phạm vi toàn quốc; đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, hạ tầng đồng bộ cho các Trung tâm hồi sức tích cực, được Bộ Y tế phân công thu dung, điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng và khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến.

(baochinhphu.vn)

Nguyễn Bích Thủy

Từ khóa » Số 2 Doãn Kế Thiện Test Pcr